ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
111/2003/QĐ-UB
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 09 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU ĐÔ THỊ MỚI THỊNH LIỆT,
TỶ LỆ 1/2000.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội;
Căn cứ Nghị định số 91/CP ngày 17/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều
lệ Quản lý Quy hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định số 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 322/BXD-ĐT ngày 28/12/1993 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc
ban hành Quy định lập các đồ án Quy hoạch xây dựng đô thị;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc tại tờ trình số:
372/2002/TTr-KTST ngày 15 tháng 8 năm 2002.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Thịnh Liệt, (huyện
Thanh Trì và quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), tỷ lệ 1/2000, do Viện Quy hoạch Xây dựng
Hà Nội lập với những nội dung chủ yếu như sau:
1- Vị trí, ranh giới
và quy mô:
1.1- Vị trí: Khu đô thị mới Thịnh Liệt
nằm Phía Đông Nam Thành phố Hà Nội, thuộc địa giới hành chính của: xã Thịnh Liệt
(huyện Thanh Trì) và phường Hoàng Văn Thụ, Tương Mai (quận Hai Bà Trưng) - Hà Nội.
1.2- Ranh giới:
- Phía Bắc giáp khu quy hoạch Đền Lừ
II (đang triển khai XD).
- Phía Đông giáp đường quy hoạch và
khu đô thị dự kiến xây dựng mới.
- Phía Tây giáp khu dân cư và đường quy
hoạch dự kiến.
- Phía Nam giáp Công viên Hồ Yên Sở.
1.3- Quy mô:
Tổng diện tích đất: 407.842 m2
(~40,78 ha).
Dân số dự kiến: 10.000 người.
2- Nội dung quy hoạch
chi tiết:
2.1- Mục tiêu:
- Xây dựng khu đô thị mới Thịnh Liệt
đồng bộ về cơ sở hạ tầng đô thị đảm bảo cho sự phát triển ổn định, lâu dài, phù
hợp với Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt; góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển nhà
ở của Thành phố trong những năm tới, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất
cho nhân dân.
- Trên cơ sở quy hoạch chi tiết được duyệt,
UBND Thành phố sẽ xem xét giao Chủ đầu tư tổ chức nghiên cứu lập Dự án đầu tư
và xây dựng khu đô thị mới Thịnh Liệt theo đúng quy định quản lý đầu tư và xây
dựng.
2.2- Chỉ tiêu sử dụng đất:
Tổng diện tích đất: 407.842 m2, được
quy hoạch theo các bảng sau:
BẢNG TỔNG HỢP CHỈ TIÊU QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT
Số TT
|
Chức năng sử dụng
|
Diện tích (m2)
|
Tỷ lệ (%)
|
1
|
Công cộng Thành phố
|
10628
|
2.61
|
2
|
Đất hỗn hợp
|
10487
|
2.57
|
3
|
Đất đơn vị ở
|
307648
|
75.43
|
4
|
Đất tuyến điện và hành lang bảo vệ
|
3674
|
0.90
|
5
|
Đất đường khu vực và phân khu vực 22,2≤B≤40,0m
|
75405
|
18.49
|
|
Tổng cộng
|
407842
|
100.00
|
BẢNG
TỔNG HỢP CHỈ TIÊU ĐẤT ĐƠN VỊ Ở
Số TT
|
Chức năng sử dụng
|
Diện tích (m2)
|
Tỷ lệ (%)
|
1
|
Đất công cộng đơn vị ở
|
19328
|
6.28
|
2
|
Đất trường học
|
46816
|
15.22
|
3
|
Đất ở
|
178220
|
57.93
|
4
|
Đất cây xanh + TDTT
|
22911
|
7.45
|
5
|
Đất đường + Bãi đỗ xe
|
40373
|
13.12
|
|
Tổng cộng
|
307648
|
100.00
|
Trong đó:
Đất ở
|
178.220 m2
|
Tỷ lệ
|
100,00%
|
- Đất ở cao tầng
|
116.748 m2
|
---
|
65,5%
|
- Đất ở thấp tầng (nhà vườn và biệt
thự)
|
61.472 m2
|
---
|
34,5%
|
2.3- Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc và cảnh
quan:
- Bố trí các công trình công cộng, công trình hỗn hợp phục
vụ cho nhu cầu của Thành phố và khu vực gần các đường giao thông lớn, tạo không
gian kiến trúc đô thị, tạo cảnh quan cho khu vực. Tổ chức mạng lưới giao thông
đô thị liên hệ với các công trình và cụm công trình hợp lý, thuận tiện cho người
sử dụng.
- Quy hoạch khu vực xây dựng nhà cao tầng vào khu trung
tâm của khu đô thị, dọc theo trục đường nối từ khu Đền Lừ xuống công viên Yên Sở
và dọc theo các tuyến đường phía Bắc của khu đô thị, giáp với khu dân cư hiện
có. Phía Tây và phía Nam của khu đô thị mới bố trí khu nhà vườn, biệt thự tạo
không gian mở, có tầm nhìn thoáng. Tỷ lệ xây dựng nhà ở cao tầng hợp lý, tăng
khả năng định cư tại khu đô thị, sử dụng đất có hiệu quả.
- Tận dụng quỹ đất khi thực hiện cống hóa tuyến thoát nước,
và khai thác làm mặt đường giao thông phân khu vực.
Quy hoạch sử dụng đất và tổ chức không gian:
Đất công trình công cộng cấp thành phố: Bố trí công
trình công cộng cấp Thành phố tại góc tuyến đường khu vực (40m) và đường phân
khu vực (30m), tầng cao trung bình 10,8 tầng, đối diện với khu công viên Đền Lừ
II. (Có diện tích: 10.628 m2).
Đất công trình hỗn hợp: Tại góc tuyến đường phân khu vực
ở phía Tây và đường phân khu vực ở phía Nam khu đô thị, bố trí cụm công trình hỗn
hợp (Văn phòng, dịch vụ - thương mại, căn hộ ở cao cấp), được thực hiện với 30%
diện tích sàn dành cho ở cao cấp, tạo điểm kết không gian cuối đường phân khu vực,
tầng cao trung bình 12 tầng. (Có diện tích: 10.487 m2).
Đất công trình công cộng đơn vị ở: (Thương mại, hành
chính, trụ sở) được bố trí ở phía Tây và phía Đông của khu đô thị, góc đường
phân khu vực 37m, 30m và đường 22,2m, có tầng cao trung bình 2,8 - 5 tầng (Có
diện tích: 19.328 m2).
Đất xây dựng nhà ở: (Tổng diện tích 178.220 m2)
- Bố trí nhà ở cao tầng dọc theo các trục đường chính, tận
dụng lợi thế mặt đường, tiết kiệm để xây dựng, dọc trục đường 40m bố trí công
trình cao tầng (theo dự kiến khu Đền Lừ III). Bố trí thành từng ô đất thuận lợi
cho đầu tư xây dựng. Kết hợp dịch vụ công cộng và dịch vụ cho khu nhà cao tầng
tại tầng 1 của công trình, tầng cao trung bình 9 - 12 tầng (Có tổng diện tích:
116.748 m2 chiếm 65,5% đất ở).
- Nhà ở thấp tầng được bố trí nằm ở phía Tây và phía Nam
của khu đô thị, kết hợp với các khu cây xanh đơn vị ở. Nhà vườn và biệt thự, tầng
cao trung bình 3 tầng (Có tổng diện tích: 61.472 m2 chiếm 34,5%).
Đất cây xanh, TDTT: Cây xanh tập trung được bố trí tại
trung tâm nhóm nhà ở phục vụ dân cư trong các khu nhà cũng như các vùng lân cận,
có thể xây dựng một số công trình phụ trợ cho sinh hoạt của người dân (Có diện
tích: 22.911 m2).
Đất tuyến điện cao thế và hành lang cách ly: Dọc theo trục
đường nhánh chính khu vực có tuyến điện 110KV theo hướng Đông Tây, có hành lang
bảo vệ, tạo thành trục cây xanh xuyên suốt qua khu vực, góp phần cải tạo khí hậu
cũng như cảnh quan môi trường. (Có diện tích: 3.674 m2).
Đất đường và bãi đỗ xe: Được bố trí phù hợp với quy chuẩn
xây dựng VN. Tổ chức gara trong tầng dưới của các công trình công cộng, công
trình hỗn hợp và các khu nhà ở cao tầng.
2.4- Quy hoạch giao thông:
a- Đường cấp khu vực và phân khu vực:
- Đường khu vực có mặt cắt ngang B = 40,0m nằm ở ranh giới
phía Bắc khu đô thị.
- Phía Tây và phía Nam khu đô thị là tuyến đường phân
khu vực có mặt cắt ngang đường B = 30,0m.
- Phía Đông khu đô thị là đường phân khu vực với mặt cắt
ngang là 37,0m. Đây là tuyến đường có kết hợp với dải cây xanh nối từ khu nhà ở
Đền Lừ với công viên Hồ Yên Sở.
- Từ phía Đông sang phía
Tây (ở trung tâm của khu đô thị) có tuyến đường phân khu vực, với quy mô mặt cắt
ngang đường rộng 22,2m.
b- Mạng lưới đường nhánh:
- Mạng đường nhánh với quy mô mặt cắt nhỏ hơn 17,5m, mục
tiêu là đảm bảo giao thông giữa các nhóm nhà ở và các khu chức năng như trường
học, nhà trẻ, các công trình công cộng trong khu vực; đấu nối với hệ thống đường
quy hoạch cấp thành phố, tăng khả năng liên hệ giao thông từ khu đô thị mới Thịnh
Liệt với các khu vực khác của thành phố.
- Mạng đường nhánh được
thiết kế thành tuyến liên tục, theo tiêu chuẩn quy chuẩn xây dựng, bề rộng hè để
tối thiểu là 3,0m đảm bảo đủ diện tích để bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật
như cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc...
c- Mạng lưới đường vào nhà:
Đường vào nhà được quy
hoạch có bề rộng là 11,5m, phục vụ đi lại đến từng công trình. Bó vỉa tại các
tuyến đường 11,5m khi xây dựng phải bảo đảm chiều cao tối thiểu để tận dụng làm
đường giao thông khi cần thiết. (Quy hoạch chi tiết được thể hiện cụ thể ở tỷ lệ
1:500).
e- Bãi đỗ xe tập trung:
Bố trí các bãi đỗ xe kết hợp với trồng cây xanh dọc tuyến
điện và gần các công trình cao tầng, đáp ứng đủ chỗ đỗ xe theo yêu cầu của khu
đô thị mới.
2.5- Định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
a- San nền và thoát nước mưa:
- Cao độ san nền của khu đô thị mới trung bình là +6,0m.
Cao độ cao nhất khoảng +6,30m, thấp nhất là +5,80m.
- Hệ thống thoát nước
mưa được quy hoạch là hệ thống cống ngầm bê tông cốt thép, bố trí dọc theo các
trục đường khu vực, phân khu vực, thoát vào hệ thống chung và hồ điều hòa Yên Sở.
Kết cấu hệ thống cống thoát nước mưa trong khu đô thị gồm các hố thu nước mưa,
cống ngầm, hệ thống giếng kiểm tra được bố trí trên các tuyến đường vào nhà và
đường nhánh, được đấu nối ra các tuyến cống chính trên đường khu vực và phân
khu vực.
b- Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường:
- Hệ thống thoát nước bẩn được quy hoạch tách riêng với
hệ thống thoát nước mưa, và được xử lý cục bộ trước khi thải vào hệ thống chung
của toàn khu vực. Để đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường trong khu vực đô
thị và công viên Hồ Yên Sở, không xả nước thải vào hệ thống hồ điều hòa Yên Sở.
- Rác thải được thu gom
tập trung tại các khu vực được quy định trong khu đô thị (có thể kết hợp trong
các hành lang cánh ly công trình hạ tầng kỹ thuật) và được vận chuyển đến các
khu xử lý rác thải của thành phố. Hệ thống thùng rác có nắp đậy được bố trí gần
các công trình công cộng, công viên cây xanh, khu dân cư thấp tầng để đảm bảo
thu gom rác triệt để, giữ gìn vệ sinh môi trường.
c- Cấp nước:
- Nguồn cấp nước cho khu đô thị mới Thịnh Liệt được lấy
từ Nhà máy nước Nam Dư và Nhà máy nước Pháp Vân thông qua hệ thống ống truyền dẫn
D600mm trên đường Nguyễn Tam Trinh và đường giao thông khu vực ở phía Bắc khu đô
thị mới.
- Các tuyến ống phân phối chính được tính toán theo nhu
cầu dùng nước của khu vực dự án và bố trí chủ yếu trên các tuyến đường nhánh
trong khu đô thị để đảm bảo cấp nước đến từng lô đất xây dựng công trình công cộng,
nhà ở, các công trình hạ tầng xã hội, các khu công viên cây xanh và vui chơi giải
trí trong khu đô thị.
- Đối với các công trình
cao tầng, thực hiện cấp nước bằng hệ thống trạm bơm, bể chứa cho các công
trình. Công suất của các trạm bơm và bể chứa sẽ được tính toán phù hợp với nhu
cầu sử dụng nước của các công trình.
d- Cấp điện:
- Nguồn cấp điện được lấy từ trạm biến thế 110/35/6 Kv
Mai Động hiện có ở phía Đông khu đô thị. Trạm Mai Động trong tương lai sẽ được
nâng cấp điện áp trung thế lân 22 Kv theo quy hoạch của ngành điện.
- Các tuyến cáp ngầm
trung thế cung cấp cho các trạm biến áp trong khu đô thị sẽ được bố trí dọc đường
giao thông khu vực ở phía Bắc khu đô thị và đi theo các tuyến đường nhánh đến
các trạm hạ thế 22/0,4 Kv trong khu đô thị.
e- Thông tin bưu điện:
- Để phục vụ cho các thuê bao trong khu vực, sẽ xây dựng
1 tổng đài nội thị với dung lượng thích hợp, kết hợp với dịch vụ của bưu cục đặt
trong khu đô thị mới và phục vụ cho toàn bộ khu đô thị phía Bắc hồ Yên Sở. Cáp
gốc từ tổng đài nội thị đến các tủ cáp được quy hoạch đi ngầm.
- Tuyến trung kế cáp
quang được nối từ Tổng đài Mai Động và bố trí ngầm dọc theo tuyến đường Nguyễn
Tam Trinh và đường phía Bắc khu đô thị.
f- Hệ thống công trình ngầm:
Xây dựng hệ thống tuynel kỹ thuật để bố
trí các công trình đường dây, đường ống kỹ thuật, đảm bảo an toàn cho các tuyến
kỹ thuật này và quản lý khai thác ổn định trong tương lai. Việc bố trí cụ thể
các tuyến tuynel kỹ thuật này sẽ được xác định cụ thể trong quy hoạch chi tiết
tỷ lệ 1/500.
Điều 2: - Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc căn cứ nội dung quy hoạch
chi tiết Khu đô thị mới Thịnh Liệt được phê duyệt, chịu trách nhiệm kiểm tra,
xác nhận hồ sơ bản vẽ thiết kế kèm theo trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký Quyết
định này; Phối hợp với UBND Huyện Thanh Trì, UBND Quận Hai Bà Trưng tổ chức
công bố công khai quy chi tiết được phê duyệt cho các tổ chức và nhân dân biết,
giám sát và thực hiện.
- Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến
trúc có trách nhiệm phối hợp cùng Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường
hướng dẫn chủ đầu tư tổ chức nghiên cứu, lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
đối với đồ án Quy hoạch chi tiết này theo quy định của Pháp luật về bảo vệ
môi trường, trình cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định và phê duyệt.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
Thanh Trì và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hai Bà Trưng có trách nhiệm tổ chức
kiểm tra, giám sát xây dựng theo quy hoạch; xử lý các trường hợp xây dựng sai
quy hoạch theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
- Quyết định này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3:
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
Thành phố, Giám đốc các Sở: Quy hoạch Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Địa chính
- Nhà đất, Xây dựng, Giao thông công chính, Tài chính Vật giá, Khoa học Công
nghệ và Môi trường; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân quận Hai Bà Trưng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Thịnh Liệt; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các phường: Hoàng Văn Thụ, Tương Mai; Thủ trưởng các Sở, Ngành,
các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
T/M.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH
Hoàng Văn Nghiên
|