Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 108/2005/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 108/2005/QĐ-TTg
Ngày ban hành 16/05/2005
Ngày có hiệu lực 09/06/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 108/2005/QĐ-TTG

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 108/2005/QĐ-TTG NGÀY 16 THÁNG 5 NĂM 2005 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu phát triển:

Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng trong nước (cả về số lượng và chủng loại), có thể xuất khẩu khi có điều kiện; đưa ngành xi măng Việt Nam thành một ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế trong tiến trình hội nhập.

2. Quan điểm phát triển.

a) Về đầu tư:

Đầu tư các dự án xi măng phải bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội, sản phẩm có sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan và bảo đảm các yêu cầu về an ninh, quốc phòng. Ưu tiên phát triển các dự án đầu tư mở rộng, các dự án mới tại khu vực miền Nam và miền Trung, các dự án thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc. Không đầu tư mới các nhà máy xi măng lò đứng, các trạm nghiền độc lập không gắn với cơ sở sản xuất clanhke trong nước.

b) Về công nghệ:

Sử dụng công nghệ tiên tiến, tự động hoá ở mức cao, lựa chọn thiết bị phù hợp nhằm đảm bảo sản xuất sản phẩm đạt chất lượng cao, ổn định, giá thành hợp lý và sản phẩm đa dạng. Tiết kiệm tối đa tài nguyên, khoáng sản  và năng lượng trong sản xuất xi măng. Đa dạng hóa nguồn nguyên liệu, nhiên liệu cho sản xuất xi măng trong đó có sử dụng phế thải, phế liệu của các ngành công nghiệp khác, bảo đảm các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn quy định. Chuyển đổi dần công nghệ lò đứng sang lò quay và tiến tới loại bỏ công nghệ xi măng lò đứng trước năm 2020.

c) Về quy mô công suất:

Ưu tiên phát triển các nhà máy quy mô công suất lớn; lựa chọn quy mô công suất phù hợp đối với các dự án ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Các dự án chuyển đổi công nghệ từ lò đứng sang lò quay có thể áp dụng quy mô công suất vừa và nhỏ, nhưng không nhỏ hơn 1.000 tấn clanhke/ngày.

d) Về bố trí quy hoạch:

Các nhà máy sản xuất xi măng phải được lựa chọn xây dựng ở những nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu, hạ tầng và trên cơ sở nhu cầu thị trường địa phương và khu vực, có tính đến điều tiết cung cầu trong phạm vi toàn quốc, tập trung chủ yếu vào 8 khu vực có triển vọng sản xuất clanhke, xi măng:

Khu vực

Các tỉnh

I

Quảng Ninh

II

Hải Phòng - Hải Dương

III

Hòa Bình - Hà Tây - Hà Nam - Ninh Bình - Bắc Thanh Hóa

IV

Nam Thanh Hóa - Nghệ An.

V

Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế

VI

Quảng Nam -  Đà Nẵng

VII

Tây Ninh - Bình Phước

VIII

Kiên Giang

Tập trung xây dựng các nhà máy sản xuất clanhke quy mô công suất lớn tại các khu vực có tài nguyên, có điều kiện giao thông đường thuỷ thuận tiện cho việc vận chuyển clanhke vào miền Nam.

Đối với khu vực miền núi Tây Bắc, Đông Bắc chủ yếu xây dựng các nhà máy quy mô phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại chỗ và vùng lân cận.

3. Các chỉ tiêu quy hoạch.

a) Về trữ lượng mỏ nguyên liệu:

- Đối với các dự án có công suất trên 3.000 tấn clanhke/ngày : trữ lượng mỏ nguyên liệu tối thiểu phải đủ cho sản xuất liên tục 30 năm.

- Đối với các dự án có công suất dưới 3.000 tấn clanhke/ngày : trữ lượng mỏ nguyên liệu phải đủ cho sản xuất liên tục từ 20 đến 25 năm.

b) Các chỉ tiêu kỹ thuật sản xuất xi măng:

Dự án đầu tư phát triển công nghiệp xi măng phải đạt các chỉ tiêu tiên tiến về tiêu hao nhiên liệu, nguyên liệu, điện năng, vật liệu, nồng độ bụi của khí thải, cường độ tiếng ồn, mức độ tự động hoá, năng suất lao động, tỷ lệ chế tạo thiết bị trong nước.

Một số chỉ tiêu cụ thể như  sau:

Các chỉ tiêu

Loại quy mô công suất, (Tấn  clanhke/ngày)

³ 3.000

>1.000 đến < 3.000

1.000

Tiêu hao nhiệt, kcal/kg clanhke

£ 730

£ 800

£ 850

Tiêu hao điện, kwh/tấn xi măng

£ 95

£  98

£  100

Nồng độ bụi, mg/Nm3

£ 50

[...]