Quyết định 1295/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản tỉnh Lâm Đồng năm 2016

Số hiệu 1295/QĐ-UBND
Ngày ban hành 17/06/2016
Ngày có hiệu lực 17/06/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1295/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 17 tháng 06 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI, THỦY SẢN TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM 2016.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Pháp lệnh giống cây trồng ngày 24/3/2004;

Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển giống cây trồng nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2777/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 1002/SNN-TT-KH ngày 03/6/2016 và ý kiến thẩm định của Sở Tài chính tại Văn bản số 1204/STC-HCNS ngày 26/5/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch và phân bổ vốn thực hiện Đề án Nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản tỉnh Lâm Đồng năm 2016, cụ thể như sau:

I. Mc tiêu:

1. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chủ lực để làm chủ công nghệ sản xuất giống, lai tạo, chọn tạo giống và nhập nội giống có chất lượng cao phục vụ sản xuất đại trà trên địa bàn tỉnh.

2. Hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện của từng địa phương và nhu cầu của thị trường để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị sản xuất, đời sống, thu nhập của nông dân.

II. Ni dung thực hin:

1. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các sở nghiên cứu, sản xuất giống:

a) Nhập nội, lai tạo, phục tráng, lưu giữ nguồn gen giống rau, hoa, cây đặc sản:

- Khảo sát, điều tra đnhập nội, lai tạo, chọn tạo 04 - 05 chủng loại giống rau, hoa, cây dược liệu, cây đặc sản có tính đột phá về năng suất, chất lượng và đáp ứng nhu cầu thị trường để khảo nghiệm đặc tính giống.

- Lưu giữ nguồn gen 10 - 15 giống rau, hoa, cây đặc sản đã được nghiên cứu đặc tính giống tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật Nông nghiệp Lâm Đồng; chuyển giao cho 15 - 20 cơ sở nuôi cấy mô chủ lực trên địa bàn tỉnh để nhân rộng, cung cấp cây giống sạch bệnh cho nhân dân.

b) Đánh giá bình tuyển cây đầu dòng, xây dựng vườn đầu dòng, công bố tiêu chuẩn chất lượng cây giống đối với cây công nghiệp và cây ăn quả:

- Đánh giá sơ tuyển, bình tuyển 04 - 05 chủng loại cây đầu dòng, bộ giống tốt (cây chè, sầu riêng, dâu tằm, bơ, măng cụt,...); xây dựng vườn cây đầu dòng tập trung tại Trung tâm nghiên cứu và chuyn giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng để phục vụ công tác chuyển đổi giống.

- Hỗ trợ 20 - 25 cơ sở sản xuất giống cây công nghiệp và cây ăn quả công bố tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng.

c) Hỗ trợ HTX sản xuất lúa giống tại huyện Cát Tiên mở rộng quy mô lên 350 ha (tăng 50 ha so với hiện nay) với năng lực sản xuất đạt 4.000 - 4.500 tấn/năm.

d) Hỗ trợ cho Trung tâm Thực nghiệm nông lâm nghiệp Lâm Đồng nghiên cứu, sản xuất trứng giống tằm để chủ động công nghệ sản xuất giống, giảm lệ thuộc vào nguồn giống nhập khẩu từ Trung Quốc; năng lực sản xuất giống tằm đảm bảo cung ứng 15% cho nhu cầu nuôi tằm trên địa bàn tỉnh.

đ) Hỗ trợ nâng cao năng lực 02 cơ sở nuôi tằm con tại huyện Lâm Hà và Đạ Huoai để chủ động nguồn con giống có chất lượng, an toàn dịch bệnh để phục vụ nuôi tằm tại các vùng trọng điểm.

2. Chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi:

a) Hỗ trợ chuyển đổi 245 ha giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và có giá trị kinh tế cao; trong đó, cây chè 21 ha; cây ăn quả 61 ha; cây dâu tằm 15 ha; cây đặc sản và cây dược liệu 18 ha; cây lương thực 100 ha và có chăn nuôi 30 ha, đhình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và sản xuất bền vững.

b) Hỗ trợ chuyển đổi giống heo: hỗ trợ 90 con heo nái ngoại hậu bị cho các hộ chăn nuôi cá thể tại các huyện: Di Linh, Lâm Hà, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và thành phố Bảo Lộc để tạo đàn cái nền có chất lượng, đưa tỷ lệ đàn heo ngoại và heo lai lên 96%.

3. Đnh mức hỗ tr:

[...]