Quyết định 1106/QĐ-UBND năm 2020 về Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn Nghệ An
Số hiệu | 1106/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/04/2020 |
Ngày có hiệu lực | 10/04/2020 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Nghệ An |
Người ký | Bùi Đình Long |
Lĩnh vực | Giáo dục |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1106/QĐ-UBND |
Nghệ An, ngày 10 tháng 4 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA LỚP 1 THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30/01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 541/TTr-SGD&ĐT ngày 2 tháng 4 năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trên địa bàn Nghệ An, cụ thể:
Tiêu chí 1. Phù hợp với việc học của học sinh
1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính cơ bản, khoa học, hiện đại, thiết thực, dễ hiểu, dễ sử dụng, phù hợp với đối tượng học sinh, đảm bảo các yêu cầu cần đạt của chương trình.
2. Các bài học trong sách giáo khoa chú trọng đến việc rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức; bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết nhiệm vụ học tập và trong thực tiễn cuộc sống.
3. Cấu trúc bài học trong sách giáo khoa tạo điều kiện cho học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn kỹ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện, phát huy tiềm năng và khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.
4. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mỹ; kênh hình sách giáo khoa chân thực, gần gũi với cuộc sống giúp học sinh dễ nhận biết, tạo được sự hứng thú cho học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học và phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.
Tiêu chí 2. Thuận lợi đối với giáo viên
1. Các chủ đề/bài học trong sách giáo khoa chú trọng tới việc thực hiện tích hợp kiến thức nội môn, liên môn; được thiết kế, trình bày phong phú, đa dạng với nhiều hoạt động, tạo điều kiện cho giáo viên linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học gắn kết với thực tiễn cuộc sống.
2. Nội dung sách giáo khoa với các yêu cầu cụ thể trong từng bài học, giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh cũng như đánh giá được kết quả giáo dục.
3. Mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá nêu trong bài học phải có sự liên quan và hỗ trợ cho nhau.
4. Cấu trúc sách giáo khoa tạo điều kiện để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.
5. Nội dung, chủ đề sách giáo khoa giúp giáo viên phát triển tư duy sáng tạo, năng khiếu, sở trường của học sinh.
Tiêu chí 3. Phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương
1. Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý ... của địa phương và cộng đồng dân cư.
2. Cấu trúc, nội dung sách giáo khoa có tính mở, tính mềm dẻo, tính phân hóa cao, có thể điều chỉnh phù hợp với nhiều nhóm đối tượng học sinh tại địa phương; giúp nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên bổ sung những nội dung thích hợp, gắn với thực tiễn của địa phương.
3. Hệ thống câu hỏi, bài tập và yêu cầu hoạt động có tính mở, được thể hiện với các mức độ khác nhau phù hợp với đặc điểm, trình độ đối tượng học sinh và đặc điểm kinh tế, xã hội vùng miền.
4. Sách giáo khoa có giá phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương.
Tiêu chí 4. Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông
1. Nội dung sách giáo khoa có thể triển khai phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học khác của cơ sở giáo dục.
2. Nguồn tài nguyên, học liệu điện tử bổ sung cho sách giáo khoa đa dạng, phong phú, hữu ích, dễ khai thác sử dụng phù hợp với điều kiện của cơ sở giáo dục.
3. Cấu trúc sách giáo khoa giúp nhà trường và giáo viên chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo điều kiện của từng trường, từng địa phương dưới sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý giáo dục.