Quyết định 113/2006/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 113/2006/QĐ-TTg
Ngày ban hành 24/05/2006
Ngày có hiệu lực 16/06/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 113/2006/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2010

THỦ TUỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô ngày 28 tháng 12 năm 2000;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2010 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm phát triển:

- Công nghiệp thành phố Hà Nội cần phát triển nhanh để Hà Nội phát huy vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, công nghiệp tiếp tục là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế xã hội Thủ đô, đồng thời hỗ trợ các địa phương trong vùng phát triển.

- Phát triển công nghiệp phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng vào những ngành có lợi thế so sánh như công nghệ cao, công nghệ sinh học, vật liệu mới, các ngành công nghiệp chủ đạo của nền kinh tế đất nước; đặc biệt coi trọng các yêu cầu bảo vệ môi trường, môi sinh.

- Phát triển công nghiệp Hà Nội trên cơ sở đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và ngoài quốc doanh. Chú trọng thu hút và hợp tác chặt chẽ với các tập đoàn đa quốc gia nhằm tham gia vào hệ thống sản xuất và phân phối quốc tế.

- Phát triển công nghiệp Hà Nội phải phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; kết hợp, điều tiết thống nhất, phát huy thế mạnh của từng địa phương và tổng hợp được sức mạnh của vùng.

2. Định hướng phát triển

- Tập trung phát triển các ngành tạo ra sản phẩm có hàm lượng tri thức và công nghệ cao (công nghệ tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới); các ngành có lợi thế cạnh tranh, có thương hiệu như: các sản phẩm công nghiệp điện tử (máy tính, máy văn phòng, điện tử công nghiệp, điện tử, y tế..), công nghệ thông tin, sản phẩm cơ khí chế tạo (máy công cụ và động lực, lắp ráp - chế tạo ô tô, xe máy, máy biến thế...), chế biến thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm vật liệu mới... Ưu tiên phát triển một số khu công nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội.

- Thực hiện phân công hợp tác giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong việc phát triển công nghiệp vùng, phù hợp với quy hoạch tổng thể vùng và quy hoạch toàn ngành công nghiệp. Những ngành sử dụng nhiều lao động, có nhu cầu vận chuyển khối lượng lớn sẽ chuyển dịch dần về các tỉnh lân cận và vùng ngoại ô. Những ngành gây ô nhiễm chuyển vào các khu công nghiệp để tập trung đầu mối xử lý chất thải. Hà Nội sẽ là trung tâm nghiên cứu thiết kế, chế tạo sản phẩm mới; trung tâm giao dịch, dịch vụ cung ứng, đầu mối xuất nhập khẩu hàng hoá của vùng. Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống, phù hợp với quy hoạch mở rộng thành phố và với toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

- Khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực như cơ khí, điện tử,...; phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng nguồn vốn tư nhân, tạo ra một mạng lưới các vệ tinh sản xuất và xuất khẩu cho các công ty lớn.

3. Mục tiêu

- Trong giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp là 15 - 16%/năm, giá trị tăng thêm là 12 - 13%/năm.

- Đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp bình quân 15 - 1 6%/năm.

- Đến năm 2010 đưa trình độ công nghệ của một số ngành, lĩnh vực công nghiệp chủ yếu đạt mức tiên tiến trong khu vực; thúc đẩy việc tiếp cận với công nghệ tiên tiến của thế giới. Ở một số lĩnh vực có thế mạnh; đổi mới cơ bản những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Tin học hoá hệ thống thông tin trong sản xuất, thương mại, hoạt động khoa học công nghệ và quản lý ngành công nghiệp.

- Đến năm 2010 thu hút thêm được khoảng 120 - 130 nghìn lao động chiếm khoảng 30% số lao động thu hút thêm vào nền kinh tế của thành phố. Đội ngũ lao động khoa học, kỹ thuật trong ngành công nghiệp có đủ trình độ để tiếp nhận, vận hành và khai thác có hiệu quả các công nghệ tiên tiến.

- Phát triển công nghiệp bền vững phòng ngừa và khắc phục một cách có hiệu quả việc gây ô nhiễm môi trường do các chất thải rắn công nghiệp gây ra; hình thành và phát triển các khu công nghiệp thân thiện với môi trường, các khu công nghiệp sinh thái....

Mục tiêu phát triển công nghiệp theo 10 phân ngành (tính theo giá trị sản xuất) như sau:

TT

Phân ngành công nghiệp

Tăng trưởng (%) 2006 - 2010

Tỷ trọng (%) 2010

 

Toàn ngành công nghiệp

15 - 16

100

1

Công nghiệp khai thác

7 - 8

0,6 - 0,7

2

Ngành cơ khí

17 - 18

36 - 37

3

Điện tử CNTT

18 - 19

16 - 17

4

Luyện kim

12 - 13

1,5 - 1,8

5

Hóa chất

15 - 16

9 - 9,5

6

Công nghiệp chế biến nông, lâm sản

12 - 13

11,5 - 11,8

7

Dệt may, da giầy

14 - 15

11 - 11,5

8

Sản xuất vật liệu xây dựng

14 - 15

5,5 - 6

9

Điện, ga và nước

13 - 14

6 - 6,5

10

Công nghiệp khác

14 - 15

1,8 - 2,2

Mục tiêu phát triển của 13 nhóm hàng công nghiệp chính (theo giá trị sản xuất công nghiệp) như sau:

TT

Ngành công nghiệp cấp II

Tăng trưởng (%) 2006 - 2010

Tỷ trọng (%) 2010

1

Sản xuất thiết bị điện

18 - 20

10 - 11

2

SX, sửa chữa phương tiện vận tải

16 - 17

9 - 9,5

3

Sản xuất thực phẩm và đồ uống

13 - 15

6 - 7

4

Sản xuất Radio, tivi, thiết bị truyền thông

10 - 11

6 - 7

5

Sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính

25 - 30

6 - 7

6

Sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại

14 - 15

5,5 - 6

7

Sản xuất sản phẩm bằng kim loại

17 - 19

5,5 - 6

8

Sản xuất sửa chữa xe có động cơ

15 - 16

5,5 - 6

9

Sản xuất hóa chất

15 - 16

5 - 5,5

10

Sản xuất sản phẩm dệt

12 - 13

4,5 - 5

11

Sản xuất sản phẩm cao su và plastic

16 - 17

4 - 4,5

12

Sản xuất trang phục

16 - 17

3 - 3,5

13

Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da

13 - 14

2 - 2,5

- Chuyển dịch cơ cấu ngành của công nghiệp thành phố Hà Nội theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp nhóm 1 (khai thác); tăng tỷ trọng công nghiệp nhóm 2 (chế biến), đặc biệt tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp chế biến vào năm 2010.

Các nhóm ngành công nghiệp: điện tử - công nghệ thông tin; cơ khí; chế biến thực phẩm, đồ uống; dệt may cao cấp; vật liệu xây dựng cao cấp và trang trí nội thất được xác định là nhóm ngành công nghiệp chủ lực, trong đó ngành cơ khí chiếm tỷ trọng cao nhất, ngành điện tử và công nghệ thông tin tăng tỷ trọng nhanh nhất vào năm 2010.

- Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế của công nghiệp thành phố Hà Nội theo hướng giảm tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước từ 43% năm 2005 xuống còn 34 - 35% năm 2010. Tăng tỷ trọng doanh nghiệp ngoài nhà nước từ 14,6% năm 2005 lên 16 - 17% năm 2010. Đo anh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 42% năm 2005 lên 47 - 48% năm 2010.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ