BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-BỘ TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
6-TT/LBKH/TC
|
Hà
Nội , ngày 29 tháng 4 năm 1997
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ - TÀI CHÍNH SỐ 6-TT/LBKH/TC NGÀY
29 THÁNG 4 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN QUYẾT ĐỊNH 531/TTg NGÀY 8 THÁNG 8 NĂM 1996 CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA
Ngày 8/8/1996 Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 531/TTg về quản lý các chương trình quốc gia (viết tắt
là CTQG). Thực hiện Điều 19 của Quyết định 531/TTg, Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư
và Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm chủ yếu như sau:
Phần 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Căn cứ vào nội dung của QĐ
531/TTg, các chương trình mục tiêu sau khi đã được Quốc hội thông qua trong
danh mục Chương trình quốc gia đều thuộc phạm vi áp dụng của Thông tư này.
Các chương trình mục tiêu có các tính chất sau đây không thuộc các chương
trình quốc gia:
Các chương trình mang tính chất công việc thường xuyên của các Bộ, ngành;
Các chương trình được đầu tư hoàn toàn theo cơ chế đầu tư XDCB và được bố
trí thường xuyên trong kế hoạch hàng năm;
Các chương trình chuyên sâu như nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ;
Các chương trình mang tính kinh tế - kỹ thuật đơn thuần không gắn với mục
tiêu bức xúc về kinh tế - xã hội, không có tính liên ngành và thời gian thực hiện
không được xác định rõ ràng;
Các chương trình và lĩnh vực phát triển ghi trong báo cáo kế hoạch 5 năm,
mang mục tiêu rộng lớn bao gồm nhiều lĩnh vực.
Phần 2:
CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ
CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA
Kế hoạch hoá CTQG gồm các khâu
công việc sau:
- Đề xuất chương trình, dự án.
- Xây dựng chương trình, dự án.
- Thẩm định, phê duyệt chương
trình, dự án.
- Thực hiện chương trình, dự án.
- Theo dõi đánh giá chương
trình, dự án.
I. ĐỀ XUẤT
CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA:
Căn cứ vào Điều 4 của Quyết định
531/TTg, các Bộ, Uỷ ban quốc gia, Tổng cục (sau đây gọi chung là Bộ) dựa vào
các tiêu chuẩn của chương trình quốc gia quy định tại Điều 3 Quyết định
531/TTg, đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính danh mục các CTQG của
ngành mình trong từng kỳ kế hoạch. Công việc này được tiến hành vào giai đoạn
hướng dẫn xây dựng kế hoạch hàng năm (tháng 4, tháng 5 hàng năm).
Nội dung chủ yếu văn bản đề xuất
CTQG bao gồm:
1. Sự cần thiết phải giải quyết
vấn đề của ngành bằng CTQG.
2. Mục tiêu tổng quát của chương
trình.
3. Dự kiến thời gian thực hiện
chương trình.
4. Địa bàn thực hiện chương
trình: cả nước, hoặc vùng cụ thể.
5. Xác định sơ bộ tổng mức vốn của
chương trình chia theo nguồn.
6. Tính toán sơ bộ đối tượng tác
động và hiệu quả của chương trình.
7. Sự hợp tác quốc tế (nếu có).
8. Đề xuất cơ quan quản lý, cơ
quan phối hợp và các cơ quan thực hiện chương trình, dự án.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với
Bộ Tài chính tổng hợp lựa chọn danh mục các chương trình quốc gia do các Bộ đề
xuất và dự kiến cơ quan quản lý chương trình, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét
để trình Quốc hội quyết định cùng với kế hoạch hàng năm và 5 năm. Sau khi được
Quốc hội phê chuẩn, cơ quan quản lý CTQG (sau đây gọi là Bộ quản lý CTQG) chủ động
xây dựng đề án CTQG, có sự phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và
các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
II. XÂY DỰNG
CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA:
Việc xây dựng CTQG được tiến
hành vào giai đoạn xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn. Thường vào khoảng
tháng 7-8 hàng năm.
Nội dung bản đề án CTQG theo Điều
6 của Quyết định 531/TTg được cụ thể như sau:
1. Các căn cứ để xây dựng CTQG:
1.1. Xác định yêu cầu khách quan
phải hình thành chương trình, bao gồm:
- Phân tích, đánh giá hiện trạng
tình hình thuộc lĩnh vực của CTQG sẽ xử lý.
- Căn cứ vào các số liệu và các
chỉ tiêu đặc trưng nhất về kinh tế - xã hội trong một số năm để xem xét xu hướng
phát triển của vấn đề mà chương trình sẽ giải quyết.
1.2. So sánh các chỉ tiêu giữa
các vùng, các khu vực và quốc tế để rút ra mức độ cấp bách của vấn đề phải giải
quyết.
2. Mục tiêu của CTQG:
Mục tiêu của CTQG phải nằm trong
Chiến lược chung về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. CTQG có thể có một
hoặc một số mục tiêu, nhưng các mục tiêu phải rõ ràng, lượng hoá được và cũng dễ
dàng trong việc kiểm tra, đánh giá. Có thể phân định mục tiêu trước mắt và mục
tiêu lâu dài khi kết thúc CTQG.
3. Thời gian thực hiện CTQG:
Là thời gian cần thiết cho việc
đạt được mục tiêu của chương trình. Thời gian này phải có giới hạn, thường là 5
năm.
4. Phạm vi hoạt động:
Phạm vi hoạt động của toàn bộ
chương trình và từng dự án là giới hạn tác động trực tiếp của chương trình đến
ngành nào, lĩnh vực nào, vùng nào hay đối với cả nước.
5. Các giải pháp cần thiết bảo đảm
thực thi chương trình:
5.1. Giải pháp về nguồn vốn:
- Giải pháp về nguồn vốn của
CTQG là xác định các biện pháp để đảm bảo tổng mức vốn cần thiết cho việc thực
hiện các mục tiêu của chương trình. Tổng mức vốn được tính toán căn cứ vào mức
vốn của từng dự án cho cả thời kỳ thực hiện chương trình và từng năm. Tổng mức
vốn của chương trình phải được phân chia cho từng năm.
- Vốn huy động cho chương trình
bao gồm:
a. Vốn ngân sách nhà nước (kể cả
vốn vay nợ của Chính phủ và vốn viện trợ).
b. Vốn tín dụng trong nước.
c. Vốn huy động từ cộng đồng
(bao gồm cả bằng tiền ngày công lao động và hiện vật)...
Các nguồn vốn trên đây phải được
nêu rõ về các biện pháp huy động, phương thức vay, trả và phân tích hiệu quả.
5.2. Giải pháp về Nhân lực:
- Bao gồm các giải pháp đảm bảo
đủ nhân lực để thực hiện CTQG, gồm cả ở khâu quản lý và khâu thực hiện.
- Tính toán chi phí quản lý, chi
phí đào tạo kể cả chi phí thuê chuyên gia nước ngoài (nếu có).
5.3. Giải pháp về vật tư, nguyên
liệu, phương tiện, máy móc:
- Mô tả công nghệ lựa chọn về đặc
trưng kinh tế - kỹ thuật, đánh giá mức độ thích hợp, ưu điểm và hạn chế;
- Nguồn cung cấp công nghệ, thiết
bị và lý do lựa chọn;
- Danh mục giá trang thiết bị chủ
yếu và phương thức mua sắm (đấu thầu trong nước hay quốc tế...).
6. Hiệu quả của chương trình:
Khi xây dựng cũng như khi đánh
giá tình hình thực hiện CTQG, các Bộ quản lý chương trình phải xác định được kết
quả của chương trình thông qua các chỉ tiêu, chỉ số về các mặt: lợi ích kinh tế
- xã hội đem lại; đối tượng được thụ hưởng từ kết quả hoạt động của toàn bộ
chương trình và từng dự án; vấn đề môi sinh và việc nâng cao năng lực quản lý
cán bộ v.v...
7. Đề xuất và kiến nghị các cơ
chế, chính sách:
Các chính sách cụ thể áp dụng
cho chương trình và nội dung lồng ghép, hợp tác quốc tế của chương trình (nếu
có).
7.1. Lồng ghép mục tiêu và hoạt
động của chương trình:
Các Bộ quản lý CTQG có trách nhiệm
đề xuất việc lồng ghép các mục tiêu, hoạt động trùng lắp với các CTQG khác (nếu
có) và mô hình, cơ chế cho việc lồng ghép.
7.2. Vấn đề cần hợp tác quốc tế
của chương trình (nếu có);
Nếu có sự hợp tác với nước ngoài
cho việc thực hiện chương trình, Bộ quản lý CTQG phải nói rõ mục đích, nội
dung, hình thức hợp tác và nguồn lực của các bên tham gia hợp tác (phía nước
ngoài và Chính phủ Việt Nam) cũng như thời gian để thực hiện và những vấn đề cần
xin ý kiến Chính phủ xử lý.
7.3. Các cơ chế chính sách cần
ban hành để áp dụng cho việc thực hiện Chương trình.
8. Tổ chức quản lý thực hiện
Chương trình:
Xác định bộ máy và cơ chế hoạt động
của CTQG gồm:
8.1. Ban chủ nhiệm CTQG thuộc Bộ
quản lý CTQG. Ban chủ nhiệm này có thể giao trực tiếp cho một đơn vị có sẵn
trong Bộ thực hiện, hoặc lập một Ban chủ nhiệm trực thuộc thật gọn nhẹ, hoặc
Ban chủ nhiệm chung cho một số chương trình trong Bộ (nếu có);
8.2. Hệ thống bộ máy thực hiện
chương trình (gồm các Bộ, ngành và địa phương liên quan);
8.3. Hệ thống các cơ quan phối hợp
điều hành chương trình (nếu có);
8.4. Quy chế hoạt động của Ban
chủ nhiệm Chương trình.
9. Theo dõi, giám sát, đánh giá
CTQG:
9.1. Xác định hệ thống các chỉ
tiêu phản ánh tình hình triển khai chương trình và các dự án trong chương
trình, bao gồm các chỉ tiêu đầu vào, đầu ra và các chỉ số về tác động của chương
trình, dự án.
9.2. Xác định chế độ thu thập,
báo cáo thông tin về tình hình thực hiện chương trình, dự án. Kế hoạch thực hiện
công tác theo dõi, giám sát, đánh giá cho cả chương trình và từng dự án, bao gồm
thời gian tiến hành, cơ quan thực hiện, nội dung theo dõi, đánh giá, cơ quan nhận
báo cáo và lịch trình báo cáo.
10. Các dự án trong CTQG:
Căn cứ vào Điều 2 của Quyết định
531/TTg, dự án trong CTQG được xây dựng nhằm giải quyết một mục tiêu hoặc một
nhóm mục tiêu cụ thể của chương trình trong một khoảng thời gian và địa bàn cụ
thể.
Đối với các dự án sử dụng kinh
phí sự nghiệp thuộc ngân sách nhà nước phải có nội dung cơ bản như sau:
(1)- Tên dự án.
(2)- Cơ quan quản lý dự án, Cơ
quan thực hiện, Cơ quan phối hợp.
(3)- Các mục tiêu và nội dung chủ
yếu của dự án:
- Khái quát tình hình chung, lý
do và sự cần thiết của dự án.
- Xác định các mục tiêu cụ thể của
dự án trong mối quan hệ với mục tiêu chung của CTQG.
- Xác định nội dung, nhiệm vụ cơ
bản của dự án.
(4)- Các giải pháp thực hiện dự
án:
- Các phương án về địa điểm cụ
thể để triển khai dự án;
- Yêu cầu tài chính, phân theo
nguồn bảo đảm và nội dung chi tiêu;
- Kiến nghị về cơ chế, chính
sách thực hiện dự án, trong đó nội dung và cơ chế lồng ghép (nếu có);
- Mô hình tổ chức quản lý và cơ
chế hoạt động.
(5)- Thời gian thực hiện dự án:
Thời gian bắt đầu và kết thúc.
(6)- Đối tượng thụ hưởng dự án,
ước tính hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.
(7)- Kế hoạch thực hiện các hoạt
động chủ yếu của dự án chia theo từng năm.
III. THẨM ĐỊNH
VÀ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA:
Sau khi đã hoàn thành việc soạn
thảo văn bản CTQG, Bộ quản lý chương trình gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Tài chính và Văn phòng Chính phủ để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét quyết định trước khi tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự
toán ngân sách hàng năm.
1. Hồ sơ thẩm định chương trình
gồm:
- Văn bản đề nghị thẩm định CTQG
của Bộ quản lý chương trình;
- Văn bản CTQG đã được Bộ thông
qua;
- Ý kiến đóng góp của các Bộ,
ngành, địa phương có liên quan;
- Các tài liệu cần thiết có liên
quan khác (nếu có).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối
hợp với Bộ Tài chính, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan tiến hành thẩm định
CTQG.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách
nhiệm làm báo cáo thẩm định, dự thảo quyết định phê duyệt CTQG trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, quyết định .
Thời gian thẩm định chương trình
quốc gia không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Nội dung thẩm định CTQG tập
trung vào các điểm sau:
- Mục tiêu của chương trình: được
xem xét, đối chiếu với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước;
- Các giải pháp thực hiện chương
trình bao gồm cả các giải pháp về nguồn lực, khả năng cân đối tài chính;
- Thời gian thực hiện chương
trình;
- Kết quả thực hiện và hiệu quả
kinh tế - xã hội của chương trình;
- Cách tổ chức thực hiện chương
trình;
Khi thẩm định chương trình, sẽ
xem xét và thoả thuận về số lượng, mục tiêu, nội dung các dự án trong chương
trình và việc lồng ghép chương trình (nếu có).
3. Dự thảo quyết định phê duyệt
CTQG:
Nội dung chủ yếu của quyết định
bao gồm:
- Xác định tên và Bộ quản lý
chương trình.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của chương
trình.
- Thời gian và không gian thực
hiện chương trình, các mốc tiến độ chính.
- Tổng mức vốn và nguồn vốn huy
động, trong đó phần ngân sách nhà nước đầu tư cho chương trình.
- Trách nhiệm các cơ quan phối hợp
thực hiện chương trình.
- Các cơ chế chính sách để thực
hiện chương trình.
- Hiệu quả của chương trình.
IV. ĐIỀU CHỈNH
NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
Điều 9 của Quyết định 531/TTg đã
quy định rõ nhiệm vụ của các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ quản lý
CTQG về điều chỉnh nội dung CTQG.
Thông tư này chỉ hướng dẫn thêm
một số điểm cụ thể như sau:
1. Trong khi xây dựng kế hoạch
hàng năm hoặc 5 năm, nếu các điều kiện cân đối hoặc mục tiêu của chương trình
thay đổi. Bộ quản lý CTQG phải có đề xuất bằng văn bản đề nghị điều chỉnh
chương trình trình Chính phủ, đồng gửi đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
vào tháng 7, tháng 8 hàng năm.
Nội dung của văn bản điều chỉnh
CTQG theo quy định tại Điều 9 Quyết định 531/TTg.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp
Bộ Tài chính tổ chức thẩm định văn bản đề nghị điều chỉnh chương trình.
Nếu nội dung điều chỉnh làm thay
đổi Chỉ tiêu pháp lệnh và thay đổi tổng dự toán chi CTQG do Thủ tướng Chính phủ
giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và có
văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Bộ quản lý CTQG điều chỉnh mục
tiêu các hoạt động cho các Dự án CTQG do các Bộ, ngành và địa phương thực hiện
trong tổng mức ngân sách được giao.
V- CHẾ ĐỘ BÁO
CÁO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
- Các bộ, ngành, địa phương thực
hiện Chương trình (đơn vị thực hiện) gửi báo cáo định kỳ (hàng quí và năm) về
Ban chủ nhiệm CTQG về tình hình thực hiện mục tiêu, kinh phí cho từng hoạt động
cụ thể, những vướng mắc, khó khăn hoặc bất cập cần giải quyết hay điều chỉnh
v.v... theo mẫu biểu qui định thống nhất.
- Bộ quản lý CTQG chịu trách nhiệm
tổng hợp báo cáo định kỳ (quý, năm) về tình hình thực hiện CTQG gửi Văn phòng
Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính theo mẫu biểu qui định.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì
phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, đánh giá tình hình, kiến nghị các giải pháp
trình Thủ tướng Chính phủ xử lý những vướng mắc, uốn nắn kịp thời những sai lệch
trong quá trình thực hiện, đảm bảo không chệch mục tiêu cuối cùng của CTQG.
VI- LỒNG GHÉP
CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA:
Điều 8 của QĐ 531/TTg đã quy định
rõ nguyên tắc, nội dung, chức năng nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan trong việc lồng
ghép các CTQG và được thực hiện theo cơ chế như sau:
Việc lồng ghép các CTQG phải được
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý chương trình tiến
hành ngay từ khâu đề xuất, xây dựng và thẩm định chương trình trước khi Thủ tướng
Chính phủ quyết định, trên cơ sở đó hướng dẫn các địa phương thực hiện việc lồng
ghép giữa các chương trình trên cùng địa bàn thống nhất với chỉ đạo của TW, cụ
thể là:
Ở Trung ương: Bộ Kế hoạch và Đầu
tư phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ quản lý CTQG tiến hành lồng ghép các mục
tiêu, các hoạt động của chương trình mang tính chất trùng lắp, bảo đảm đúng
nguyên tắc công việc của ngành nào thì do ngành đó làm và hướng hoạt động của
các CTQG vào những địa bàn cần ưu tiên.
Ở cấp tỉnh: Trên cơ sở vốn và mục
tiêu của CTQG đã được Chính phủ giao, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương tiến hành lồng ghép các hoạt động giống nhau trên địa
bàn, phân bổ mục tiêu, vốn theo mục tiêu của từng chương trình và giao kế hoạch
cho các quận, huyện, các ban, ngành để thực hiện; tổ chức điều hành các quận,
huyện và các sở chuyên ngành triển khai thực hiện các mục tiêu của CTQG trên địa
bàn.
Ở cấp quận, huyện: Quận, huyện
là cấp chịu trách nhiệm chính về tổ chức thực hiện các hoạt động của các CTQG
trên địa bàn. Các CTQG phải được giao tập trung vào một đầu mối là Uỷ ban nhân
dân quận, huyện để chỉ đạo thực hiện như là một chương trình tổng thể chung cho
cả huyện, nhưng phải tuân thủ việc thực hiện mục tiêu của từng CTQG. Huyện phải
chỉ ra được ở từng xã có CTQG nào hoạt động làm căn cứ cho việc lồng ghép các
chương trình và dần dần hình thành một hệ thống nối mạng thông tin về quản lý
các CTQG từ xã đến huyện, tỉnh và Trung ương.
Phần 3:
CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CÁC
CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA
I- KẾ HOẠCH
HOÁ NGUỒN LỰC CỦA CTQG:
1- Hàng năm, theo hướng dẫn xây
dựng kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính, các bộ, địa phương thực
hiện CTQG phải đánh giá tình hình thực hiện năm báo cáo, đề xuất nhu cầu năm kế
hoạch, kiến nghị thay đổi mục tiêu dự án và vốn của chương trình trên địa bàn
khi thấy mục tiêu dự án đó không phù hợp và không sát với tình hình thực tế của
địa phương (nếu có) gửi cho Bộ Quản lý CTQG, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài
chính.
2- Căn cứ vào mục tiêu 5 năm và
hàng năm của các CTQG, Bộ quản lý CTQG đánh giá tình hình thực hiện chương
trình năm báo cáo, tổng hợp đề xuất nhu cầu nguồn lực năm kế hoạch cho chương
trình, bao gồm vốn ngân sách nhà nước (vốn đầu tư cơ bản, vốn sự nghiệp, vốn
vay và viện trợ nước ngoài của Chính phủ), vốn tín dụng trong nước, vốn huy động
từ các tổ chức, cá nhân... gửi cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
3- Sau khi nhận được nhu cầu của
cơ quan chủ quản CTQG, của các Bộ, địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,
phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp các nhiệm vụ, mục tiêu của các CTQG và đề xuất
các nguồn lực để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu CTQG trong kỳ kế hoạch.
II- PHÂN BỔ
VỐN VÀ GIAO KẾ HOẠCH CHO CTQG:
1- Phân bổ vốn:
- Bộ Tài chính chủ trì phối hợp
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối mức ngân sách Nhà nước dành cho các CTQG
trong tổng dự toán ngân sách nhà nước để Chính phủ xem xét, trình Quốc hội quyết
định; sau khi được Quốc hội thông qua, Bộ Tài chính thông báo tổng mức kinh phí
của từng chương trình quốc gia cho cơ quan quản lý CTQG.
- Cơ quan quản lý chương trình
quốc gia chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phân bổ dự
toán chi chương trình quốc gia cho các Bộ, ngành, địa phương; gửi Bộ Tài chính,
Bộ kế hoạch và Đầu tư tổng hợp vào dự toán ngân sách của từng bộ, ngành, địa
phương trình Chính phủ giao chính thức.
2- Giao kế hoạch kinh phí cho
CTQG:
- Thủ tướng Chính phủ giao tổng
vốn thực hiện các CTQG cho các bộ, địa phương trực tiếp thực hiện trong tổng mức
ngân sách chung của từng bộ, địa phương theo kế hoạch hàng năm.
- Sau khi Chính phủ giao nhiệm vụ
thu chi ngân sách cho từng bộ, ngành, địa phương, Ban quản lý chương trình quốc
gia của các bộ, ngành, địa phương phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp phân
bổ chi tiết cho các đơn vị trực thuộc, trình cấp có thẩm quyền quyết định và
giao cho các đơn vị thực hiện.
- Các đơn vị sử dụng ngân sách
có trách nhiệm lập dự toán chi tiết theo mục lục ngân sách nhà nước, đúng chế độ,
mục tiêu và mức chi đã được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài
chính cùng cấp.
3- Cơ chế cấp phát và quản lý vốn
CTQG:
Theo Điều 13 của QĐ 531/TTg, phần
vốn từ ngân sách để thực hiện CTQG được bố trí từ ngân sách trung ương đầu tư
cho các CTQG. Vốn của CTQG phải được cấp phát, quản lý và quyết toán theo qui định
của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn kèm theo.
- Kinh phí để thực hiện chương
trình quốc gia được bố trí từ ngân sách Trung ương, do Bộ Tài chính cấp trực tiếp
cho các bộ, ngành để thực hiện các dự án do Trung ương quản lý và cấp uỷ quyền
qua Sở Tài chính - Vật giá để thực hiện các dự án của chương trình do địa
phương quản lý.
Việc cấp phát, quản lý, quyết
toán kinh phí chi cho chương trình quốc gia được thực hiện theo Thông tư số
09/TC-NSSN ngày 18/3/1997 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn thực hiện cấp phát,
lập chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước" và các hướng dẫn cụ thể của
Bộ Tài chính.
- Đối với các chương trình quốc
gia vừa có các khoản chi thường xuyên vừa có các khoản chi mang tính chất xây dựng
cơ bản, thì phần chi mang tính chất đầu tư XDCB trong CTQG, các đơn vị sử dụng
ngân sách phải làm đầy đủ các thủ tục về đầu tư và xây dựng.
- Phần kinh phí bằng nguồn vốn
tín dụng cho CTQG: phải tuân thủ các qui định về thể lệ tín dụng của Chính phủ
và của các ngành có liên quan.
- Phần kinh phí viện trợ của
CTQG (nếu có) phải thực hiện theo qui chế quản lý ODA (Nghị định 20/CP của
Chính phủ về quy chế quản lý và sử dụng vốn ODA) và các văn bản liên quan.
- Việc mua sắm trang thiết bị, vật
tư, thuốc, hoá chất.... phục vụ cho hoạt động của CTQG, phải thực hiện theo sự
chỉ đạo về giá của nhà nước và qui chế đấu thầu hiện hành. Đối với các sản phẩm
được sản xuất từ đơn vị sự nghiệp để cung cấp cho CTQG, việc qui định mức giá
phải có ý kiến của các ngành vật giá, kế hoạch, tài chính cấp tương đương.
- Đối với các chương trình có
nguồn thu và đối với nguồn vốn huy động được từ nhân dân, Chủ nhiệm CTQG và
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW nơi thực hiện chương trình được sử dụng
vào các công việc thuộc nội dung chương trình, nhưng phải báo cáo Bộ Quản lý
CTQG, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư và phải thanh quyết toán theo các
qui định hiện hành.
- Bộ quản lý chương trình quốc
gia phối hợp với Bộ Tài chính ban hành thông tư hướng dẫn nội dung chi tiêu cụ
thể phù hợp với từng mục tiêu, nhiệm vụ của CTQG trong phạm vi ngân sách được
duyệt và thông báo hàng năm.
- Bộ quản lý CTQG có trách nhiệm
quản lý, điều hành và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí đầu tư cho các
CTQG và báo cáo tình hình sử dụng kinh phí hàng quí, hàng năm cho cơ quan tài
chính đồng cấp để theo dõi, cấp phát và kiểm tra.
Phần 4:
QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH CÁC
CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA
1- Ban Chủ nhiệm chương trình quốc
gia:
Ban Chủ nhiệm CTQG được Bộ quản
lý CTQG thành lập, nhằm giúp Bộ trưởng quản lý, tổ chức thực hiện chương trình
và được giải thể khi kết thúc chương trình. Chủ nhiệm chương trình là một đồng
chí lãnh đạo Bộ và các thành viên gồm đại diện có thẩm quyền của các bộ phận: kế
hoạch, tài vụ và các bộ phận có liên quan. Ban Chủ nhiệm hoạt động theo chế độ
kiêm nhiệm, được sử dụng phần kinh phí quản lý chương trình cho các công việc
theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình.
Qui chế hoạt động của Ban Chủ
nhiệm CTQG do Bộ quản lý chương trình quyết định trên cơ sở tuân thủ các qui định
tại Quyết định 531/TTg và Thông tư liên bộ này.
Đối với những CTQG có tầm quan
trọng đặc biệt, cần có thành viên của các Bộ và địa phương tham gia Ban Chủ nhiệm,
sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành phần và cơ chế hoạt động riêng.
Nhiệm vụ, chức năng của Ban Chủ
nhiệm CTQG:
- Thay mặt Bộ quản lý CTQG, chỉ
đạo, bố trí nhân sự, tổ chức thực hiện CTQG.
- Chịu trách nhiệm tổng hợp báo
cáo định kỳ (quí, năm) về tình hình thực hiện CTQG theo đúng chế độ qui định (Mục
V - Chế độ báo cáo thực hiện CTQG), giải trình những vẫn đề chưa rõ trong hoạt
động của CTQG theo yêu cầu của Chính phủ để kịp thời chấn chỉnh hay báo cáo Thủ
tướng Chính phủ xử lý.
- Phối hợp với các bộ, ngành và
địa phương có liên quan trong việc đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện CTQG,
làm báo cáo tổng kết hoàn thành chương trình trình Bộ trưởng Bộ quản lý chương
trình để trình Thủ tướng Chính phủ.
2- Cơ quan đầu mối giúp Chính phủ
điều hành của CTQG:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan
đầu mối giúp Chính phủ trong việc điều hành các CTQG, có trách nhiệm phối hợp với
Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ để tổng hợp tình hình thực hiện CTQG báo cáo
Thủ tướng Chính phủ hàng quí và năm, phát hiện các khó khăn, vướng mắc và đề xuất
với Thủ tướng Chính phủ các biện pháp xử lý kịp thời.
3- Ban chỉ đạo CTQG địa phương:
Điều 18 của Quyết định 531/TTg
qui định các tỉnh, thành phố trực thuộc TW được thành lập Ban chỉ đạo các CTQG
của địa phương để giúp UBND tỉnh, thành phố trong công tác lập kế hoạch, thực
hiện và điều hành các CTQG trên địa bàn.
Ban chỉ đạo CTQG địa phương có
nhiệm vụ:
- Làm tham mưu cho UBND tỉnh,
thành phố trong việc lồng ghép, phân bổ mục tiêu và vốn CTQG cho các quận, huyện
và các ban, ngành để thực hiện.
- Triển khai việc tổ chức thực
hiện các mục tiêu CTQG trên địa bàn.
- Thực hiện các báo cáo định kỳ
hàng quí, năm theo biểu mẫu qui định đối với từng chương trình cụ thể, đánh giá
chung tình hình thực hiện CTQG của địa phương gửi về Ban chủ nhiệm CTQG, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
- Giúp UBND tỉnh, thành phố kiến
nghị thay đổi, hoặc điều chỉnh mục tiêu dự án nếu thấy có những điểm không thật
phù hợp với thực tế của địa phương, hoặc phát hiện những điểm chưa sát trong
các dự án có thể ảnh hưởng đến mục tiêu, hiệu quả của CTQG gửi Bộ Quản lý, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư là thường
trực Ban Chỉ đạo CTQG địa phương có nhiệm vụ giúp UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
TW, căn cứ vào tình hình thực tế và kế hoạch hàng năm và 5 năm về phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương mình, chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các
Sở chuyên ngành để tham gia ý kiến về xây dựng các CTQG, về phân bổ mục tiêu và
nguồn lực cũng như cơ chế quản lý, điều hành các CTQG với các Bộ quản lý CTQG
và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Phần 5:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư Liên Bộ này có hiệu lực
kể từ ngày ban hành.
Các chương trình quốc gia chưa
được Chính phủ phê duyệt bằng văn bản và chưa đủ các thủ tục theo qui định tại
Quyết định 531/TTg phải theo đúng các hướng dẫn của Thông tư này ngay trong kế
hoạch năm 1997. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
chịu trách nhiệm thực hiện thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu
thấy có khó khăn vướng mắc đề nghị các bộ, ngành, địa phương phản ánh về Liên bộ
để nghiên cứu giải quyết.
Nguyễn
Sinh Hùng
(Đã
ký)
|
Trần
Xuân Giá
(Đã
ký)
|