Quyết định 1104/QĐ-UBND năm 2020 về Danh mục loài cây trồng rừng kinh tế cung cấp gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 1104/QĐ-UBND
Ngày ban hành 05/05/2020
Ngày có hiệu lực 05/05/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Phương
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 1104/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 05 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH DANH MỤC LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG KINH TẾ CUNG CẤP GỖ LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 08 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 01/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về các biện pháp lâm sinh;

Căn cứ Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính;

Căn cứ Quyết định số 2962/QĐ-BNN-TCLN ngày 30 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với loài cây Keo lai và Keo tai tượng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 742/TTr-SNNPTNT ngày 27 tháng 4 năm 2020 về việc ban hành danh mục loài cây trồng rừng kinh tế cung cấp gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Danh mục loài cây trồng rừng kinh tế cung cấp gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với các nội dung như sau:

1. Phạm vi áp dụng: Loài cây gỗ để trồng rừng sản xuất cung cấp gỗ lớn phục vụ cho nhu cầu chế biến gỗ trong nước và xuất khẩu. Những loài cây gỗ cung cấp sản phẩm chủ yếu là lâm sản ngoài gỗ (nhựa, quả, tinh dầu….), cho gỗ kém chất lượng không xem xét đưa vào danh mục này.

2. Đối tượng áp dụng: Rừng trồng sản xuất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Danh mục loài cây trồng rừng kinh tế cung cấp gỗ lớn (chi tiết theo Phụ lục đính kèm).

Điều 2. Giao trách nhiệm:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các địa phương, chủ rừng triển khai hoạt động trồng rừng kinh tế cung cấp gỗ lớn và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục loài cây trồng kinh tế cung cấp gỗ lớn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các chủ rừng thuộc địa bàn quản lý ưu tiên lựa chọn các loài cây trồng rừng trong Danh mục loài cây trồng rừng kinh tế cung cấp gỗ lớn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Chi cục Kiểm lâm;
- VP: LĐ và các CV: KH, TC;
- Lưu: VT, NN.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phương

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG KINH TẾ CUNG CẤP GỖ LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
(Kèm theo Quyết định số 1104/QĐ-UBND ngày 05/05/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

TT

Loài cây

Loại đất thích hợp nhất

Vùng sinh thái thích hợp

Phương thức trồng

Các địa phương ưu tiên trồng

Tên Việt Nam

Tên khoa học

I

Nhóm loài cây sinh trưởng nhanh

 

 

 

 

1

Keo lai vô tính (Dòng BV10, BV16, BV32, BV33, BV73, BV75, TB11, AH1, AH7)

Acacia mangium x Acacia auriculiformis

Đất xám, đất feralit có thành phần thịt nhẹ đến thịt nặng hoặc từ sét nhẹ đến sét trung bình, độ dày tầng đất ≥ 50 cm

Vùng đồi núi; vùng gò đồi; vùng đồng bằng

Thuần loài, hỗn giao giữa các dòng

Các huyện, thị xã (trừ các xã vùng ven biển)

2

Keo tai tượng

Acacia mangium Willd

Đất xám, đất feralit có thành phần thịt nhẹ đến thịt nặng hoặc từ sét nhẹ đến sét trung bình, độ dày tầng đất ≥ 100 cm

Thuần loài

3

Keo lá tràm (Dòng AA1, AA9, BVlt83, BVlt84, BVlt85, Clt98)

Acacia auriculiformis A.Cunn. ex Benth

Đất xám, đất đỏ vàng, đất phù sa, độ dày tầng đất ≥ 100cm

Thuần loài, hỗn giao giữa các dòng

4

Keo lưỡi liềm

Acacia crassicarpa A.Cunn. ex Benth

Đất cát nội đồng

Vùng đồng bằng; vùng đầm phá và cồn cát ven biển

Thuần loài

Các huyện: Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền

5

Xoan ta

Melia azedarach L

Đất phù sa ven sông, ven suối, đất sâu, tơi xốp, dễ thoát nước, ít chua, nơi ít xảy ra gió bão, lốc xoáy, độ cao dưới 1.000 m

Vùng đồi núi; vùng gò đồi; vùng đồng bằng

Thuần loài, hỗn giao giữa các loài

Các huyện, thị xã (trừ các xã vùng ven biển)

6

Gáo vàng

Naucleo orientalis L

Đất ven sông suối, ao hồ, vườn nhà

Thuần loài

7

Mỡ

Manglietia conifera Dandy

Đất feralit đỏ vàng, sâu, ẩm, mát, dễ thoát nước, nhiều mùn

8

Trám đen

Canarium tramdenum Dai & Ykovl

Đất sét hoặc sét pha, sâu ẩm và thoát nước hoặc đất cát có nhiều phù sa ven sông

Thuần loài, hỗn giao giữa các loài

9

Giổi xanh

Michelia mediocris Dandy

Đất ẩm sâu, tầng đất dày > 50cm, thành phần cơ giới thịt nhẹ

Thuần loài, hỗn giao giữa các loài

II

Nhóm loài cây sinh trưởng chậm

 

 

 

 

1

Lát hoa

Chukrasia tabularia A. Juss

Đất tơi xốp, ẩm, nhiều mùn, đất còn tính chất rừng

Vùng đồi núi; vùng gò đồi; vùng đồng bằng

Thuần loài, hỗn giao giữa các loài

Các huyện, thị xã (trừ các xã vùng ven biển)

2

Huỷnh

Tarietia javanica Blume

Đất đồi núi thấp, tầng đất dày, sâu ẩm, còn tính chất đất rừng

3

Lim xanh

Erythrophloeum fordii Oliv

Đất feralit đỏ vàng, tầng đất sâu, ẩm, mát, thoát nước, nơi còn tính chất đất rừng

4

Sến trung

Homalium ceylanicum (Gardn) Benth

Đất màu mỡ, thoát nước, độ dốc thấp (thường dưới 200), tầng đất sâu, hàm lượng mùn cao

5

Sao đen

Hopea odorata Roxb

Đất có thành phần từ thịt nhẹ đến trung bình, độ dày tầng đất > 30cm, độ dốc dưới 200

6

Dầu rái

Dipterocarpus alatus Roxb. Ex. G.Don

Đất ẩm sâu và dễ thoát nước, độ dốc dưới 200, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét trung bình

7

Chò chỉ

Parasorea chinensis Wang Hsie

Đất ven khe suối, chân núi, có tầng đấy dày, tơi xốp

Vùng đồi núi; vùng gò đồi; vùng đồng bằng

Thuần loài, hỗn giao giữa các loài

Các huyện, thị xã (trừ các xã vùng ven biển)

8

Giáng hương

Pterocarpus macrocarpus Kurz

Đất có thành phần cơ giới từ nhẹ đến nặng, thoát nước tốt, độ dốc < 100

9

Re gừng

Cinamomum obtusifolium (Roxb.) Nees

Đất thịt pha cát, tầng sâu, thoát nước tốt

10

Gõ đỏ

Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib

Đất bằng hoặc sườn núi, dễ thoát nước, tầng đất sâu, thành phần cơ giới trung bình

11

Ươi

Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K.Heyne

Đất màu mỡ, thoát nước tốt, độ ẩm cao, tầng đất dày

Thuần loài, hỗn giao giữa các loài

12

Thông Caribê

Pinus Caribaea Morelet

Đất có thành phần thịt nhẹ đến thịt nặng, tầng đất dày > 50cm, dễ thoát nước; thực bì gồm cỏ lông lợn, sim mua, ràng ràng, lau lách và một số cây bụi mọc thưa thớt

Thuần loài

 

[...]