BỘ
NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
123/1999/QĐ-BNN-TCCB
|
Hà
Nội, ngày 03 tháng 09 năm 1999
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỦ NHIỆM VÀ VĂN
PHÒNG THƯỜNG TRỰC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
NÔNG THÔN
BỘ TRƯỞNG BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 73/CP
ngày 01/11/1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ
máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 531/TTg ngày 8/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý
các chương quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 69 1998/QĐ-BNN ngày 05/3/1998 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về việc thành lập Ban Chủ nhiệm Chương trình quốc gia
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Chương trình quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Nay ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chủ nhiệm và Văn
phòng thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn, kèm theo Quyết định này.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan thuộc Bộ, Ban Chủ nhiệm chương trình mục tiêu quốc gia
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
BỘ
TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Lê Huy Ngọ
|
QUY
CHẾ HOẠT ĐỘNG
CỦA BAN CHỦ NHIỆM VÀ VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN
(Ban hành theo Quyết định số 123/1999/QĐ/BNN-TCCB ngày 3/9/1999 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Chương 1:
NHIỆM VỤ VÀ TRÁCH NHIỆM BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG TRÌNH
Điều 1.
Ban Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn (dưới đây gọi là Ban chủ nhiệm chương trình) do
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập để giúp Bộ trưởng quản
lý, chỉ đạo và điều hành thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn trong phạm vi toàn quốc.
Điều 2.
Nhiệm vụ cụ thể của Ban chủ nhiệm Chương trình ghi tại
Điều 3 của Quyết định số 69/1998/QĐ-BNN ngày 5/5/1998 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Điều 17 Quyết định số
531/TTg ngày 8/8/1996 của Thủ tướng Chính phủ
và khoản 1, phần IV Thông tư liên tịch số 6/TT/LBKH-TC ngày 29/4/1997 của Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài
chính.
Ngoài ra, Ban chủ nhiệm Chương
trình có nhiệm vụ phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan xây dựng
các cơ chế chính sách, lồng ghép với các chương trình kinh tế xã hội khác;
tranh thủ mọi sự giúp đỡ quốc tế, thực hiện xã hội hoá nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn.
Điều 3.
Trách nhiệm của các thành viên trong Ban chủ nhiệm:
3.1. Chủ nhiệm chương trình:
Chủ nhiệm Chương trình chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trong việc quản lý Chương trình, chỉ đạo, bố trí nhân sự và tổ
chức thực hiện toàn bộ các hoạt động để đảm bảo mục tiêu Chương trình đã đề ra.
3.2. Các Phó chủ nhiệm và các
ủy viên:
3.2.1. Phó chủ nhiệm thường trực:
- Được Chủ nhiệm Chương trình ủy
nhiệm điều hành giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền của Ban chủ nhiệm
và Chủ nhiệm chương trình.
- Giúp Chủ nhiệm theo dõi, kiểm
tra và tổng hợp toàn bộ việc thực hiện Chương trình ở các Bộ, ngành, địa phương
và các hoạt động của từng bộ phận trong Ban.
- Chỉ đạo xây dựng chương trình
công tác quý, năm để Ban chủ nhiệm thông qua.
- Theo dõi phối hợp thực hiện
chương trình với các Ban chỉ đạo Chương trình của địa phương, các Bộ, ngành,
đoàn thể Trung ương.
- Giúp Chủ nhiệm chỉ đạo những vấn
đề hợp tác quốc tế của Chương trình.
- Giải quyết một số công việc cụ
thể theo sự phân công của Chủ nhiệm.
- Trực tiếp chỉ đạo và điều hành
Văn phòng thường trực.
3.2.2. Phó chủ nhiệm phụ trách kế
hoạch: Giúp Chủ nhiệm xây dựng, tổng hợp, theo dõi, kiểm tra về kế hoạch của
Chương trình.
3.2.3. Phó chủ nhiệm phụ trách về
chính sách: Giúp Chủ nhiệm trong việc đề xuất kiến nghị các cơ chế chính sách
áp dụng cho Chương trình, phối hợp lồng ghép với các Chương trình kinh tế xã hội
khác.
3.2.4. ủy viên phụ trách về đào tạo
giáo dục truyền thông vận động xã hội: Giúp Chủ nhiệm theo dõi, chỉ đạo về công
tác đào tạo, giáo dục, truyền thông, vận động xã hội thực hiện Chương trình.
3.2.5. ủy viên phụ trách về quản
lý, khai thác về tài nguyên nước trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn: Giúp Chủ nhiệm theo dõi về nguồn nước (cả nước mặt và nước ngầm) để
làm cơ sở cho việc xây dựng các dự án về nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn.
3.2.6. ủy viên phụ trách về tài
chính: Giúp Chủ nhiệm theo dõi, quản lý về tài chính của Chương trình.
3.2.7. ủy viên phụ trách về khoa
học và công nghệ: Giúp Chủ nhiệm theo dõi về khoa học và công nghệ cấp nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn.
3.2.8. ủy viên phụ trách về các
dự án mô hình: Giúp Chủ nhiệm việc triển khai các dự án mô hình, ứng dụng và tổng
kết, đánh giá mô hình.
Chương 2:
VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC GIÚP VIỆC BAN CHỦ NHIỆM CHƯƠNG
TRÌNH
Điều 4. Văn phòng thường trực của
Ban chủ nhiệm Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn đặt tại Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn.
Văn phòng thường
trực có các nhiệm vụ sau:
1. Văn phòng
thường trực giúp việc Ban chủ nhiệm tổ chức công tác văn thư, hành chính thuộc
Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, thực
hiện chế độ quản lý công văn giấy tờ theo quy định của Nhà nước.
2. Tổng hợp
việc xây dựng nội dung, kế hoạch triển khai thực hiện, điều phối các hoạt động
của Chương trình theo sự chỉ đạo của Ban chủ nhiệm.
3. Tổng hợp
báo cáo các hoạt động của Chương trình, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp
việc tổ chức thực hiện Chương trình ở các địa phương, Bộ, ngành, đoàn thể có
liên quan để trình Ban Chủ nhiệm.
Chuẩn bị nội
dung các cuộc họp của Ban chủ nhiệm.
4. Đề xuất việc
xây dựng các chính sách, mô hình theo sự chỉ đạo của Ban chủ nhiệm để thực hiện
Chương trình.
5. Đề xuất việc
nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ về nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn.
6. Phối hợp với
các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ ngành, đoàn thể
Trung ương, các địa phương và các tổ chức quốc tế để triển khai các hoạt động,
đảm bảo thực hiện mục tiêu Chương trình.
7. Tổng hợp,
xây dựng báo cáo định kỳ (quý, năm) về tình hình thực hiện Chương trình, các
báo cáo quyết toán của Chương trình để Ban Chủ nhiệm gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quy định tại Thông tư liên Bộ số
06/TT/LBKH-TC ngày 29/4/1997 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn thực hiện Quyết định số 531/TTg.
Điều 5. Văn phòng thường trực có
Chánh Văn phòng là một đồng chí lãnh đạo của Trung tâm nước sinh hoạt và vệ
sinh môi trường nông thôn kiêm nhiệm. Giúp việc Chánh Văn phòng có một Phó Văn
phòng và một số chuyên viên thuộc biên chế của Trung tâm, làm việc theo chế độ
chuyên trách, số người phù hợp với khối lượng công việc được giao.
Chương 3:
NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ MỐI QUAN HỆ LÀM VIỆC
Điều 6. Ban chủ nhiệm làm việc
theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phân công trách nhiệm và cá nhân phụ trách.
Những vấn đề
quan trọng của Chương trình được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các
thành viên dự họp tán thành.
Điều 7. Ban chủ nhiệm họp định kỳ
3 tháng, 6 tháng, hàng năm và đột xuất khi cần thiết. Nội dung các cuộc họp:
7.1. Kiểm điểm
tình hình thực hiện Chương trình trong quý, 6 tháng, 9 tháng, một năm và thông
qua chương trình công tác quý, năm của Ban chủ nhiệm.
7.2. Tổng kết
việc thực hiện Chương trình năm báo cáo, xây dựng kế hoạch cho năm kế hoạch.
7.3. Tổ chức,
đánh giá giữa kỳ của thời gian thực hiện Chương trình, khối lượng thực hiện, những
kiến nghị và bài học rút ra trong quá trình chỉ đạo, thực hiện Chương trình.
7.4. Kiến nghị
thay đổi về mục tiêu và vốn của Chương trình khi thấy mục tiêu đó không phù hợp
và không sát với tình hình thực tế trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn điều chỉnh (các dự án Chương trình quốc gia do các Bộ, ngành, địa
phương thực hiện trong tổng mức ngân sách giao) hoặc báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính trình Chính phủ điều chỉnh (các mục tiêu, dự án làm thay đổi
chỉ tiêu pháp lệnh thay đổi tổng dự toán chi Chương trình do Thủ tướng Chính phủ
giao).
Nội dung của
văn bản điều chỉnh Chương trình theo quy định của Điều 9 Quyết định
số 531/TTg.
7.5. Đề xuất
và kiến nghị các cơ chế, chính sách về:
- Lồng ghép mục
tiêu và hoạt động của Chương trình quốc gia khác (nếu có)
- Các cơ chế,
chính sách cần ban hành để tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện Chương
trình.
- Các vấn đề
cần hợp tác quốc tế của Chương trình.
7.6. Kế hoạch
tài chính của Chương trình
(Lập kế hoạch,
theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, thực hiện, tổng hợp, báo cáo quyết toán).
7.7. Chỉ đạo
việc xây dựng thực hiện một số dự án cụ thể nằm trong Chương trình thực hiện.
Điều 8. Chủ nhiệm chương trình
chủ trì các phiên họp thường kỳ hoặc bất thường để xử lý các công việc cấp bách
cần thiết liên quan đến nhiệm vụ của Chương trình. Chủ nhiệm chương trình có thể
ủy nhiệm cho Phó chủ nhiệm thường trực hoặc một Phó chủ nhiệm chủ tọa phiên họp.
Các phiên họp phải được thông báo bằng văn bản cho các thành viên có trách nhiệm
bố trí thời gian tham dự đầy đủ các phiên họp của Ban chủ nhiệm. Trường hợp vắng
mặt có lý do chính đáng, các thành viên được ủy quyền bằng văn bản cho cán bộ
giúp việc trực tiếp dự họp thay.
Điều 9. Tùy theo nội dung phiên
họp, Chủ nhiệm chương trình quyết định mời các đại diện của các Bộ, ngành tham
gia hoặc tư vấn trong từng công việc cụ thể.
Điều 10. Hàng tháng, Chủ nhiệm
chương trình và các Phó chủ nhiệm tổ chức họp giao ban để kiểm điểm đánh giá
các hoạt động, công việc đã thực hiện trong tháng, chỉ đạo triển khai kế hoạch
tháng sau.
Điều 11. Các thành viên trong
Ban chủ nhiệm ngoài trách nhiệm chính được Chủ nhiệm phân công có trách nhiệm
tham gia chỉ đạo, góp ý kiến trong việc xây dựng và thực hiện chương trình kế
hoạch chung, để Ban chủ nhiệm báo cáo Bộ trưởng và Thủ trướng Chính phủ, cùng
các Bộ, ngành liên quan.
- Định kỳ 3
tháng 1 lần các thành viên có trách nhiệm báo cáo Ban chủ nhiệm (bằng văn bản)
về kết quả thực hiện các hoạt động, dự án thuộc Bộ, ngành và địa phương quản lý
(gửi qua Văn phòng chương trình).
- Thường
xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động của Chương trình tại các địa phương, các
Bộ, ngành Trung ương thực hiện Chương trình.
Điều 12. Ban Chủ nhiệm phối hợp
với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan để chỉ đạo tổ chức thực hiện các
hoạt động của Chương trình để đạt được mục tiêu của Chương trình.
Điều 13. Đối với các Vụ, Cục
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các thành viên trong Ban Chủ nhiệm
được phân công phụ trách các lĩnh vực có liên quan cần phối hợp chặt chẽ để giải
quyết các yêu cầu của Ban. Nếu có vấn đề gì vướng mắc vượt thẩm quyền của các Vụ,
Cục chức năng thì báo cáo ngay Chủ nhiệm giải quyết hoặc trình Bộ trưởng giải
quyết.
Điều 14. Văn phòng thường trực
Ban chủ nhiệm chương trình chịu sự lãnh đạo và chỉ đạo trực tiếp của Chủ nhiệm
chương trình.
- Chánh văn
phòng chịu trách nhiệm quản lý điều hành các hoạt đồng của Văn phòng và thường
xuyên báo cáo công việc với Chủ nhiệm và Phó chủ nhiệm thường trực.
- Phó văn
phòng giúp việc Chánh văn phòng, quản lý hành chính Văn phòng, điều phối các hoạt
động của Văn phòng khi Chánh văn phòng vắng mặt.
- Hành tuần
có giao ban triển khai công việc, hàng tháng có họp kiểm điểm công tác trong
tháng và bàn chương trình công tác tháng sau.
Chương 4:
MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC
Điều 15. Chế độ chi tiêu hành
chính từ nguồn kinh phí quản lý Chương trình, Ban chủ nhiệm chương trình xây dựng
kế hoạch chi tiêu và quyết toán đúng chế độ do Bộ Tài chính quy định.
Điều 16. Thẩm quyền ký văn bản
16.1. Chủ nhiệm
duyệt ký văn bản:
- Chỉ đạo
công tác chung về Chương trình,
- Các dự án về
quy hoạch, kế hoạch, tài chính trong Chương trình,
- Các văn bản
có liên quan đến chủ trương, chính sách, tài chính, tổ chức bộ máy, các dự án của
Chương trình trình Bộ trưởng để báo cáo Chính phủ.
16.2. Chủ nhiệm
ủy quyền cho Phó chủ nhiệm ký thay một số văn bản thuộc thẩm quyền được phân
công trong Chương trình.
16.3. Chánh
văn phòng ký các văn bản hành chính như: Giấy mời họp; thông báo các chỉ tiêu kế
hoạch đã được Ban chủ nhiệm phê duyệt; thông báo các Nghị quyết cuộc họp của
Ban Chủ nhiệm; công văn đôn đốc nhắc nhở việc thực hiện các hoạt động của
chương trình.
16.4. Phó văn
phòng ký thay chánh văn phòng khi được Chánh văn phòng phân công.
Điều 17. Quy chế này được tập
thể các thành viên trong Ban chủ nhiệm Chương trình quốc gia nước sạch và vệ
sinh môi trường nông thôn góp ý và thông qua.
Điều 18. Trong quá trình thực
hiện, nếu có gì vướng mắc cần sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với cơ chế chính
sách, Ban chủ nhiệm Chương trình đề nghị, Bộ trưởng sẽ xem xét quyết định./.