Thứ 7, Ngày 16/11/2024

Quyết định 1291/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 1291/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/04/2021
Ngày có hiệu lực 15/04/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Võ Văn Hoan
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1291/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 13/2020/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025;

Xét đề nghị của Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) tại Tờ trình số 26/TTr-BCĐCTGNBV ngày 05 tháng 3 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025, gồm các nội dung chính sau đây:

1. Tên chương trình

Chương trình Giảm nghèo bền vững Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây viết tắt là Chương trình).

2. Mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể của Chương trình

2.1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, không để tái nghèo, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố tăng thu nhập và tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục và đào tạo, việc làm và bảo hiểm xã hội, điều kiện sống) nhằm tiếp tục nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo Thành phố, đảm bảo giảm nghèo bền vững, vì một Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Đến cuối năm 2025, cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo cả nước, còn dưới 0,5% hộ nghèo theo chuẩn nghèo Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Đối tượng thực hiện Chương trình

- Đối tượng thụ hưởng các chính sách hỗ trợ giảm nghèo: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

4. Thời gian thực hiện Chương trình

Từ năm 2021 đến hết năm 2025.

5. Cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình

5.1. Thực hiện lồng ghép chương trình, kế hoạch giảm nghèo đa chiều vào các chương trình kinh tế - xã hội thường xuyên của các ngành, các cấp hằng năm và cả giai đoạn. Các sở, ban, ngành Thành phố được giao nhiệm vụ theo chức năng của mình chịu trách nhiệm chủ trì xây dựng các chỉ tiêu, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo theo tỷ lệ chiều nghèo thiếu hụt của hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn (thành phố Thủ Đức, các quận, huyện) lồng ghép vào trong kế hoạch thường xuyên của sở, ban, ngành để phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, các quận, huyện tổ chức thực hiện hằng năm và cả giai đoạn (các chỉ tiêu giảm nghèo của thành phố Thủ Đức, các quận, huyện cũng được lồng ghép vào trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội); đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội nói chung và chỉ tiêu giảm nghèo nói riêng của sở, ban, ngành và thành phố Thủ Đức, quận, huyện, phường, xã, thị trấn.

5.2. Ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Thủ Đức, quận, huyện đầu tư cho các chính sách hỗ trợ giảm nghèo (theo tỷ lệ từng chiều nghèo bị thiếu hụt của thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo) được xem là một bộ phận hữu cơ trong ngân sách thường xuyên của các sở, ban, ngành, thành phố Thủ Đức, các quận, huyện hằng năm và cả giai đoạn.

5.3. Chính sách và giải pháp hỗ trợ giảm nghèo của Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện theo hướng giảm dần từ trợ cấp chuyển sang tác động hỗ trợ cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo tổ chức sản xuất - kinh doanh - dịch vụ, tự vươn lên thoát nghèo; cơ quan thực hiện nhiệm vụ phải hỗ trợ cụ thể, tác động trực tiếp cho từng thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo (không trùng lắp, không sót đối tượng, không để ai bị bỏ lại phía sau); thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ có điều kiện đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo, việc làm, bảo hiểm xã hội (chương trình tập trung hỗ trợ ít nhất là 3 lần trợ giúp hoặc liên tục trong 3 năm mà thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo không tham gia xem như không có nhu cầu trợ giúp và không thiếu hụt); đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo chủ động tiếp cận các chính sách giảm nghèo và tự vươn lên thoát nghèo, giảm tình trạng trông chờ ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước và của cộng đồng. Đối với hộ mới thoát mức chuẩn hộ cận nghèo được tiếp tục hỗ trợ các chính sách như hộ cận nghèo (gồm: chính sách giải quyết việc làm trong và ngoài nước; hỗ trợ nâng cao dinh dưỡng cải thiện thể chất con người; hỗ trợ bảo hiểm y tế; hỗ trợ giảm học phí, chi phí học tập; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ bảo hiểm xã hội; hỗ trợ nhà ở; hỗ trợ tiếp cận nguồn nước sinh hoạt an toàn; hỗ trợ hỏa táng) trong 24 tháng tính từ khi thoát mức chuẩn hộ cận nghèo và chính sách hỗ trợ vốn vay từ nguồn vốn cho vay hỗ trợ giảm nghèo (Quỹ Xóa đói giảm nghèo) theo quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

5.4. Xây dựng cơ chế theo dõi, giám sát chặt chẽ việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo; việc thực hiện chính sách giảm nghèo; tốc độ giảm nghèo; tỷ lệ tăng, giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo; mức độ tăng, giảm của từng chiều nghèo; tác động hiệu quả của các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của thành phố Thủ Đức, quận, huyện, phường, xã, thị trấn theo định kỳ năm và cả giai đoạn 2021 - 2025 của Chương trình.

6. Kinh phí thực hiện Chương trình

[...]