Quyết định 1290/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp điện tử thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1290/QĐ-TTg
Ngày ban hành 01/08/2014
Ngày có hiệu lực 01/08/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Doanh nghiệp

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1290/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ HỢP TÁC VIỆT NAM - NHẬT BẢN HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Xét đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp điện tử thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 theo Quyết định số 1043/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, KGVX, KTN, V.III, ĐMDN, KTTH, PL, Công báo;
- Lưu: Văn thư, QHQT (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CÔNG NGHIỆP HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ HỢP TÁC VIỆT NAM - NHẬT BẢN HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

I. THỰC TRẠNG

1. Vị trí, vai trò, quá trình hình thành và phát triển của ngành công nghiệp điện tử tại Việt Nam

a) Phạm vi công nghiệp điện tử Việt Nam

Theo Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật công nghệ thông tin (CNTT) về công nghiệp CNTT, hoạt động công nghiệp phần cứng, điện tử bao gồm các loại hình thiết kế, chế tạo sản phẩm phần cứng; lắp ráp, gia công sản phẩm phần cứng; cung cấp dịch vụ công nghiệp phần cứng. Sản phẩm phần cứng bao gồm: Máy tính, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi; Điện tử nghe nhìn; Điện tử gia dụng; Điện tử chuyên dùng; Thông tin - viễn thông, thiết bị đa phương tiện; Phụ tùng, linh kiện điện tử; Các sản phẩm phần cứng khác.

b) Vị trí, vai trò ngành công nghiệp điện tử

Công nghiệp điện tử (CNĐT) là ngành sản xuất vật chất mang tính cơ bản của nền kinh tế quốc dân, có vị trí then chốt trong nền kinh tế hiện đại và có tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Sự phát triển của CNĐT thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ khác, tạo cơ sở thu hút lao động, giải quyết việc làm. Một mặt CNĐT là một ngành mang lại lợi nhuận rất lớn, trở thành nguồn tích lũy tư bản của quốc gia. Mặt khác ngành CNĐT tạo ra khả năng hiện đại hóa các ngành công nghiệp khác và thay đổi tư duy cũng như cách làm việc của cả xã hội. Vì vậy CNĐT còn được coi là công nghệ cơ sở của xã hội hiện đại, làm chuyển đổi mạnh mẽ công nghệ sản xuất, cơ cấu kinh tế và hiện đại hóa các quan hệ kinh tế, văn hóa xã hội.

c) Tình hình phát triển CNĐT Việt Nam

Công nghiệp điện tử Việt Nam giai đoạn 2000-2010 có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt từ 20-30%, trong năm 2011 tốc độ tăng trưởng của ngành tăng lên tới hơn 96%, Nhiều tập đoàn CNTT lớn của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đang mở rộng quy mô hoạt động, điển hình là Intel, Samsung Electronics, Canon, Nokia,… Riêng năm 2012, ngành đã xuất khẩu hơn 22,9 tỷ USD sản phẩm, chiếm 18% kim ngạch xuất khẩu của cả nước và lần đầu tiên đưa sản phẩm điện tử (vượt xuất khẩu dầu thô) trở thành ngành hàng xuất khẩu lớn nhất nước. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là linh kiện, sản phẩm, thiết bị phần cứng, máy tính, điện tử, viễn thông.

Mặc dù được đánh giá là ngành công nghiệp mũi nhọn và đã đạt được một số thành tựu trong thu hút đầu tư FDI, đóng vai trò lớn trong xuất khẩu, nhưng thực tế, ngành điện tử Việt Nam vẫn đang dừng ở giai đoạn đầu trong chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử. Doanh thu ngành công nghiệp phần cứng và điện tử chiếm khoảng 90% toàn ngành CNTT, nhưng trên thực tế giá trị được nắm giữ chủ yếu bởi các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước chỉ tập trung vào lắp ráp và thực hiện những dịch vụ thương mại.

d) Phân tích SWOT công nghiệp điện tử Việt Nam

- Điểm mạnh

Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực có nền công nghiệp phát triển nhanh và năng động, đặc biệt là đối với ngành CNĐT.

[...]