Quyết định 12/2024/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Số hiệu | 12/2024/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 09/07/2024 |
Ngày có hiệu lực | 01/08/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bắc Giang |
Người ký | Lê Ô Pích |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2024/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 09 tháng 7 năm 2024 |
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 10 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 27 tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ Quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 309/TTr-TNMT ngày 28 tháng 6 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2024/QĐ-UBND |
Bắc Giang, ngày 09 tháng 7 năm 2024 |
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Phòng chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 10 tháng 11 năm 2022;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 27 tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ Quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 309/TTr-TNMT ngày 28 tháng 6 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỐI
HỢP TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(kèm theo Quyết định số 12/2024/QĐ-UBND ngày 09/7/2024 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Bắc Giang)
Quy chế này quy định nguyên tắc phối hợp, nội dung phối hợp, phương thức phối hợp và trách nhiệm phối hợp trong quản lý tài nguyên khoáng sản của các Sở, cơ quan thuộc UBND tỉnh, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi là cơ quan); UBND các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi là UBND cấp huyện); UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã); các tổ chức, cá nhân có hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản (sau đây gọi là doanh nghiệp) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, UBND cấp huyện, UBND cấp xã; các doanh nghiệp quy định tại Điều 1 Quy chế này.
1. Không gây cản trở đến công tác quản lý nhà nước của các cơ quan và hoạt động khoáng sản hợp pháp của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Công tác phối hợp được thực hiện đúng quy định của pháp luật về khoáng sản và các văn bản có liên quan; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
3. Bảo đảm đồng bộ, hiệu quả trong việc trao đổi, cung cấp thông tin và phối hợp thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Việc trao đổi, cung cấp thông tin phải kịp thời, chính xác theo quy định của Quy chế này. Việc sử dụng thông tin, tài liệu, dữ liệu do cơ quan phối hợp cung cấp phải đảm bảo đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật.
4. Chủ động trong công tác phối hợp; xử lý những vấn đề phát sinh theo nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, chính quyền địa phương đối với hoạt động khoáng sản. Kịp thời hỗ trợ trong xử lý các tình huống phức tạp bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
1. Phối hợp trong công tác lập, điều chỉnh, bổ sung phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản.
2. Phối hợp trong việc thẩm định hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương dự án khai thác, chế biến khoáng sản; thẩm định, cho ý kiến về báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật dự án khai thác, chế biến khoáng sản; thẩm định cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; thẩm định đề án thăm dò khoáng sản; thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản.
3. Phối hợp trong việc lấy ý kiến Nhân dân nơi có khoáng sản đề nghị cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản.
4. Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản.
5. Phối hợp trong bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
6. Phối hợp trong công tác quản lý hoạt động khoáng sản sau khi cấp giấy phép.
7. Phối hợp trong công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản, báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản và quản lý sản lượng khoáng sản khai thác thực tế.
8. Phối hợp trong bảo vệ môi trường; bảo vệ đất đai, bờ bãi ven sông, đê điều, công trình thủy lợi trong hoạt động khai thác khoáng sản.
9. Phối hợp trong xử lý tình hình an ninh trật tự; giải quyết đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động khoáng sản.
1. Tùy theo tính chất, nội dung của công tác quản lý nhà nước có thể áp dụng một trong các phương thức phối hợp sau: trao đổi thông tin qua điện thoại; lấy ý kiến bằng văn bản; tổ chức cuộc họp; tổ chức đoàn khảo sát, điều tra; tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra, đoàn công tác liên ngành.
2. Khi phối hợp theo hình thức tổ chức cuộc họp hoặc thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra, đoàn khảo sát, đoàn công tác liên ngành thì cơ quan phối hợp cử cán bộ, công chức có chuyên môn về lĩnh vực cần tham gia với cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh về ý kiến của cán bộ, công chức được cử tham gia.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan, UBND cấp huyện rà soát các khu vực có tiềm năng khoáng sản đủ điều kiện đưa vào phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh; tổ chức triển khai thực hiện phương án này sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trên cơ sở kết quả rà soát và đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp các khu vực có tiềm năng khoáng sản đủ điều kiện và hoàn thiện hồ sơ báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt điều chỉnh, bổ sung phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trong Quy hoạch tỉnh.
3. Các cơ quan và UBND cấp huyện, cấp xã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc lập điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tỉnh, trong đó có nội dung phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản.
4. UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, cấp ủy, lãnh đạo và đại diện các đoàn thể ở thôn, bản, tổ dân phố (sau đây gọi là thôn) tổ chức họp tại thôn để lấy ý kiến của nhân dân nơi có khoáng sản dự kiến đưa vào phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực hiện công khai các thông tin những khu vực mỏ khoáng sản dự kiến đưa vào Quy hoạch tỉnh (bằng hình thức niêm yết tại nhà văn hóa của thôn và thông báo trên hệ thống loa truyền thanh của thôn) đến người dân nơi có khoáng sản được biết và giám sát thực hiện.
1. Đối với việc thẩm định hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác, chế biến khoáng sản
a) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan, UBND cấp huyện thẩm định, báo cáo trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án khai thác khoáng sản có sử dụng đất theo quy định theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Khoáng sản, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Xây dựng và pháp luật khác có liên quan;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến về sự phù hợp của dự án khai thác khoáng sản với quy hoạch khoáng sản, bảo vệ môi trường, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và các nội dung khác có liên quan đến lĩnh vực ngành quản lý;
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho ý kiến về sự phù hợp của dự án khai thác khoáng sản với các quy hoạch thuộc lĩnh vực ngành quản lý; các nội dung có liên quan đến an toàn đê điều, công trình thủy lợi, hành lang thoát lũ, bảo vệ đất trồng lúa và bảo vệ rừng; về chủ trương chấp thuận chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, nghĩa vụ trồng rừng thay thế (nếu có) và các thủ tục pháp lý khác thuộc lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
d) Các cơ quan khác cho ý kiến đối với các nội dung liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý khi được cơ quan chủ trì lấy ý kiến;
đ) UBND cấp huyện cho ý kiến về sự phù hợp của dự án khai thác khoáng sản với quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, các quy hoạch khác và những vấn đề có liên quan thuộc địa phương quản lý; về việc lấy ý kiến Nhân dân nơi có khoáng sản đề nghị cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản.
2. Đối với việc thẩm định, cho ý kiến về báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án khai thác, chế biến khoáng sản
a) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở (thiết kế bản vẽ thi công/thiết kế mỏ) của các dự án khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng);
b) Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và cơ quan liên quan hướng dẫn cụ thể việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh;
c) Phòng Kinh tế và Hạ tầng/Phòng Quản lý đô thị cấp huyện tổ chức thẩm định nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi dự án của cơ quan chuyên môn về xây dựng của các dự án khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ từ cấp III trở lên được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính cấp huyện; thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở (thiết kế bản vẽ thi công/thiết kế mỏ) của các dự án khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ từ cấp III trở lên được xây dựng tại khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn trên địa bàn hành chính cấp huyện.
3. Đối với việc thẩm định cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; thẩm định đề án thăm dò khoáng sản; thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản
a) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra thực tế, xác định tại thực địa ranh giới, mốc giới, diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; mời một số chuyên gia lĩnh vực chuyên môn sâu về địa chất, khoáng sản tham gia ý kiến, thẩm định đề án thăm dò, báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND tỉnh; là cơ quan đầu mối tham mưu UBND tỉnh cho ý kiến gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về công tác quản lý nhà nước và liên quan đến trách nhiệm của địa phương trong việc phối hợp cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản đối với các mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước UBND tỉnh trong việc thẩm định, trình cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản; thẩm định đề án thăm dò khoáng sản; thẩm định báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản;
b) Các cơ quan phối hợp bao gồm: Sở Công Thương, Sở Xây dựng (đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường), các cơ quan khác (nếu cần thiết), UBND cấp huyện, cấp xã cho ý kiến bằng văn bản về các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ quản lý của ngành, địa phương và đảm bảo đúng thời gian đề nghị.
4. Các cơ quan, địa phương được phối hợp lấy ý kiến thẩm định các nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với các nội dung được lấy ý kiến theo quy định của pháp luật và đảm bảo thời gian đề nghị, nếu không đồng ý hoặc có ý kiến khác thì phải nêu rõ lý do trong văn bản trả lời. Trường hợp sau thời hạn lấy ý kiến, các cơ quan, địa phương nào không có văn bản trả lời thì coi như đã đồng ý với nội dung xin ý kiến của cơ quan đề nghị và các cơ quan, địa phương đó hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND tỉnh về các nội dung không cho ý kiến.
1. UBND cấp xã:
a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Ban lãnh đạo thôn, các cơ quan chuyên môn cấp huyện và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan tổ chức lấy ý kiến của Nhân dân nơi có khoáng sản đề nghị cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản theo quy mô thôn được quy định tại Điều 28 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Trường hợp địa điểm thực hiện dự án thuộc địa bàn nhiều thôn trong xã, UBND cấp xã chỉ đạo lấy ý kiến và tổng hợp kết quả cho từng thôn. Trường hợp địa điểm thực hiện dự án thuộc địa bàn nhiều xã, UBND các xã chỉ đạo lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến Nhân dân của từng xã. Kết quả lấy ý kiến Nhân dân được tổng hợp, báo cáo UBND cấp huyện, HĐND cấp xã, đồng thời gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để giám sát và đưa vào hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản;
b) Việc lấy ý kiến Nhân dân được thực hiện 01 (một) lần trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản hoặc trước khi cấp giấy phép thăm dò khoáng sản đối với các mỏ khoáng sản thuộc khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản; khi chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác khoáng sản để cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì không phải lấy lại ý kiến Nhân dân.
Trường hợp khi gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản mà thời điểm cấp mới (cấp lần đầu) chưa tổ chức lấy ý kiến Nhân dân thì không phải lấy ý kiến Nhân dân nhưng phải lấy ý kiến của tập thể cấp ủy, chính quyền, Ban công tác Mặt trận, các tổ chức, đoàn thể ở thôn, đại diện các hộ gia đình, cá nhân có đất nằm trong diện tích đã được cấp phép và các hộ gia đình, cá nhân có đất liền kề, giáp ranh với khu vực mỏ đề nghị gia hạn, điều chỉnh;
Trường hợp các mỏ khoáng sản đã cấp giấy phép thăm dò nhưng chưa lấy ý kiến Nhân dân hoặc mới chỉ lấy ý kiến cho việc cấp giấy phép thăm dò thì phải lấy ý kiến Nhân dân trước khi chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác khoáng sản.
2. Các tổ chức thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm giám sát việc thực hiện và tham gia tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn theo quy định.
3. UBND cấp huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của cấp huyện phối hợp UBND cấp xã tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thực hiện giải quyết các vướng mắc của Nhân dân trong quá trình tổ chức lấy ý kiến; trên cơ sở tổng hợp, báo cáo của UBND cấp xã, UBND cấp huyện có trách nhiệm báo cáo kết quả và đề xuất phương án, quan điểm của địa phương đối với việc điều chỉnh, gia hạn, cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản của điểm mỏ đã đưa ra lấy ý kiến Nhân dân và gửi về UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo, đề xuất).
4. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp thông tin dự án, khu vực khoáng sản đề nghị cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản cho UBND cấp huyện để chỉ đạo việc lấy ý kiến Nhân dân; tham mưu UBND tỉnh văn bản hướng dẫn việc thực hiện các nội dung lấy ý kiến Nhân dân nơi có khoáng sản đề nghị cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản.
Điều 9. Thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản
1. Các cơ quan có liên quan, UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề, theo từng nhóm loại khoáng sản hoặc theo địa bàn quản lý đảm bảo theo Quyết định số 419/2015/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2015 của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, gửi Thanh tra tỉnh tổng hợp, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thanh, kiểm tra hàng năm liên quan đến lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
2. Thanh tra tỉnh có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có liên quan, UBND cấp huyện, cấp xã, đồng thời thông báo bằng văn bản tới các cơ quan chức năng có kế hoạch thanh tra, kiểm tra và đề nghị các cơ quan này trao đổi, thỏa thuận thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành do một cơ quan chủ trì; chủ trì thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lĩnh vực khoáng sản và trách nhiệm của các cơ quan, người đứng đầu cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
3. Theo chức năng, trách nhiệm được giao, các cơ quan có liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt hoặc thanh tra, kiểm tra đột xuất nếu phát hiện các doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất của mình trong lĩnh vực khoáng sản theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất, khi phát hiện vi phạm thuộc lĩnh vực cơ quan khác quản lý thì cơ quan chủ trì có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan đó xử lý hoặc báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh (trừ các hồ sơ cấp phép khai thác của UBND cấp huyện được UBND tỉnh ủy quyền) cho các cơ quan có chức năng liên quan khi có yêu cầu hoặc đề nghị để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm (nếu có) của doanh nghiệp được cấp phép theo quy định pháp luật.
5. UBND cấp huyện, cấp xã tiến hành thanh tra, kiểm tra theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt hoặc đột xuất việc thực hiện các nội dung quy định trong giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản và các quy định của pháp luật khác có liên quan đối với doanh nghiệp được cấp phép trên địa bàn; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý các hành vi vi phạm của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (nếu vượt quá thẩm quyền).
Điều 10. Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
Các cơ quan liên quan, UBND cấp huyện, cấp xã, các doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong, ngoài phạm vi, ranh giới khu vực mỏ được cấp phép; các khoáng sản khác được phát hiện trong ranh giới khu vực mỏ đã được cấp giấy phép khai thác nhưng chưa được cơ quan thẩm quyền cho phép khai thác hoặc khoáng sản đi kèm đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép thu hồi nhưng chưa thu hồi được; khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã đóng cửa mỏ; khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng, trừ trường hợp khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất ở của hộ gia đình, cá nhân (quy định tại điểm b khoản 2 Điều 64 Luật Khoáng sản) như sau:
1. Trách nhiệm của UBND cấp xã
a) Khi phát hiện hoặc ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh của nhân dân, cơ quan báo chí và khi nhận được thông tin chỉ đạo từ cơ quan cấp trên về việc thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản sai phép, không phép (sau đây gọi chung là trái phép) xảy ra trên địa bàn, UBND cấp xã chỉ đạo ngay lực lượng chức năng kiểm tra, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm và xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật (nếu vượt quá thẩm quyền);
b) Trường hợp vụ việc xảy ra phức tạp, vượt quá thẩm quyền giải quyết thì báo cáo kịp thời cho UBND cấp huyện trực tiếp quản lý để có phương án xử lý (các trường hợp khẩn cấp có thể báo cáo qua điện thoại, nhưng không quá 24 giờ phải có văn bản báo cáo kèm theo phương án đề xuất, kiến nghị cụ thể);
c) Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND cấp huyện và trước pháp luật nếu để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không phát hiện, không xử lý hoặc nhận được thông tin phản ánh đề nghị kiểm tra, xử lý các vi phạm đang diễn ra nhưng chậm trễ, không kịp thời triển khai nhiệm vụ hoặc để diễn ra kéo dài, tái diễn, đến mức phải xử lý hình sự.
2. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
a) Chủ trì, phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản đến cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cấp xã, thôn và Nhân dân trên địa bàn để biết và tham gia giám sát, kịp thời phản ánh hành vi vi phạm trong công tác quản lý, khai thác, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn;
b) Chủ trì thực hiện phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn; thiết lập đường dây nóng, phân công lãnh đạo hoặc thành lập lực lượng thường trực và giao cán bộ phụ trách cụ thể theo từng địa bàn nhằm đảm bảo thông tin liên lạc 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin và kịp thời xử lý hoặc phối hợp xử lý các hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn;
c) Hàng năm, bố trí kinh phí thực hiện công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn theo phân cấp quản lý;
d) Ngay sau khi nhận được thông tin từ UBND cấp xã, UBND cấp huyện phải chỉ đạo và cử lực lượng chức năng của huyện (do Công an huyện hoặc cơ quan chuyên môn của huyện chủ trì) phối hợp với UBND cấp xã kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời theo đúng thẩm quyền, trách nhiệm được giao, thời gian chậm nhất không quá 12 giờ; báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và gửi Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo theo quy định;
Trường hợp các hành vi vi phạm có tính chất phức tạp, xảy ra trên quy mô rộng, nằm ngoài tầm kiểm soát, đã tổ chức lực lượng và có các biện pháp xử lý nhưng vẫn không thể ngăn chặn, giải quyết được thì phải kịp thời báo cáo UBND tỉnh và các cơ quan liên quan theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này. Các trường hợp khẩn cấp có thể thông báo qua điện thoại, nhưng không quá 24 giờ phải có văn bản báo cáo kèm theo phương án đề xuất, kiến nghị cụ thể;
đ) Trong quá trình kiểm tra, các đối tượng, phương tiện sử dụng thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép từ địa phương này sang địa phương khác thì lực lượng kiểm tra được phép truy đuổi để tạm giữ và có trách nhiệm thông tin cho địa phương liên quan đó để phối hợp xử lý;
e) Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh và trước pháp luật nếu để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không xử lý hoặc nhận được thông tin đề nghị xử lý nhưng không kịp thời triển khai nhiệm vụ, để hoạt động khoáng sản trái phép diễn ra kéo dài, tái diễn, đến mức phải xử lý hình sự.
3. Trách nhiệm của Công an tỉnh
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND cấp huyện tăng cường đấu tranh và ngăn chặn với tội phạm về khai thác, buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực khoáng sản. Chủ động nắm chắc tình hình, phát hiện, tổ chức đấu tranh có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản. Tập trung vào địa bàn giáp ranh với các tỉnh, thành phố lân cận và giữa các huyện trong tỉnh; xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm về lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh;
b) Chỉ đạo Công an cấp huyện, cấp xã thường xuyên kiểm tra địa bàn có hoạt động khoáng sản, nhất là những nơi có hoạt động khai thác, mua bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép; ngăn chặn, giải tỏa hoạt động khoáng sản trái phép; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản; áp dụng các biện pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo thẩm quyền và quy định của pháp luật. Tổ chức kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng Công an cấp xã nếu để xảy ra tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán, tàng trữ khoáng sản trái phép trong thời gian dài, tái diễn mà không kịp thời ngăn chặn, giải tỏa;
c) Đối với vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự liên quan đến hoạt động khoáng sản, sau khi nhận được báo cáo, đề xuất của UBND cấp huyện, Công an tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng của chính quyền địa phương kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, UBND cấp huyện trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản, quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác;
b) Khi nhận được báo cáo, đề xuất của UBND cấp huyện hoặc chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép (trừ cát, sỏi), Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan khác liên quan và UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức kiểm tra, xem xét xử lý theo quy định của pháp luật; báo cáo kịp thời về UBND tỉnh kết quả giải quyết, xử lý.
c) Báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh xem xét kiểm điểm trách nhiệm, phê bình người đứng đầu địa phương (cấp huyện, cấp xã) để hoạt động thăm dò, khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn mà không kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật (nếu vượt quá thẩm quyền).
5. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện định giá tài sản trong tố tụng hình sự; xử lý tài sản, hàng hóa tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm pháp luật về khai thác khoáng sản theo thẩm quyền; thanh quyết toán chi phí theo quy định đối với việc bắt giữ, tịch thu, xử lý tài sản, hàng hóa theo quy định của pháp luật.
6. Trách nhiệm của Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, UBND cấp huyện tổ chức kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các vi phạm trong hoạt động mua bán, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp theo thẩm quyền hoặc báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật (nếu vượt quá thẩm quyền).
7. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan: cử cán bộ, công chức đáp ứng về chuyên môn, nghiệp vụ tham gia phối hợp kiểm tra, xử lý và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cử cán bộ, công chức khi tham gia phối hợp.
8. Trách nhiệm của cán bộ, công chức khi tham gia phối hợp: thực hiện đúng quy định của Luật Cán bộ, công chức trong việc thực thi nhiệm vụ; chấp hành đúng sự phân công của cơ quan/người chủ trì và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra của mình khi được phân công.
9. Trách nhiệm của doanh nghiệp được cấp phép
a) Thực hiện quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong khu vực mỏ đã được cấp phép, không để hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép trong khu vực mỏ của mình.
b) Khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản ngoài ranh giới, giáp ranh với khu vực được cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản của mình phải thông báo ngay cho UBND cấp huyện, cấp xã để kiểm tra, xử lý. Trường hợp phát hiện mà không kịp thời thông tin, khai báo thì doanh nghiệp được cấp phép phải chịu trách nhiệm trước pháp luật đối hành vi vi phạm đó.
10. Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất có trách nhiệm quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng (kể cả khoáng sản trong lòng đất). Không được tự ý khai thác hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác khai thác khoáng sản nếu chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 64 Luật Khoáng sản.
Điều 11. Công tác quản lý hoạt động khoáng sản sau khi cấp giấy phép
1. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm
a) Chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện, Công an huyện, UBND cấp xã tổ chức kiểm tra, bàn giao mốc giới khu vực hoạt động khoáng sản cho doanh nghiệp theo giấy phép được Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh cấp;
b) Chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khoáng sản của doanh nghiệp được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Sở Công Thương có trách nhiệm
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện quản lý khoáng sản sau cấp phép (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn) như sau:
a) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật trong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh;
b) Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về kỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản; xử lý các hành vi vi phạm về kỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý, vận hành hồ chứa thải quặng đuôi theo quy định; thực hiện công tác quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp, hóa chất công nghiệp trong hoạt động khoáng sản.
3. Sở Xây dựng có trách nhiệm
Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định về lập, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (thiết kế mỏ) đối với các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm
Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, nghĩa vụ trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với các dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; xử lý các doanh nghiệp vi phạm theo quy định của Luật Lâm nghiệp.
5. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm
Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, an toàn, vệ sinh lao động; điều tra các vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
6. Công an tỉnh có trách nhiệm
Hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo thẩm quyền; xử lý vi phạm trong khai thác, chế biến, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trái phép; phối hợp kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản.
7. Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm
Thông báo nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật; hướng dẫn đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế, phí liên quan đến khai thác khoáng sản theo thẩm quyền; quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản khác liên quan.
8. UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm
a) Thực hiện quản lý đối với các mỏ khoáng sản được cấp giấy phép trên địa bàn; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản theo thẩm quyền. Đối với các trường hợp vượt quá thẩm quyền giải quyết, UBND cấp huyện, cấp xã phải kịp thời báo cáo UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường để xem xét giải quyết theo quy định.
b) Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và UBND tỉnh trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp được cấp phép trên địa bàn.
1. Công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng, quản lý sản lượng khoáng sản khai thác thực tế của doanh nghiệp được cấp phép được căn cứ trên kết quả kiểm tra các tài liệu sau: các loại sổ sách, chứng từ; bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện hạng khu vực khai thác mỏ; báo cáo thống kê, kiểm kê trữ lượng mỏ hàng năm. Ngoài ra, có thể căn cứ vào số liệu tích hợp từ phần mềm kết nối trạm cân và camera giám sát tại mỏ với hệ thống quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm
a) Hàng năm, thực hiện công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản; chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Xây dựng, các cơ quan có liên quan và UBND cấp huyện xây dựng báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;
b) Định kỳ, đột xuất chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND cấp huyện kiểm tra bản đồ hiện trạng khai thác mỏ, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực khai thác mỏ; báo cáo thống kê, kiểm kê trữ lượng mỏ hàng năm đối với các mỏ khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh. Ngoài ra, có thể kiểm tra số liệu tích hợp từ phần mềm kết nối trạm cân và camera giám sát tại mỏ với hệ thống quản lý tại Sở Tài nguyên và Môi trường;
c) Gửi Cục Thuế tỉnh và các cơ quan liên quan thông tin chi tiết về sản lượng khoáng sản khai thác trong năm theo từng mỏ của doanh nghiệp được cấp phép làm cơ sở so sánh, đối chiếu với sản lượng khoáng sản khai thác được mà doanh nghiệp đã khai báo với các cơ quan liên quan;
d) Trên cơ sở thông tin chi tiết về sản lượng khoáng sản khai thác trong năm do Cục Thuế tỉnh gửi đến, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đối chiếu sản lượng khoáng sản đã khai thác tại từng mỏ do doanh nghiệp kê khai, nộp thuế với dữ liệu đã có tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp sản lượng khoáng sản kê khai, nộp thuế không phù hợp với sản lượng được phép khai thác ghi trên giấy phép khai thác, không phù hợp với báo cáo định kỳ gửi Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế của doanh nghiệp. Sau khi có kết quả kiểm tra, xác minh, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chuyển thông tin này cho Cục Thuế tỉnh để xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế; đồng thời gửi tới các cơ quan, đơn vị khác để xem xét xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có);
đ) Chủ trì, phối hợp với cơ quan thuế và các cơ quan liên quan xác định sản lượng khoáng sản đã khai thác thực tế trong kỳ (hoặc cả thời kỳ khai thác của mỏ) để kiểm tra việc kê khai, xác định các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước của doanh nghiệp trước khi kết thúc khai thác và đóng cửa mỏ.
3. Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm
a) Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp được cấp phép thực hiện kê khai, nộp nghĩa vụ tài chính với nhà nước theo quy định của pháp luật; đôn đốc, xử lý nợ đọng tiền thuế, phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp được cấp phép trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm các hành vi gian lận, trốn tránh nghĩa vụ thuế, phí trong hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật;
b) Căn cứ kê khai của người nộp thuế về sản lượng khoáng sản khai thác trong năm theo từng mỏ tại Bảng kê được nộp cùng với Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên khi kết thúc năm tài chính, Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường thông tin chi tiết về sản lượng khai thác khoáng sản trong năm theo từng mỏ của doanh nghiệp theo quy định để làm cơ sở so sánh, đối chiếu sản lượng khoáng sản khai thác thực tế;
c) Chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc thực hiện kiểm tra các loại sổ sách, tài liệu, chứng từ về tài chính làm cơ sở xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế của doanh nghiệp khi tổ chức thanh tra, kiểm tra hoặc tham gia phối hợp thanh tra, kiểm tra liên quan đến nghĩa vụ tài chính của các mỏ khoáng sản được cấp phép trên địa bàn tỉnh.
4. Các cơ quan khác có liên quan, UBND cấp huyện và UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh trong việc quản lý, xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
5. UBND cấp huyện có trách nhiệm
a) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện chủ trì, phối hợp UBND cấp xã tổ chức kiểm tra, quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn;
b) Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và UBND tỉnh trong việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp được cấp phép trên địa bàn.
6. Các doanh nghiệp có trách nhiệm định kỳ hàng năm hoặc đột xuất thực hiện thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản, báo cáo tình hình hoạt động khoáng sản và sản lượng khoáng sản khai thác thực tế tại mỏ được cấp phép cho cơ quan nhà nước theo quy định. Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật về kết quả báo cáo của mình đối với các nội dung nêu trên.
1. Phối hợp trong kiểm tra phòng ngừa và hạn chế các tác động xấu đối với môi trường, đất đai, bờ bãi ven sông, đê điều, công trình thủy lợi tại nơi có hoạt động khai thác khoáng sản
a) UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chuyên môn cấp huyện chủ trì, phối hợp với UBND cấp xã kiểm tra định kỳ, đột xuất các công trình bảo vệ môi trường và công trình cải tạo, phục hồi môi trường, bảo vệ đất đai, bờ bãi ven sông, đê điều, công trình thủy lợi ở những khu vực có hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn quản lý để đề xuất với các cơ quan liên quan hướng xử lý các mỏ khai thác khoáng sản có nguy cơ xảy ra sự cố sập đổ, ảnh hưởng đến môi trường, an toàn tính mạng, công trình lân cận và cộng đồng. Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng để huy động ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường theo hồ sơ bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; chủ trì, phối hợp kiểm tra đối với các mỏ khai thác khoáng sản có nguy cơ gây sạt lở đất và sự cố khai thác mỏ khoáng sản gây ra theo đề xuất của UBND cấp huyện;
c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tăng cường kiểm tra hệ thống đê điều, công trình thủy lợi thuộc các khu vực có hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, bãi ven sông trên địa bàn tỉnh, nhất là tại các tuyến đê xung yếu; xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật;
d) Công an tỉnh có trách nhiệm kiểm tra phương tiện vận chuyển khoáng sản quá khổ, quá tải, gây hư hỏng hạ tầng giao thông và các trường hợp khai thác khoáng sản gây ô nhiễm môi trường; xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật;
đ) Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có trách nhiệm huấn luyện và thực hành diễn tập cho lực lượng làm công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi tham gia ứng phó sự cố sạt lở đất, sự cố mỏ khai thác khoáng sản. Đảm bảo lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ;
e) Sở Công Thương có trách nhiệm chỉ đạo, tăng cường quản lý về an toàn kỹ thuật trong khai thác khoáng sản trên địa bàn. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan, UBND cấp huyện kiểm tra, đề xuất hướng xử lý các mỏ khoáng sản có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và khai thác khoáng sản tại các mỏ hầm lò có nguy cơ xảy ra sự cố sập đổ, ảnh hưởng an toàn tính mạng cho người dân, công trình lân cận.
2. Phối hợp trong kiểm tra khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường, đất đai, sạt lở bờ bãi, đê điều, công trình thủy lợi do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra
a) Trường hợp xảy ra sự cố gây suy thoái, ô nhiễm môi trường, đất đai, sạt lở bờ bãi, đê điều, công trình thủy lợi do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra, UBND cấp xã phải báo cáo ngay cho UBND cấp huyện để kịp thời tổ chức lực lượng xử lý sự cố;
b) Ngay sau khi nhận được báo cáo của UBND cấp xã, UBND cấp huyện có trách nhiệm huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị để ứng cứu kịp thời sự cố xảy ra, nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất. Trường hợp vụ việc xảy ra phức tạp, vượt quá thẩm quyền giải quyết phải báo cáo kịp thời cho UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này để có phương án xử lý sự cố; các trường hợp khẩn cấp có thể báo cáo qua điện thoại, nhưng không quá 24 giờ phải có văn bản báo cáo kèm theo phương án đề xuất, kiến nghị xử lý cụ thể;
c) Trên cơ sở đề xuất, kiến nghị xử lý sự cố của UBND cấp huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, xử lý các sự cố gây suy thoái, ô nhiễm môi trường, đất đai, công trình lân cận và cộng đồng dân cư do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan kiểm tra, xử lý các sự cố sạt lở bờ bãi, đê điều, công trình thủy lợi do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
d) Căn cứ dự toán thu phí bảo vệ môi trường, ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường thông báo cho UBND cấp huyện biết để đề xuất thực hiện các công trình bảo vệ và đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ môi trường;
đ) UBND cấp huyện có trách nhiệm lập dự án đầu tư xây dựng các công trình nhằm phòng ngừa, khắc phục, hạn chế, giảm thiểu các tác động đến môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, gửi lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện các dự án này sau khi được phê duyệt;
e) Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính xem xét sự phù hợp của dự án, công trình bảo vệ môi trường ở địa phương và báo cáo cấp có thẩm quyền để quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp tỉnh quản lý theo quy định pháp luật về đầu tư công.
1. Việc xử lý tình hình an ninh trật tự đối với hoạt động khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Sau khi nhận được thông tin phản ánh về tình hình mất an ninh trật tự trong khu vực hoạt động khoáng sản thuộc địa bàn quản lý, UBND cấp xã phải chỉ đạo Công an xã, công chức liên quan xuống ngay hiện trường để nắm bắt thông tin, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các đối tượng chống đối, gây mất an ninh trật tự theo thẩm quyền; trường hợp phức tạp phải báo ngay cho UBND cấp huyện để được hỗ trợ;
b) UBND cấp huyện chỉ đạo Công an cấp huyện, các phòng chức năng của huyện kịp thời phối hợp, hỗ trợ UBND cấp xã và doanh nghiệp được cấp phép thực hiện kiểm tra, kịp thời ngăn chặn, tạm giữ các phương tiện, thiết bị của đối tượng sử dụng để chống đối, gây mất an ninh trật tự trong khu vực mỏ. Xác minh, làm rõ nguyên nhân, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định;
c) Công an tỉnh chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc, Công an cấp huyện, cấp xã thường xuyên kiểm tra địa bàn có hoạt động khoáng sản; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản.
2. Việc giải quyết đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động khoáng sản được thực hiện như sau:
a) Khi nhận được đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản của doanh nghiệp, các cơ quan có liên quan, UBND cấp huyện, UBND cấp xã được phân công có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xác minh, làm rõ các nội dung của đơn thư; xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định;
b) UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện, phối hợp UBND cấp xã tổ chức kiểm tra, xác minh, làm rõ các nội dung đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản của doanh nghiệp được cấp phép trên địa bàn quản lý (trừ các trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh đã giao cho cơ quan khác kiểm tra, giải quyết); xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định;
c) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan, UBND cấp huyện xem xét giải quyết các đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản của doanh nghiệp được cấp phép trên địa bàn tỉnh mà nội dung đơn thư thuộc nhiều ngành, lĩnh vực quản lý (trừ các trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh đã giao cho cơ quan khác kiểm tra, giải quyết); xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định.
Điều 15. Trách nhiệm của các doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản
1. Trước khi tiến hành khai thác phải thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định của giấy phép khai thác được cấp và pháp luật khác có liên quan; đồng thời phối hợp với UBND cấp xã thực hiện thông báo khối lượng, kế hoạch, chương trình thực hiện các công việc, hạng mục công trình hỗ trợ địa phương (nếu có) để công khai đến thôn và người dân nơi có khoáng sản khai thác được biết, giám sát trong quá trình thực hiện.
2. Trong quá trình khai thác phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật khác có liên quan và thực hiện đầy đủ các nội dung quy định trong giấy phép khai thác được cấp; thực hiện kê khai, nộp các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật đối với sản lượng khoáng sản khai thác thực tế của từng mỏ; thực hiện lắp đặt trạm cân, camera giám sát theo quy định và truyền dẫn thông tin, dữ liệu cho Sở Tài nguyên và Môi trường để quản lý; đối chiếu thông tin trên bản đồ số của từng mỏ khai thác khoáng sản để nắm thông tin về tình hình kê khai, nộp thuế, phí đối với khoáng sản đã khai thác; lập Bảng kê kèm theo Tờ khai quyết toán thuế năm, trong đó kê khai chi tiết sản lượng khoáng sản khai thác trong năm theo từng mỏ, tương ứng với giấy phép khai thác được cấp.
3. Phối hợp với các cơ quan có liên quan, UBND cấp xã, UBND cấp huyện thực hiện Quy chế này; chấp hành sự giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật.
Hằng năm, các cơ quan phối hợp, UBND cấp huyện có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện Quy chế này và lồng ghép với báo cáo tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản của cơ quan, địa phương minh cho Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh hoặc báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có yêu cầu.
Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan có liên quan, UBND cấp huyện, cấp xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc; các tổ chức, cá nhân kịp thời thông tin, phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản để tổng hợp báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./.