Quyết định 1221/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Vụ Quản lý đầu tư quỹ do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành

Số hiệu 1221/QĐ-BHXH
Ngày ban hành 29/09/2020
Ngày có hiệu lực 01/10/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người ký Nguyễn Thế Mạnh
Lĩnh vực Bảo hiểm,Bộ máy hành chính

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1221/QĐ-BHXH

Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, VÀ TỔ CHỨC CỦA VỤ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ QUỸ

TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định s89/2020/NĐ-CP ngày 04/8/2020 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tchức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 30/2016/NĐ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ vCơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo him y tế, bảo hiểm thất nghiệp và Quyết định số 38/2019/QĐ-TTg ngày 31/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

Vụ Quản lý đầu tư quỹ là đơn vị chuyên môn giúp việc Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Giám đốc), có chức năng giúp Tổng Giám đốc quản lý, tổ chức thực hiện: hoạt động đầu tư và quản lý rủi ro đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế (sau đây gọi là các quỹ bảo hiểm) do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý theo quy định của pháp luật.

Vụ Quản lý đầu tư quỹ chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Tham mưu giúp Tổng Giám đốc tham gia ý kiến với các bộ, ngành có liên quan trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản về công tác quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư và quản lý rủi ro đầu tư các quỹ bảo hiểm phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Giúp Tổng Giám đốc xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn, ngắn hạn để bảo toàn và tăng trưởng các quỹ bảo hiểm đảm bảo an toàn, hiệu quả đúng quy định; phối hợp với Vụ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch đầu tư trong dự toán thu, chi hằng năm và kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

3. Giúp Tổng Giám đốc tổ chức quản lý, thực hiện hoạt động đầu tư các quỹ bảo hiểm theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 30/2016/NĐ-CP bảo đảm minh bạch, an toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư, cụ thể:

a) Hằng năm, cùng thời gian quy định về lập dự toán thu, chi của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, xây dựng phương án đầu tư quỹ báo cáo Tổng Giám đốc trình Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;

b) Hằng tháng, căn cứ số liệu do các đơn vị liên quan cung cấp, xác định số tiền tạm thời nhàn rỗi có thể đầu tư báo cáo Tổng Giám đốc;

c) Cập nhật thông tin về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, mức trung bình lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn tại thời điểm gửi tiền của bốn chi nhánh trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc bốn ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để xác định mức lãi suất đầu tư hoặc để điều chỉnh lãi suất đầu tư được kịp thời;

d) Trên cơ sở phương án đầu tư các quỹ bảo hiểm đã được Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội phê duyệt, phân tích tình hình tài chính và đánh giá chỉ tiêu cơ bản đảm bảo an toàn hoạt động của ngân hàng được Bảo hiểm xã hội Việt Nam lựa chọn; đề xuất việc lựa chọn ngân hàng để gửi tiền, mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi trình Tổng Giám đốc quyết định đầu tư;

đ) Thực hiện kiểm tra, rà soát hồ sơ, tài liệu chứng minh là dự án quan trọng sử dụng một phần vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Đề xuất mức vốn đầu tư, thời hạn đầu tư, lãi suất đầu tư, phương thức giải ngân, thanh toán, báo cáo Tổng Giám đc trình Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội phê duyệt để tổ chức thực hiện. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư đảm bảo đúng mục đích, đúng các điều khoản ghi trong hợp đồng đầu tư vào dự án;

e.) Xác định các khoản phí phải trả khi thực hiện các hình thức đầu tư như: Phí lưu ký trái phiếu Chính phủ, phí môi giới mua, bán trái phiếu hoặc các khoản phí khác khi phát sinh từ hoạt động đầu tư;

g) Tổng hợp, mở sổ nghiệp vụ, cập nhật phần mềm nghiệp vụ theo dõi đầy đủ, chi tiết các hoạt động đầu tư cho từng hình thức đầu tư, đối tượng đầu tư; đôn đốc, kiểm tra, đối chiếu, thu hồi tiền gốc, lãi phải thu khi đến hạn thu hồi và các khoản lãi phát sinh khác đảm bảo chính xác, kịp thời; chịu trách nhiệm về dữ liệu trong phần mềm nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị;

h) Thực hiện đối chiếu, xác nhận số dư tiền gốc đầu tư và các khoản lãi phát sinh đối với từng hình thức đầu tư, đối tượng đầu tư của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại thời điểm 31/12 hằng năm;

i) Phối hợp với Vụ Tài chính - Kế toán thực hiện chuyển tiền, đối chiếu số tiền đầu tư, số tiền đến hạn thu hồi, các khoản lãi phát sinh và số dư nợ hằng tháng của các đối tượng đầu tư đảm bảo kịp thời, đúng quy định.

4. Xác định lãi suất đầu tư bình quân hằng năm và lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 09 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố theo quy định, trình Tổng Giám đốc thông báo đến Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân để làm cơ sở thực hiện việc thu tiền lãi chậm đóng bảo hiểm theo quy định.

5. Tham mưu giúp Tổng Giám đốc xác định mức trích lập quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động đầu tư từ các quỹ bảo hiểm hằng năm và thông báo để Vụ Tài chính - Kế toán làm cơ sở trích lập quỹ dự phòng rủi ro.

6. Giúp Tổng Giám đốc thực hiện xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư các quỹ bảo hiểm theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 30/2016/NĐ-CP.

7. Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan lập hồ sơ đề nghị sử dụng quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động đầu tư trình cấp có thẩm quyền quyết định.

[...]