NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
|
Số:
12/2008/QĐ-NHNN
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 04 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ CHIẾT KHẤU, TÁI
CHIẾT KHẤU GIẤY TỜ CÓ GIÁ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC NGÂN HÀNG BAN HÀNH
KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 898/2003/QĐ-NHNN NGÀY 12 THÁNG 8 NĂM 2003
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam năm 1997; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ Trưởng Vụ Tín dụng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Sửa đổi một số điều của Quy chế chiết khấu, tái chiết
khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng ban hành kèm
theo Quyết định số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003 như sau:
1.
Khoản 1 Điều 1 được sửa đổi như sau:
“Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp
dụng
1. Quy chế này quy định việc thực
hiện nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các
ngân hàng nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia.
Căn cứ định hướng phát triển kinh tế
- xã hội của Chính phủ và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia trong từng
thời kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước ưu
tiên chiết khấu, tái chiết khấu cho các ngân hàng.”
2.
Điều 2 được sửa đổi như sau:
“Chiết khấu, tái chiết khấu (sau
đây gọi chung là chiết khấu) giấy tờ có giá của các ngân hàng là nghiệp vụ Ngân
hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà các
giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng giao dịch trên thị trường sơ cấp hoặc
thị trường thứ cấp.”
3.
Điều 6 được sửa đổi như sau:
“Điều 6. Hạn mức chiết khấu
Hạn mức chiết khấu được xác định
theo quý và là số dư tối đa mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện chiết khấu đối với
các giấy tờ có giá cho một ngân hàng tại mọi thời điểm trong quý.
1. Căn cứ vào mục tiêu của chính
sách tiền tệ quốc gia và tổng khối lượng tiền cung ứng đã được phê duyệt, Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tổng hạn mức dành cho nghiệp vụ chiết khấu
trong từng thời kỳ.
2. Căn cứ vào tổng hạn mức chiết
khấu và mục tiêu ưu tiên đầu tư tín dụng trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước
phân bổ hạn mức chiết khấu đối với từng ngân hàng.
3. Chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu
tiên của quý tiếp theo, các ngân hàng gửi hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết
khấu giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng) để làm cơ sở xác định
và thông báo hạn mức chiết khấu cho các ngân hàng trong quý.
4. Ngân hàng Nhà nước chỉ phân bổ
và thông báo hạn mức chiết khấu cho các ngân hàng có đề nghị thông báo hạn mức
chiết khấu gửi tới Ngân hàng Nhà nước đúng thời gian quy định (theo dấu bưu
điện hoặc fax). Ngân hàng Nhà nước không thực hiện phân bổ và thông báo hạn mức
cho các ngân hàng gửi giấy đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu tới Ngân hàng
Nhà nước sau thời gian quy định.”
4. Điều
12 được sửa đổi như sau:
“Điều 12. Công thức xác định số
tiền thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá của các ngân hàng
1. Trường hợp chiết khấu toàn bộ
thời hạn còn lại:
1.1. Đối với giấy tờ có giá thanh
toán lãi ngay khi phát hành:
1.1.1. Đối với giấy tờ có giá ngắn
hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành:
G =
Trong đó:
G : Số tiền Ngân hàng Nhà
nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
MG : Mệnh giá của giấy tờ có
giá;
T : Thời hạn còn lại của
giấy tờ có giá (số ngày). Thời hạn còn lại được tính từ ngày chiết khấu đến
ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá;
L : Lãi suất chiết khấu
tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
365 : Số ngày quy ước cho một
năm.
1.1.2. Đối với giấy tờ có giá dài
hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành:
G =
Trong đó:
G : Số tiền Ngân hàng Nhà
nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
MG : Mệnh giá của giấy tờ có
giá;
T : Thời hạn còn lại của
giấy tờ có giá (số ngày). Thời hạn còn lại được tính từ ngày chiết khấu đến
ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá;
L : Lãi suất chiết khấu
tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
365 : Số ngày quy ước cho một
năm.
1.2. Đối với giấy tờ có giá thanh
toán gốc, lãi một lần khi đến hạn:
1.2.1. Đối với giấy tờ có giá ngắn
hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn:
G =
Trong đó:
GT = MG x
G : Số tiền Ngân hàng Nhà
nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
GT : Giá trị của giấy tờ có
giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi;
MG : Mệnh giá;
T : Thời hạn còn lại của
giấy tờ có giá (số ngày). Thời hạn còn lại được tính từ ngày chiết khấu đến
ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá;
L : Lãi suất chiết khấu
tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
365 : Số ngày quy ước cho một
năm.
Ls : Lãi suất phát hành của
giấy tờ có giá (%/năm);
n : Kỳ hạn giấy tờ có giá
(số ngày).
1.2.2. Đối với giấy tờ có giá dài
hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi không nhập gốc):
G =
Trong đó:
GT = MG x [1 + (Ls x n)]
G : Số tiền Ngân hàng Nhà
nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
GT : Giá trị của giấy tờ có
giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi;
MG : Mệnh giá;
T : Thời hạn còn lại của
giấy tờ có giá (số ngày). Thời hạn còn lại được tính từ ngày chiết khấu đến
ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá;
L : Lãi suất chiết khấu
tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
365 : Số ngày quy ước cho một
năm.
Ls : Lãi suất phát hành của
giấy tờ có giá (%/năm);
n : Kỳ hạn giấy tờ có giá
(năm).
1.2.3. Đối với giấy tờ có giá dài
hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi nhập gốc):
G =
Trong đó:
GT = MG x (1 + Ls)n
G : Số tiền Ngân hàng Nhà
nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
GT : Giá trị của giấy tờ có
giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi;
MG : Mệnh giá;
T : Thời hạn còn lại của
giấy tờ có giá (số ngày). Thời hạn còn lại được tính từ ngày chiết khấu đến
ngày đến hạn thanh toán của giấy tờ có giá;
L : Lãi suất chiết khấu
tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
365 : Số ngày quy ước cho một
năm.
Ls : Lãi suất phát hành của
giấy tờ có giá (%/năm);
n : Kỳ hạn giấy tờ có giá
(năm).
1.3. Đối với giấy tờ có giá dài
hạn, thanh toán lãi định kỳ:
G = åi
Trong đó
G : Số tiền Ngân hàng Nhà
nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
Ci : Số tiền
thanh toán lãi, gốc lần thứ i;
i : Lần thanh toán lãi,
gốc thứ i;
L : Lãi suất chiết khấu
tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
365 : Số ngày quy ước cho một
năm.
k : Số lần thanh toán lãi
trong một năm;
Ti : Thời hạn
tính từ ngày chiết khấu đến ngày thanh toán lãi, gốc lần thứ i (số ngày);
2. Trường hợp chiết khấu có kỳ hạn:
2.1. Công thức xác định số tiền
Ngân hàng Nhà nước thanh toán cho các ngân hàng khi chiết khấu giấy tờ có giá
(giá chiều đi) được tính theo công thức nêu tại khoản 1 Điều này.
2.2. Công thức xác định số tiền các
Ngân hàng thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước khi hết thời hạn chiết khấu (giá
chiều về):
Gv =
G x
Trong đó:
Gv : Số tiền các ngân hàng
thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước khi hết thời hạn chiết khấu;
G : Số tiền Ngân hàng Nhà
nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá;
L : Lãi suất chiết khấu
tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (%/năm);
Tb : Kỳ hạn chiết khấu (tính
theo ngày) của Ngân hàng Nhà nước.”
5.
Khoản 2 Điều 13 được sửa đổi như sau:
“2. Khi hết thời hạn chiết khấu
(trường hợp chiết khấu có kỳ hạn), các ngân hàng thanh toán tiền mua lại giấy
tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước và nhận lại giấy tờ có giá theo cam kết. Nếu
sau 01 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn chiết khấu mà ngân hàng không
thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước để nhận lại giấy tờ có giá thì Ngân hàng Nhà
nước sẽ trích tiền gửi của ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nước để thanh toán.
Trường hợp tài khoản của ngân hàng
không đủ tiền thì Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển số tiền còn thiếu của ngân hàng
sang nợ quá hạn và ngân hàng phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất
chiết khấu. Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét bán các giấy tờ có giá mà Ngân hàng
Nhà nước đang nắm giữ trên thị trường tiền tệ để thu hồi số tiền còn thiếu.”
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày
đăng Công báo.
Điều 3.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Thủ trưởng các
đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc
(Giám đốc) các ngân hàng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ (2 bản);
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Lưu: VP, các Vụ PC, TD.
|
KT.
THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Nguyễn Đồng Tiến
|