Quyết định 904/QĐ-UBND năm 2020 quy định về Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong cơ sở giáo dục phổ thông do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Số hiệu | 904/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 20/03/2020 |
Ngày có hiệu lực | 20/03/2020 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký | Trần Tiến Hưng |
Lĩnh vực | Giáo dục |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 904/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 3 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Thông tư số 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30/01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông;
Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 427/TTr-SGDĐT ngày 16/3/2020 về việc ban hành Quy định Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong cơ sở giáo dục phổ thông (sau khi đã có ý kiến góp ý của các sở; ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong cơ sở giáo dục phổ thông thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo các tiêu chí này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành liên quan; Chủ tịch UBND, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, thị xã; Hiệu trưởng các cơ sở giáo dục phổ thông và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ
LỰA
CHỌN SÁCH GIÁO KHOA THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 TRONG CƠ SỞ GIÁO
DỤC PHỔ THÔNG TỈNH HÀ TĨNH
(Kèm theo Quyết định số 904/QĐ-UBND ngày 20/3/2020 của UBND tỉnh Hà Tĩnh)
Điều 1. Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập tích cực và hiệu quả (Tiêu chí số 1)
1. Sách giáo khoa được trình bày hấp dẫn, cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình, đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
2. Các bài học/chủ đề trong sách giáo khoa được thiết kế khoa học nhằm tạo cơ hội học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, hình thành và phát triển kỹ năng hợp tác, phát huy khả năng, năng lực của mỗi học sinh.
3. Nội dung sách giáo khoa chú trọng đến các hoạt động trải nghiệm; hình thành năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề thực tiễn; rèn luyện cho học sinh khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức; bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, vận dụng kiến thức thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong mỗi bài học.
4. Lượng kiến thức trong mỗi bài học/chủ đề phù hợp với đối tượng học sinh của nhà trường.
5. Có đầy đủ các học liệu bổ trợ (vở/sách bài tập, đồ dùng học tập, học liệu điện tử) hỗ trợ thuận tiện cho học sinh học tập hiệu quả.
Điều 2. Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá (Tiêu chí 2)
1. Các bài học/chủ đề trong sách giáo khoa tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương pháp và hình thức dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Nội dung các bài học/chủ đề trong sách giáo khoa được thiết kế nhằm tạo điều kiện để giáo viên dễ tổ chức được các hoạt động lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng phẩm chất, năng lực và giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh.
2. Nội dung sách giáo khoa được phân chia theo các chủ đề/bài học với các yêu cầu cụ thể, giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh và yêu cầu về đánh giá kết quả giáo dục của môn học, hoạt động giáo dục, làm cơ sở cho việc đánh giá chính xác kết quả giáo dục.
3. Nội dung sách giáo khoa tích hợp được các kiến thức liên môn và các vấn đề thực tiễn của cuộc sống phù hợp với lứa tuổi, giúp giáo viên có thể thực hiện dạy học gắn kết với thực tiễn cuộc sống.
4. Nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
5. Có đầy đủ tài liệu tham khảo hỗ trợ giáo viên tổ chức dạy học hiệu quả, sáng tạo.