Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 1178/QĐ-TTg năm 2020 về Danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại và hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1178/QĐ-TTg
Ngày ban hành 04/08/2020
Ngày có hiệu lực 04/08/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1178/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 8 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 15 tháng 11 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật gồm:

1. Báo cáo, đề án, tờ trình của Bộ Ngoại giao kiến nghị các chủ trương, chính sách tổng thể của Đảng và Nhà nước liên quan đến những vấn đề đối ngoại và quan hệ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng, các nước lớn có tầm quan trọng chiến lược đối với an ninh quốc gia và các định hướng phát triển kinh tế lớn của đất nước.

2. Kế hoạch, phương án, tài liệu phục vụ đàm phán, giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ, đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên đất liền, vùng trời, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

3. Nội dung các cuộc gặp, trao đổi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tổ chức và cá nhân nước ngoài có nội dung mang ý nghĩa quan trọng chiến lược đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng và các định hướng phát triển kinh tế lớn của đất nước.

4. Thông tin, tài liệu do nước ngoài, tổ chức quốc tế hoặc chủ thể khác của pháp luật quốc tế chuyển giao theo Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên mà các bên thỏa thuận bảo vệ ở mức độ Tuyệt mật hoặc tương đương.

Điều 2. Bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:

1. Báo cáo, đề án, tờ trình của Bộ Ngoại giao trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ có nội dung liên quan đến đánh giá tình hình quan hệ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các đối tác lớn, các nước láng giềng, khu vực, các đối tác lớn, các tổ chức quốc tế và kiến nghị chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước với các đối tác đó.

2. Về triển khai hoạt động đối ngoại:

a) Tờ trình của Bộ Ngoại giao trình Chính phủ về việc thiết lập, thay đổi mức độ hoặc đình chỉ quan hệ ngoại giao, lãnh sự với các nước và các tổ chức quốc tế liên chính phủ.

b) Tờ trình của Bộ Ngoại giao trình Chính phủ về việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

c) Đề án, tờ trình của Bộ Ngoại giao kiến nghị chủ trương xây dựng. Chương trình tổng thể hoạt động đối ngoại hàng năm, nội dung Chương trình tổng thể hoạt động đối ngoại đã được phê duyệt của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa công khai.

d) Đề án, tờ trình của Bộ Ngoại giao kiến nghị chủ trương đối với các hoạt động đối ngoại cụ thể của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và việc đón các đoàn nước ngoài thăm Việt Nam.

đ) Nội dung các cuộc gặp, trao đổi của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương với các tổ chức và cá nhân nước ngoài có nội dung ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, uy tín và vị thế quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Về công tác biên giới, lãnh thổ:

a) Báo cáo, đề án, tờ trình của Bộ Ngoại giao trình Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ về việc đàm phán, đối thoại với các nước về vấn đề biên giới lãnh thổ trong khuôn khổ quan hệ song phương hoặc tại các thể chế đa phương. Báo cáo kết quả đàm phán, giải quyết các tranh chấp, đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên đất liền, vùng trời, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

b) Báo cáo đánh giá tình hình và công tác bảo vệ, quản lý biên giới, lãnh thổ quốc gia, vùng trời, các vùng biển, hải đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ảnh hưởng đến việc giải quyết tranh chấp biên giới, ranh giới biển hoặc quan hệ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước.

c) Tờ trình của Bộ Ngoại giao trình Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ kiến nghị chủ trương, chính sách và các phương án hoạch định đường biên giới quốc gia, ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng.

d) Tờ trình của Bộ Ngoại giao trình Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ kiến nghị chủ trương, chính sách, phương án và các biện pháp đấu tranh về chính trị, ngoại giao, pháp lý, dư luận nhằm bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với đất liền, vùng trời và các vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

đ) Báo cáo, bản đồ, hải đồ liên quan đến quá trình hình thành đường biên giới quốc gia, các mốc quốc giới trên đất liền chưa công khai.

4. Báo cáo, tờ trình kiến nghị Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, đề án tổ chức, kế hoạch triển khai chủ trương, chính sách đối với tổ chức, cá nhân người Việt Nam ở nước ngoài của Bộ Ngoại giao có nội dung ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và sự ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa công khai.

5. Về công tác quản lý Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài:

[...]