Quyết định 2743/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Quy hoạch phát triển Vật liệu xây dựng tỉnh Nghệ An đến năm 2020

Số hiệu 2743/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/06/2010
Ngày có hiệu lực 24/06/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Nguyễn Đình Chi
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2743/QĐ-UBND.TN

Vinh, ngày 24 tháng 6 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 31/07/2007 của Chính phủ về Quản lý Vật liệu xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 06/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp VLXD ở Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Chính phủ về phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển Vật liệu không nung đến năm 2020;

Xét đề nghị của Hội đồng thẩm định tại Văn bản số 992/SXD-HĐTĐ ngày 16/6/2010 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Vật liệu xây dựng tỉnh Nghệ An đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch phát triển Vật liệu xây dựng tỉnh Nghệ An, với các nội dung chính sau đây:

1. Mục tiêu quy hoạch

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Nghệ An đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 152/QĐ-UB ngày 13/01/2006 nhưng đến nay nhiều chỉ tiêu định hướng trong quy hoạch không còn phù hợp. Do vậy, cần phải được điều chỉnh, bổ sung để đảm bảo tính thống nhất phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế và phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 197/2007/QĐ-TTg ngày 28/12/2007.

Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Nghệ An đến năm 2020 sẽ là căn cứ cho các ngành, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp sản xuất VLXD trong và ngoài tỉnh xem xét, đăng ký các dự án đầu tư chuẩn bị lực lượng, tạo nguồn vốn tìm đối tác để phát triển sản xuất VLXD và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ở tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động.

2. Quan điểm phát triển

Về đầu tư: Phát triển VLXD để đảm bảo tính bền vững góp phần phát triển kinh tế tạo sự ổn định xã hội và bảo vệ môi trường phù hợp với các quy hoạch khác liên quan. Phát triển sản xuất VLXD gắn với công tác quản lý Nhà nước để đảm bảo phát triển bền vững; gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, bảo vệ tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, di tích văn hoá, lịch sử, cảnh quan và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Phát triển sản xuất VLXD trên cơ sở phát huy nội lực của ngành và của tỉnh, tận dụng tiềm năng thiên nhiên, lao động và nguồn lực cho đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế và phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển, nhằm chống độc quyền trong sản xuất và lưu thông phân phối VLXD; tạo động lực cho việc cải tiến công nghệ, cải tiến công tác quản lý nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm VLXD trên thị trường trong nước và nước ngoài.

Về chủng loại sản phẩm: Tập trung phát triển sản xuất xi măng, vật liệu xây, lợp (đặc biệt là vật liệu không nung) và khai thác đá, cát, sỏi xem đây là những hướng đầu tư chính của ngành VLXD trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Đồng thời, chú trọng phát triển các chủng loại VLXD trang trí hoàn thiện, vật liệu mới có chất lượng cao phục vụ cho xây dựng đô thị, các khu thương mại và du lịch ...; quan tâm đúng mức đến việc phát triển các chủng loại VLXD rẻ tiền, trước mắt là các loại vật liệu xây, lợp cho xây dựng nhà ở cũng như vật liệu cho xây dựng đường xá, kênh mương thuỷ lợi.

Về quy mô và công nghệ: Lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý đối với từng chủng loại VLXD; xây dựng các khu công nghiệp vật liệu xây dựng tập trung dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. Đặc biệt là đầu tư công nghệ hiện đại tạo ra những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh Nghệ An như: xi măng, đá ốp lát, phụ gia, vật liệu nhẹ; bố trí sản xuất gần các vùng nguyên liệu và các vùng tiêu thụ để phù hợp với đặc thù của đa số các chủng loại VLXD. Đối với các sản phẩm VLXD có khả năng hướng tới thị trường trong nước, nước ngoài cần tranh thủ tối đa các cơ hội để mạnh dạn đi vào các công nghệ tiên tiến, không nhập khẩu công nghệ lạc hậu, công nghệ tiêu tốn nhiều nguyên liệu, ô nhiễm môi trường; từng bước loại bỏ dần công nghệ lạc hậu gây ô nghiễm môi trường và hiệu quả kinh tế thấp.

3. Phương án xây dựng quy hoạch

3.1. Xi măng

Giai đoạn đến năm 2015:

Hình thành các khu công nghiệp xi măng tập trung của cả nước tại khu vực: Hoàng Mai - Tân Thắng thuộc huyện Quỳnh Lưu, huyện Tân Kỳ; các khu công nghiệp xi măng của tỉnh tại huyện Đô Lương và huyện Anh Sơn.

* Đầu tư chuyển đổi sản xuất cho các cơ sở xi măng lò đứng:

- Xi măng Cầu Đước: Địa điểm nhà máy đặt tại phường Cửa Nam, thành phố Vinh nên sản xuất xi măng sẽ gây ô nhiễm cho môi trường đô thị; vì vậy, đến hết năm 2010 ngừng sản xuất clinker tại địa điểm hiện nay, tập trung đầu tư đưa năng lực nghiền lên 300 ngàn tấn/năm.

- Xi măng 12/9: Đầu tư chuyển đổi sản xuất từ lò đứng sang lò quay. Công suất:    0,6 triệu tấn/năm.

[...]