Quyết định 636/QĐ-UBND năm 2020 quy định về tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông do tỉnh Quảng Bình ban hành
Số hiệu | 636/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 05/03/2020 |
Ngày có hiệu lực | 05/03/2020 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký | Trần Tiến Dũng |
Lĩnh vực | Giáo dục |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 636/QĐ-UBND |
Quảng Bình, ngày 05 tháng 3 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CỤ THỂ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SÁCH GIÁO KHOA TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2017 Ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Thông tư 01/2020/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 01 năm 2020 Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 398/TTr-SGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2020 về việc ban hành Quyết định quy định cụ thể tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông thuộc địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
TIÊU CHÍ LỰA CHỌN SÁCH
GIÁO KHOA TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
(Kèm theo Quyết định số 636/QĐ-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2020 của UBND tỉnh Quảng
Bình)
Tiêu chí 1: Nội dung sách giáo khoa
1. Nội dung sách giáo khoa thể hiện đúng, đầy đủ nội dung của chương trình môn học, hoạt động giáo dục của Bộ GD&ĐT và chương trình, nội dung giáo dục địa phương; bảo đảm tính cơ bản, khoa học, thiết thực.
2. Các ví dụ minh họa, các dẫn liệu về kinh tế, văn hóa, xã hội, thiên nhiên, con người (nếu có) thể hiện sự đa dạng về vùng miền; sự tương đồng về các nét văn hóa của các dân tộc, sự gần gũi về phong tục tập quán trên mỗi địa bàn.
3. Hệ thống câu hỏi, bài tập, hoạt động học tập và trải nghiệm... trong bài học/chủ đề đảm bảo tính phân hóa, phù hợp trình độ nhận thức, năng lực của học sinh ở các vùng miền, dân tộc khác nhau; gắn liền với thực tiễn cuộc sống tại nơi các em học tập và sinh sống, giúp học sinh dễ liên hệ, vận dụng nhằm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất.
4. Các chỉ dẫn, yêu cầu, bài tập trong sách giáo khoa rõ ràng, dễ hiểu, đáp ứng yêu cầu tự học của học sinh và thuận tiện cho việc phụ huynh hướng dẫn con em học tập.
Tiêu chí 2: Cấu trúc sách giáo khoa
1. Cấu trúc sách giáo khoa gồm các thành phần cơ bản: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng. Các đơn vị bài học đảm bảo có tỉ lệ cân đối, hài hòa giữa các phần kiến thức mới và luyện tập thực hành kĩ năng.
2. Cấu trúc sách giáo khoa có tính mở để nhà trường, giáo viên chủ động trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học; dễ dàng tích hợp các nội dung giáo dục địa phương; điều chỉnh, bổ sung các hoạt động trải nghiệm, vận dụng thực tế phù hợp điều kiện tổ chức dạy và học của từng cơ sở giáo dục.
Tiêu chí 3: Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa và hình thức trình bày
1. Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa được diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, thể hiện chính xác nội dung cần trình bày, phù hợp lứa tuổi học sinh.
2. Hình thức trình bày sách giáo khoa cân đối, hài hòa giữa kênh chữ và kênh hình. Các hình ảnh trong sách giáo khoa có tính thẩm mĩ, thân thiện với học sinh tiểu học.
Tiêu chí 4: Phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục