BỘ
NỘI VỤ
*******
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số: 13/2006/QĐ-BNV
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2006
|
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Nghị định số
45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 05 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm theo Quyết định này
"Quy định các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý
nhà nước đối với cán bộ, công chức"
Điều
2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày,
kể từ ngày đăng Công báo.
Điều
3. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các đơn vị liên quan thuộc Bộ;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Lưu: VT, ĐT.
|
BỘ TRƯỞNG
Đỗ Quang Trung
|
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC VÀ
KỸ NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2006/QĐ-BNV ngày 06 tháng 10 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
Chương
1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định các
chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước đối với
cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn ngạch; chức danh; các chương trình bồi dưỡng
cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ hành chính.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
1. Công chức hành chính,
công chức dự bị làm việc trong các cơ quan nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp
huyện.
2. Cán bộ, công chức xã,
phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức cấp xã).
3. Đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp.
Điều
3. Yêu cầu của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng
1. Yêu cầu chung
a) Các chương trình đào
tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước phải phù hợp với đối tượng
và có mục tiêu cụ thể.
b) Nội dung chương
trình, khối lượng kiến thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng đối với các đối tượng
áp dụng được xác định căn cứ vào chức danh, nhiệm vụ và tiêu chuẩn quy định về
trình độ quản lý nhà nước, kỹ năng nghiệp vụ hành chính của đối tượng đào tạo,
bồi dưỡng.
2. Yêu cầu cụ thể
a) Chương trình đào tạo,
bồi dưỡng công chức dự bị và các chương trình bồi dưỡng công chức hành chính
theo quy định của ngạch được thiết kế liên thông tạo thành một hệ thống kiến thức
về hành chính, quản lý nhà nước và kỹ năng nghiệp vụ hành chính từ trình độ thấp
đến trình độ cao.
b) Nội dung các chương
trình đào tạo, bồi dưỡng chức danh công chức lãnh đạo tập trung vào trang bị kiến
thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của từng chức
danh.
c) Các chương trình bồi
dưỡng cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ hành chính là những chương
trình bồi dưỡng ngắn hạn, nội dung kiến thức cung cấp, bổ sung cho cán bộ, công
chức của các chương trình này phải thiết thực, gắn với việc rèn luyện kỹ năng
nghiệp vụ hành chính và xử lý tình huống mà cán bộ, công chức phải thực hiện
trong quá trình thực thi công vụ.
Điều
4. Chương trình khung và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
Mỗi chương trình đào tạo,
bồi dưỡng được xây dựng cụ thể thành chương trình khung và tài liệu đào tạo, bồi
dưỡng.
1. Chương trình khung phải
quy định rõ đối tượng, mục tiêu, yêu cầu, hình thức, thời gian, phương pháp đào
tạo, bồi dưỡng, cấu trúc chương trình và đề cương nội dung chương trình.
2. Tài liệu đào tạo, bồi
dưỡng
Nội dung tài liệu được
biên soạn phù hợp với chương trình khung, từ ngữ sử dụng trong tài liệu từ ngữ
phổ thông; tài liệu được trình bày khoa học; dễ đọc, dễ hiểu, dễ tra cứu; các
chuyên đề hoặc bài giảng cụ thể được biên tập theo kết cấu mở, dễ cập nhật các
thông tin mới từ các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định cụ thể của Bộ,
ngành, địa phương.
3. Chương trình khung và
tài liệu đào tạo, bồi dưỡng phải được thẩm định trước khi sử dụng theo Quy chế
thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo; bồi dưỡng cán bộ, công chức
ban hành kèm theo Quyết định số 52/2004/QĐ-BNV ngày 26 tháng 7 năm 2004 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ.
Điều
5. Cách quy đổi tính thời gian chương trình đào tạo, bồi dưỡng
1. Thời gian của các
chương trình đào tạo, bồi dưỡng được thống nhất quy đổi ra tuần.
2. Mỗi tuần làm việc 05
ngày.
3. Mỗi ngày làm việc 08
tiết.
4. Mỗi tiết học được
tính bằng 45 phút.
Chương
2:
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC
VÀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều
6. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước đối với
công chức hành chính
1. Chương trình đào tạo
tiền công vụ.
2. Các chương trình bồi
dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo ngạch công chức:
a) Chương trình bồi dưỡng
cán sự;
b) Chương trình bồi dưỡng
ngạch chuyên viên;
c) Chương trình bồi dưỡng
ngạch chuyên viên chính;
d) Chương trình bồi dưỡng
ngạch chuyên viên cao cấp.
3. Các chương trình bồi
dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước theo chức danh công chức lãnh đạo:
a) Chương trình bồi dưỡng
công chức lãnh đạo cấp Phòng và tương đương;
b) Chương trình bồi dưỡng
công chức lãnh đạo cấp Sở và tương đương;
c) Chương trình bồi dưỡng
công chức lãnh đạo cấp Vụ và tương đương;
d) Chương trình bồi dưỡng
Thứ trưởng và tương đương;
đ) Chương trình bồi dưỡng
Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện;
e) Chương trình bồi dưỡng
Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Điều
7. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước đối với
cán bộ, công chức cấp xã
1. Chương trình bồi dưỡng
kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức cấp xã;
2. Chương trình đào tạo,
bồi dưỡng Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp xã.
Điều
8. Chương trình bồi dưỡng cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ,
công chức
1. Chương trình bồi dưỡng
cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ hành chính đối với cán bộ, công
chức thuộc Bộ, ngành, địa phương;
2. Chương trình bồi dưỡng
kiến thức và kỹ năng quản lý chuyên ngành đối với công chức hành chính và công
chức cấp xã theo ngành, lĩnh vực công tác;
3. Chương trình bồi dưỡng
Đại biểu HĐND.
Chương
3:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
9. Bộ Nội vụ có trách nhiệm
1. Thống nhất quản lý,
ban hành chương trình khung, tài liệu chương trình đào tạo tiền công vụ; các
chương trình bồi dưỡng ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên
viên cao cấp; các chương trình bồi dưỡng công chức lãnh đạo cấp Sở; cấp Vụ; Thứ
trưởng và tương đương; chương trình đào tạo, bồi dưỡng Chủ tịch HĐND, Chủ tịch
UBND cấp xã; chương trình bồi dưỡng Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó
Chủ tịch cấp huyện; chương trình bồi dưỡng Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch,
Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh; chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã;
chương trình bồi dưỡng đại biểu HĐND.
2. Quy định cấp và quản
lý chứng chỉ các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý
nhà nước đối với cán bộ, công chức nói tại Điều 6, Điều 7 và khoản 3 Điều 8 của
bản Quy định này.
3. Hướng dẫn, kiểm tra
các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
và kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức hành chính và cán bộ, công chức cấp
xã.
Điều
10. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có trách nhiệm
Căn cứ vào phân cấp xây
dựng, quản lý các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quy định tại
Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và các quy định tại bản Quy định
này tổ chức xây dựng, ban hành và quản lý chương trình bồi dưỡng chức danh công
chức lãnh đạo cấp Phòng và tương đương; các chương trình bồi dưỡng cập nhật, bổ
sung kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức nói tại khoản 1, 2 Điều 8 của Quy
định này theo thẩm quyền./.