ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1117/QĐ-UBND
|
Quảng Nam, ngày 30 tháng 3 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 103/NQ-CP NGÀY
06/10/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ NGHỊ QUYẾT SỐ 08-NQ/TU NGÀY 27/12/2016 CỦA TỈNH ỦY
QUẢNG NAM VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 103/NQ-CP
ngày 06/10/2017 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị;
Căn cứ Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam
đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;
Theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tại Tờ trình số 35/TTr-STTTT ngày 05/02/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình
hành động thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ và
Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch
Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Ban Chỉ đạo phát triển
du lịch; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố
và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ VHTT&DL;
- TT Tỉnh ủy; TT HĐND;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban TG Tỉnh ủy; Ban VHXH HĐND tỉnh;
- CPVP;
- Các Sở, ngành, đoàn thể;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KTTH, KTN, TH, NC, KGVX.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Thanh
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 103/NQ-CP NGÀY 06/10/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ NGHỊ
QUYẾT SỐ 08-NQ/TU NGÀY 27/12/2016 CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG
NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1117/QĐ-UBND
ngày 30/3/2018 của UBND tỉnh)
Thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP
ngày 06/10/2017 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát
triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày
27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020,
định hướng đến năm 2025; UBND tỉnh xây dựng chương trình hành động với các nội
dung chính sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Chương
trình này nhằm cụ thể hóa thực hiện đầy đủ, toàn diện các quan điểm, mục tiêu,
nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của
Chính phủ; Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát
triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.
2. Xác định
rõ các nhiệm vụ để các Sở, ngành, địa phương và cơ quan liên quan xây dựng kế
hoạch hành động cụ thể, tổ chức triển khai đạt mục tiêu đề ra nhằm thúc đẩy
phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tăng cường phối hợp đồng bộ của
các Sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị liên quan trong thực hiện chương
trình hành động.
3. Trong
tổ chức thực hiện phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, đánh
giá và định kỳ báo cáo kết quả với UBND tỉnh.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Phát triển du lịch thành ngành kinh tế
mũi nhọn; phấn đấu đưa Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn
của cả nước. Mở rộng không gian phát triển du lịch về phía Nam và phía Tây của
tỉnh. Tạo ra các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu,
mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, tạo liên kết bền vững
về du lịch với các tỉnh trong khu vực và cả nước.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2020: Đón 8 triệu lượt khách du lịch, thu nhập từ du lịch đạt 15.500 tỷ đồng,
giá trị du lịch đạt từ 10% - 12% trong tổng GRDP toàn tỉnh.
Đến năm 2025: Đón từ 12 - 14 triệu lượt khách du lịch, thu nhập từ du lịch đạt
26.000 tỷ đồng, giá trị du lịch đạt từ 12% - 14% trong tổng GRDP toàn tỉnh.
II. NHIỆM VỤ
Để đạt được mục
tiêu đề ra trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường
xuyên, các Sở, ngành, địa phương và cơ quan liên quan cần cụ thể hóa và tổ chức
triển khai thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
1. Xác định rõ vai trò, nhiệm vụ
và nâng cao nhận thức về phát triển du lịch
a) Phát triển du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GRDP của tỉnh, tạo động lực chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, đem lại hiệu quả nhiều mặt về kinh tế, văn
hóa, xã hội, đối ngoại...; vai trò động lực của ngành du lịch thúc đẩy sự phát
triển của các ngành, lĩnh vực khác.
b) Tổ chức phổ biến, quán triệt,
tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của
Chính phủ về ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW
ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh
ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm
2025 đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, các Sở, Ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc,
đoàn thể, các địa phương, đơn vị và nhân dân trong tỉnh.
c) Hằng năm xây dựng kế hoạch truyền
thông trên các phương tiện truyền thông tin đại chúng một cách thường xuyên với
nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp từng vùng để tuyên truyền, phổ biến
và nâng cao nhận thức, kiến thức về phát triển du lịch trong xã hội; quảng bá
hình ảnh văn hóa, lịch sử, quê hương, con người Quảng Nam.
2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch,
kế hoạch, đầu tư phát triển du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn
hóa
a) Rà soát, điều chỉnh và thực hiện
quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2030 theo nội dung
định hướng phát triển du lịch (phía Nam, phía Đông, phía Tây) tại điểm 2, mục
II Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy để đưa vào quy hoạch chung của tỉnh; quy
hoạch du lịch Cù Lao Chàm thành khu du lịch quốc gia; lồng ghép xây dựng và triển
khai Đề án cơ cấu lại ngành du lịch của tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch
trong tình hình mới.
b) Xây dựng và triển khai thực hiện kế
hoạch phát triển du lịch hằng năm.
c) Hoàn thiện công tác thống kê du lịch
để xác định rõ vị trí ngành du lịch trong tổng thể phát triển của nền kinh tế của
tỉnh và của từng địa phương có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Xây dựng
tài khoản vệ tinh du lịch để xác định mức đóng góp của ngành du lịch trong kinh
tế chung của tỉnh.
d) Tập trung nguồn lực đầu tư, xây dựng
tại các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực phát triển du lịch ở phía Bắc, phía Nam và miền núi của tỉnh. Lập danh mục ưu
đãi đầu tư các dự án du lịch tại các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực, vùng khó khăn nhưng có tiềm năng và lợi thế phát triển. Quan tâm đầu tư
trùng tu, tôn tạo, bảo tồn các Di sản Văn hóa thế giới, di tích lịch sử - văn
hóa - danh thắng.
e) Rà soát, xây dựng và thực hiện kế
hoạch đầu tư phát triển hạ tầng giao
thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển và đường thủy nội địa phục vụ
phát triển du lịch; xây dựng hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin để nâng cao khả năng kết nối tới các khu, điểm du lịch. Thúc đẩy mở các
tuyến đường bay trong nước tại sân bay Chu Lai, tiến tới mở
tuyến đường bay quốc tế sau năm 2020.
f) Đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư
quy mô lớn như: khu du lịch dịch vụ phức hợp, trung tâm
mua sắm, giải trí chất lượng cao..., tạo động lực cho vùng gắn với việc thực hiện
cải cách thủ tục hành chính đối với cấp phép và thủ tục đầu tư.
g) Triển khai thực hiện Quyết định số
1915/QĐ-TTg ngày 30/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt dự án quy hoạch
bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa thế giới tại Khu di tích Mỹ Sơn giai đoạn 2008-2020 và Quyết định số: 78/QĐ-TTg ngày 12/01/2012 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch đầu tư tổng thể bảo tồn, tôn tạo và
phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An gắn với phát triển
thành phố Hội An và du lịch giai đoạn 2012 - 2025.
3. Xây dựng sản phẩm du lịch đặc
trưng, tạo môi trường du lịch tốt
a) Xây dựng các sản phẩm du lịch phù
hợp với lợi thế của tỉnh Quảng Nam như văn hóa, nghỉ dưỡng biển, sinh thái,
làng quê, cộng đồng...; trong đó ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch có giá
trị gia tăng cao và bền vững, gắn với tạo thương hiệu cạnh tranh lâu dài.
b) Thực hiện bình chọn, tôn vinh các
cơ sở dịch vụ du lịch
c) Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số
19/CT-UBND ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý môi trường
du lịch. Tạo môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp; bảo đảm an ninh, an toàn cho các
hoạt động du lịch; đẩy mạnh cải cách hành chính, đặc biệt cắt giảm thời gian và
hồ sơ thủ tục hành chính.
d) Tạo điều kiện thuận lợi để người
dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch; xây dựng cộng đồng
du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với khách du lịch; hỗ trợ phát triển
du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch sinh thái; phát huy vai trò của
các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phát triển du lịch.
e) Thực hiện chống quá tải về sức chứa
hạ tầng và khách du lịch tham quan Hội An.
4. Thực hiện tốt công tác quảng
bá, xúc tiến du lịch.
a) Xây dựng và thực hiện chiến lược
quảng bá xúc tiến du lịch theo thị trường khách du lịch, mục tiêu ngắn hạn và
dài hạn.
b) Lựa chọn cách thức, nội dung quảng
bá xúc tiến có hiệu quả. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác xúc tiến quảng bá du lịch, triển khai du lịch thông
minh, ứng dụng công nghệ mô phỏng thực ảo tại các điểm du lịch, kết nối website
du lịch Quảng Nam với các website du lịch trên cả nước và tích hợp các trang mạng
xã hội: Facebook, Twitter, Youtube, Instagram... để nâng cao hiệu quả quảng bá
du lịch.
c) Tổ chức các sự kiện văn hóa, thể
thao và du lịch định kỳ để tạo thương hiệu thu hút khách
du lịch. Chủ động và tích cực phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, đối tác
nước ngoài có quan hệ hợp tác với tỉnh, đẩy mạnh hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch quốc tế và các hoạt động giao lưu văn hóa ở nước ngoài, nhằm
thu hút khách quốc tế đến tham quan du lịch.
d) Phát huy vai trò của các cơ quan
truyền thông và sự tham gia của toàn xã hội trong hoạt động xúc tiến quảng bá.
Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch.
5. Tăng cường mở rộng liên kết, hợp
tác du lịch
a) Đẩy mạnh liên kết với các tỉnh,
thành phố, vùng miền Trung - Tây Nguyên...; kết nối với các trung tâm du lịch lớn
trong cả nước; liên kết hợp tác các ngành, lĩnh vực như hàng không, thương mại,
ngân hàng, thông tin truyền thông...
b) Mở rộng giao lưu, kết nối, hợp tác
thông qua ngoại giao văn hóa, du lịch với các cơ quan, tổ chức quốc tế. Tranh
thủ thời cơ hội nhập quốc tế, liên kết với các nước để mở rộng thị trường, khai
thác tốt tuyến hành lang xuyên Á, qua đường hàng không, hàng hải quốc tế.
c) Huy động sự tham gia của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động phát triển du lịch.
6. Hoàn thiện cơ chế, chính sách
phát triển du lịch
a) Xây dựng và thực hiện chính sách
phát triển du lịch cộng đồng. Nghiên cứu cơ chế, chính sách cho phát triển du lịch
miền Núi.
b) Thực hiện mạnh mẽ hợp tác công tư
(PPP) trong quản lý và phát huy các di sản văn hóa, tài nguyên du lịch. Nghiên
cứu xây dựng quỹ phát triển du lịch theo hướng thu hút các nguồn lực xã hội hóa
để phát huy hiệu quả hoạt động du lịch.
c) Xây dựng và thực hiện Đề án cơ chế đặc thù bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới (Hội
An, Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm, Nước Oa) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
d) Ban hành các quy định về tăng cường
thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, giám sát trách nhiệm của các ngành, địa phương
trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh du lịch. Nâng cao và phát huy hiệu quả hoạt động của Hiệp
hội Du lịch Quảng Nam.
e) Xây dựng và thực hiện Đề án phát
triển nông lâm nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch.
f) Đẩy mạnh thực hiện chuyển từ phí
sang giá dịch vụ đối với các hoạt động du lịch.
7. Thực hiện tốt công tác đào tạo,
bồi dưỡng và phát triển lao động du lịch
a) Tập trung đầu tư Trường Trung cấp
Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Quảng Nam trở thành đơn vị trọng điểm đào tạo, bồi
dưỡng lao động cho ngành du lịch của tỉnh. Khuyến khích các trường, doanh nghiệp
đào tạo, đào tạo lại lao động du lịch. Tăng cường liên kết giữa nhà trường và
doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch.
b) Xây dựng kế hoạch đào tạo lao động
cho ngành du lịch của tỉnh gắn với các chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề
cho người dân trong vùng dự án.
c) Các trường chuẩn hóa chương trình
đào tạo nghề phù hợp với Bộ tiêu chuẩn nghề du lịch Việt Nam (VTOS) và Bộ tiêu
chuẩn năng lực chung ASEAN.
d) Tăng cường đào tạo cán bộ làm công
tác quản lý nhà nước về du lịch, cử cán bộ đào tạo chuyên sâu về du lịch.
8. Tăng cường công tác quản lý nhà
nước về du lịch
a) Kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt
động của tổ chức, bộ máy và cán bộ làm du lịch từ tỉnh đến cơ sở. Thực hiện tốt
công tác quản lý nhà nước về du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách.
b) Triển khai hướng dẫn thi hành Luật
Du lịch năm 2017 và các văn bản liên quan cho cán bộ công chức, người lao động
và doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh đảm bảo việc thi hành đúng pháp luật.
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra các hoạt động du lịch theo quy định; kiểm soát chất lượng dịch vụ du lịch.
Phát huy vai trò của Trung tâm Hỗ trợ Du khách Quảng Nam.
d) Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt
động của Bản Chỉ đạo phát triển du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch
trong tình hình mới. Tổ chức giao lưu, trao đổi, nghiên cứu
kinh nghiệm quản lý nhà nước với các địa phương để áp dụng thực hiện hiệu quả tại
Quảng Nam.
e) Thực hiện các biện pháp quản lý và
khai thác tài nguyên du lịch gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi
khí hậu tác động đến du lịch.
f) Thực hiện tốt công tác cải cách
hành chính và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cơ quan liên quan trong hoạt động
du lịch.
(Đính kèm phụ lục Danh mục các nội dung công
việc cụ thể giai đoạn 2018 - 2020)
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Tham mưu UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo
phát triển du lịch chỉ đạo, đôn đốc và điều phối việc triển
khai thực hiện Chương trình hành động này.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin
và Truyền thông và các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến Chương trình này và các văn bản liên quan.
c) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền
phê duyệt các chương trình, dự án, đề án của Chương trình hành động này theo
nhiệm vụ.
d) Hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng;
xây dựng chiến lược quảng bá xúc tiến du lịch theo thị trường
khách du lịch, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác xúc tiến quảng bá du
lịch; đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch; tham mưu nghiên cứu xây dựng Quỹ
phát triển du lịch.
2. Sở Tài chính:
a) Cân đối và trình cấp có thẩm quyền
ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ liên quan thuộc Chương trình
hành động này.
b) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, các cơ quan liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành
các cơ chế, chính sách về tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát
triển du lịch.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Ưu tiên cân đối nguồn kinh phí chi
đầu tư phát triển du lịch, vốn đầu tư công để hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch
theo các nhiệm vụ thuộc Chương trình hành động này.
b) Rà soát, bổ sung các chính sách
khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư tại các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực
phát triển du lịch.
c) Đề xuất cơ chế thu hút các nhà đầu
tư chiến lược hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp,
dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng
cao tại các địa bàn trọng điểm. Tham mưu UBND tỉnh cơ chế phối hợp làm việc các
ngành, địa phương trong tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân
hoạt động du lịch.
4. Sở Nội vụ: Xây dựng văn bản hướng dẫn tổ chức bộ máy cán bộ ngành du lịch đồng bộ,
chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong
tình hình mới.
5. Sở Giao thông vận tải:
a) Rà soát, xây dựng và trình cấp có
thẩm quyền ban hành kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, đường
sắt, đường không, đường biển và đường thủy nội địa phục vụ phát triển du lịch.
b) Xúc tiến mở thêm đường bay trong nước tại sân bay Chu Lai, tiến tới mở tuyến đường bay quốc tế sau
năm 2020.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Xây dựng biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu tác động
đến du lịch.
7. Sở Ngoại
vụ: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực
hiện tốt các thủ tục cho khách du lịch quốc tế; phối hợp triển khai các chương
trình, hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch và tổ chức các sự kiện giao lưu văn
hóa, thể thao, du lịch mang tính quốc tế.
8. Sở Công Thương: Lồng ghép xúc tiến thương mại với xúc tiến quảng bá du lịch; phối hợp
với các Sở, ngành, địa phương thúc đẩy phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ -
hàng lưu niệm du lịch; quản lý và khai thác có hiệu quả “Con dấu xác thực” chứng nhận, bảo hộ sản phẩm thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc từ
Quảng Nam.
9. Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội: Chỉ đạo đổi mới cơ chế hoạt động, tăng cường năng
lực cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về du lịch. Phối hợp hướng dẫn bộ tiêu
chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với các ngành nghề trong lĩnh vực du lịch. Tăng
cường công tác tuyên truyền, phổ biến Quyết định số 3577/QĐ-UBND ngày
14/10/2016 của UBND tỉnh Quảng Nam Quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo lao động
cho chương trình, dự án trọng điểm và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai
đoạn 2016 - 2020.
10. Sở Y tế: Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, cấp chứng nhận
cho các cơ sở phục vụ ăn uống phục vụ khách du lịch nhằm đảm bảo an toàn vệ
sinh thực phẩm.
11. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng, hệ thống thông tin
cơ sở tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người
dân về du lịch trong xã hội; tham mưu UBND tỉnh Đề án du lịch thông minh.
12. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương
liên quan tham mưu UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Đề án phát triển làng nghề truyền
thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Lồng ghép các nội dung phát
triển du lịch vào chương trình phát triển nông thôn mới, phát triển ngành nghề
nông thôn.
13. Trung tâm Hành chính Công và
Xúc tiến Đầu tư: Tăng cường xúc tiến đầu tư các dự án
du lịch trọng điểm, dự án động lực để thúc đẩy phát triển du lịch; cải cách thủ
tục hành chính; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
14. Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu
Lai: Lập danh mục ưu đãi đầu tư các dự án du lịch tại
các địa bàn trọng điểm; đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư quy mô lớn.
15. Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh
- Truyền hình Quảng Nam: Xây dựng chuyên trang, chuyên
mục, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức
về du lịch trong xã hội.
16. Cục Thống kê: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch bổ sung, hoàn thiện hệ thống thống kê ngành du lịch; xây dựng tài khoản vệ
tinh du lịch để xác định mức đóng góp của ngành du lịch trong
kinh tế chung của tỉnh.
17. Công an tỉnh: Xây dựng các phương án đảm bảo an ninh, trật tự và tạo thuận lợi cho
khách du lịch và doanh nghiệp hoạt động du lịch. Triển khai các biện pháp nhằm
chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh ngăn chặn tội phạm, các hành vi vi phạm
pháp luật góp phần đảm bảo an ninh du lịch, an toàn cho du khách.
18. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Tham mưu các giải pháp cụ thể bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh
các điểm phát triển du lịch.
19. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
Phối hợp với ngành, địa phương liên
quan trong công tác quản lý, kiểm soát con người, phương
tiện vận chuyển khách du lịch tại khu vực biên giới, hải đảo, đảm bảo an ninh,
an toàn cho du khách.
20. Hiệp hội Du lịch Quảng Nam: Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phát triển
du lịch. Huy động sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhằm tạo
nguồn lực để tổ chức các hoạt động phục vụ cho việc phát triển du lịch.
21. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã,
thành phố:
a) Xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện
chương trình hành động này; định kỳ sơ kết, đánh giá tình
hình thực hiện gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
b) Chỉ đạo việc rà soát, xây dựng chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
c) Tăng cường quản lý điểm đến, quản
lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch.
d) Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo
môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch.
e) Ban hành các văn bản theo thẩm quyền
để phát triển các tiềm năng, thế mạnh du lịch của địa phương; đẩy mạnh liên kết các địa phương để phát triển sản phẩm, thị trường và các chuỗi
giá trị du lịch.
Trên đây là Chương trình hành động thực
hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 06/10/2017 của Chính phủ và Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về
phát triển du lịch Quảng Nam, yêu cầu các Sở, ngành, địa phương phối hợp triển
khai thực hiện đạt mục tiêu đề ra. Trong quá trình thực hiện
Chương trình hành động này, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung, các Sở, ngành, địa
phương chủ động phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo UBND tỉnh
sửa đổi, bổ sung phù hợp./.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC NỘI DUNG CÔNG VIỆC CỤ THỂ GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày
06/10/2017 của Chính phủ và Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy
Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm
2025)
TT
|
Danh
mục các đầu việc
|
Cơ
quan chủ trì tham mưu
|
Cơ
quan phối hợp triển khai thực hiện
|
Thời
gian
|
Ghi
chú
|
1
|
Tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên
truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết số 08/NQ-TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy về
phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và Nghị
quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch
thành ngành kinh tế mũi nhọn
|
Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Ban
Tuyên giáo Tỉnh ủy; UBND huyện, thị xã, thành phố; Các cơ quan truyền thông
|
2018
|
|
2
|
Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển
hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường không, đường biển và đường thủy
nội địa phục vụ phát triển du lịch, nâng cao khả năng, kết nối giao thông tới
các khu, điểm du lịch.
|
Sở
Giao thông vận tải
|
Sở,
Ban, ngành, địa phương liên quan
|
2018
|
|
3
|
Xây dựng Đề án quy định chính sách
hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng đến năm 2025
|
Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Sở,
Ban, ngành, địa phương liên quan
|
2018
|
Trình
HĐND
|
4
|
Lập quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, lồng ghép xây dựng và
triển khai Đề án cơ cấu lại ngành du lịch của tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển
du lịch trong tình hình mới.
|
Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
UBND
các huyện, thị xã, thành phố; các Sở, Ban, ngành liên quan
|
2018-2019
|
|
5
|
Tổ chức điều tra hoàn thiện các chỉ
tiêu thống kê ngành du lịch trong hệ thống thống kê của tỉnh
|
Cục
Thống kê
|
Sở,
Ban, ngành, địa phương liên quan
|
2018-2019
|
|
6
|
Xây dựng và quảng bá bộ công cụ nhận
diện thương hiệu du lịch Quảng Nam.
|
Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Sở,
ban, ngành, địa phương liên quan
|
2018-2019
|
|
7
|
Thực hiện hợp tác công tư trong quản
lý và phát triển du lịch tại Khu di tích Mỹ Son
|
UBND
huyện Duy Xuyên
|
Sở,
ban, ngành, địa phương liên quan
|
2018-2019
|
|
8
|
Xây dựng kế hoạch xúc tiến các nguồn
lực đầu tư phát triển sân bay Chu Lai
|
BQL
Khu KTM Chu Lai
|
Sở,
ban, ngành, địa phương liên quan
|
2018-2019
|
|
9
|
Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn
nhân lực du lịch gắn với chính sách hỗ trợ đào tạo lao động cho chương trình,
dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
|
Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở, ngành, địa phương liên quan
|
2018-2019
|
|
10
|
Xây dựng và thực hiện Đề án cơ chế
đặc thù bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới Hội An
|
UBND
thành phố Hội An
|
Sở, Ban,
ngành, địa phương liên quan
|
2018-2019
|
|
11
|
Xây dựng cơ chế thu hút ưu đãi các
nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực du lịch
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư
|
Sở,
Ban, ngành, địa phương liên quan
|
2018-2019
|
|
12
|
Thu hút đầu tư khu du lịch tâm linh
tại vùng hồ Phú Ninh
|
Sở Kế
hoạch và Đầu tư
|
Sở,
Ban, ngành, địa phương liên quan
|
2018-2019
|
|
13
|
Thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển
du lịch tại Phật Viện Đồng Dương
|
UBND
huyện Thăng Bình
|
Sở,
Ban, ngành, địa phương liên quan
|
2018-2019
|
|
14
|
Lập quy hoạch phát triển du lịch tại
xã đảo Tam Hải
|
UBND
huyện Núi Thành
|
Sở,
Ban, ngành, địa phương liên quan
|
2018-2019
|
|
15
|
Xây dựng và thực hiện Đề án cơ chế đặc
thù bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới (Hội An, Mỹ Sơn, Cù Lao
Chàm, Nước Oa) theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
|
UBND
các huyện, Tp liên quan: Hội An, Duy Xuyên, Bắc Trà My
|
Sở,
Ban, ngành liên quan
|
2018
-2019
|
|
16
|
Thực hiện Quyết định số
4143/QĐ-UBND ngày 30/10/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt Đề án hỗ trợ đầu
tư cấp thiết hạ tầng du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh giai
đoạn 2016-2020
|
Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Sở,
Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan
|
2018-2020
|
|
17
|
Lập dự án tập trung đầu tư cảng biển
và cảng thủy nội địa chuyên dụng tại các địa bàn có điều kiện thuận lợi phát triển
du lịch đường biển và đường sông. Mở các tuyến du lịch đường thủy nội địa
liên tỉnh
|
Sở
Giao thông vận tải
|
Sở,
ngành, địa phương có liên quan
|
2018-2020
|
|
18
|
Thúc đẩy mở thêm đường bay trong nước
tại sân bay Chu Lai, tiến tới mở tuyến đường bay quốc tế sau năm 2020
|
Sở
Giao thông vận tải
|
Các
Sở, Ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố
|
2018-2020
|
|
19
|
Hoàn thiện việc lập hồ sơ dự án đầu
tư xây dựng Công viên địa chất quốc gia và toàn cầu
|
UBND
huyện Núi Thành
|
Các
Sở, Ban, ngành, Sở VHTT&DL Quảng Ngãi
|
2018-2020
|
|
20
|
Xây dựng kế hoạch phát triển địa đạo
Kỳ Anh trở thành một điểm du lịch đặc trưng đối với khu vực miền Trung - Tây
Nguyên
|
UBND
thành phố Tam Kỳ
|
Các Sở,
Ban, ngành có liên quan
|
2018-2020
|
|
21
|
Thực hiện Chỉ thị số 19/CT-UBND
ngày 21/11/2013 của UBND tỉnh Quảng Nam về tăng cường công tác quản lý môi
trường du lịch, bảo đảm an ninh an toàn cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh
|
Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố
|
Các
Sở, Ban, ngành có liên quan
|
2018-2020
|
|
22
|
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số
3552/KH-UBND ngày 03/9/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam về xúc tiến du lịch tỉnh
Quảng Nam giai đoạn 2015-2020
|
Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các
Sở, Ban, ngành, địa phương có liên quan
|
2018-2020
|
|
23
|
Xây dựng, thực hiện Đề án phát triển
nông lâm nghiệp gắn với du lịch.
|
Sở
Nông nghiệp và PTNT
|
Sở,
ngành liên quan
|
2018-2020
|
|
24
|
Đẩy nhanh tiến độ khai thông tuyến
đường ven biển Duy Hải - Chu Lai để phát triển du lịch ven biển
|
BQL
Khu KTM Chu Lai
|
Sở,
Ban, ngành, địa phương liên quan
|
2018-2020
|
|
25
|
Tập trung nguồn lực đầu tư tuyến đường
Duy Hải - Mỹ Sơn
|
Sở Giao
thông vận tải
|
Sở,
Ban, ngành, địa phương liên quan
|
2018-2020
|
|
26
|
Khơi thông sông Cổ Cò, sông Trường
Giang kết hợp phát triển du lịch sinh thái, làng quê, kết nối phát triển du lịch
ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng
|
Sở
Giao thông vận tải
|
Sở, Ban,
ngành, địa phương liên quan
|
2018-2020
|
|
27
|
Xây dựng các trạm thông tin du lịch
điện tử tại các khu, điểm du lịch trọng điểm của địa phương để cung cấp thông
tin và hướng dẫn du khách.
|
Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Sở, ngành,
địa phương liên quan
|
2018
- 2020
|
|
28
|
Tập trung đầu tư và thu hút đầu tư
phát triển du lịch thu hút khách tại bãi tắm Hạ Thanh và Tam Thanh
|
UBND
thành phố Tam Kỳ
|
Sở,
Ban, ngành, địa phương liên quan
|
2018-2020
|
|
29
|
Xây dựng Chiến lược xúc tiến quảng
bá du lịch Quảng Nam đến năm 2025
|
Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Sở,
Ban, ngành, địa phương liên quan
|
2019
|
|
30
|
Tiến hành điều tra, thống kê để
tính GRDP du lịch đóng góp vào GRDP tỉnh Quảng Nam
|
Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch
|
Cục
Thống kê và Sở, ngành, địa phương liên quan
|
2019
|
|
31
|
Lập quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch thành phố Hội An đến năm 2030
|
UBND
thành phố Hội An
|
Sở,
Ban, ngành, địa phương liên quan
|
2019-2020
|
|
32
|
Lập Quy hoạch du lịch Cù Lao Chàm
|
UBND
thành phố Hội An
|
Sở,
Ban, ngành, địa phương liên quan
|
2019-2020
|
|
33
|
Hoàn thành xây dựng cụm công trình
công viên văn hóa, thể thao và du lịch trước Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng
|
UBND
thành phố Tam Kỳ
|
Sở,
Ban, ngành, địa phương liên quan
|
2020
|
|