Quyết định 11/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Củ Chi
Số hiệu | 11/2009/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/07/2009 |
Ngày có hiệu lực | 17/07/2009 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Huyện Củ Chi |
Người ký | Lê Minh Tấn |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2009/QĐ-UBND |
Củ Chi, ngày 10 tháng 7 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Công đoàn ngày 30 tháng 6 năm 1990;
Căn cứ Chỉ thị số 60/CT ngày 24 tháng 02 năm 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Thủ tướng Chính phủ) về xây dựng quy chế phối hợp giữa Ủy ban nhân dân
và Liên đoàn Lao động;
Căn cứ Quyết định số 465/TTg ngày 27 tháng 8 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam;
Xét đề nghị của Phòng Tư pháp huyện tại Văn bản số 155/PTP ngày 24 tháng 6 năm
2009 về việc thẩm định Quyết định ban hành quy chế mối quan hệ công tác giữa
UBND huyện và Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện;
Sau khi thống nhất với Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện và xét đề nghị của
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về mối quan hệ công tác giữa UBND huyện và Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 7 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã - thị trấn, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN VÀ BAN
THƯỜNG VỤ LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG HUYỆN CỦ CHI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2009/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2009 của
Ủy ban nhân dân huyện)
Quy chế này quy định một số điểm cụ thể về quan hệ phối hợp trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện có liên quan đến chức năng của Liên đoàn Lao động huyện trong việc tham gia với cơ quan Nhà nước xây dựng và kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật, thực hiện các cơ chế, chủ trương, chính sách quản lý có liên quan trực tiếp đến phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức và người lao động; tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế góp phần bảo đảm các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức và người lao động; đồng thời tổ chức, giáo dục, động viên cán bộ, công chức và người lao động tích cực thực hiện các nhiệm vụ về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.
Điều 2. Tham gia xây dựng các văn bản
1. Các phòng, ban, ngành được Ủy ban nhân dân huyện giao chủ trì soạn thảo văn bản có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động như: Lao động, việc làm, tiền công, tiền lương, an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, cũng như các chính sách xã hội khác có trách nhiệm gửi văn bản dự thảo đến Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện trước khi tổ chức họp ít nhất 02 ngày để lấy ý kiến tham gia.
2. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện có trách nhiệm cử đại diện trực tiếp tham gia cùng cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản.
3. Trường hợp ý kiến tham gia của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện và ý kiến của cơ quan chủ trì soạn thảo chưa thống nhất thì cơ quan chủ trì soạn thảo phải báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để xem xét quyết định theo thẩm quyền.
1. Ủy ban nhân dân huyện có trách nhiệm đề ra mục tiêu, nội dung, tiến độ triển khai các phong trào thi đua hàng năm; tổ chức khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu xuất sắc; xem xét quyết định việc tổ chức các phong trào thi đua và danh hiệu thi đua mới.
2. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện tổ chức phát động phong trào thi đua, xây dựng chương trình kế hoạch; chỉ đạo công đoàn cơ sở trực thuộc huyện triển khai và vận động công nhân, viên chức - lao động tham gia; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn phong trào; phát hiện, tuyên truyền các điển hình tiên tiến; lựa chọn đề xuất các đơn vị, cá nhân tiêu biểu đề nghị Ủy ban nhân dân huyện khen thưởng; đề xuất các hình thức, biện pháp chỉ đạo danh hiệu thi đua mới có liên quan đến phong trào thi đua trong công chức, viên chức, công nhân lao động.
3. Liên đoàn Lao động huyện có trách nhiệm chỉ đạo công đoàn cơ sở trực thuộc huyện tuyên truyền, giáo dục cán bộ, công chức và người lao động thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; kiến nghị các biện pháp nhằm phát hiện, phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng.
1. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện được cử người tham gia các đoàn thanh, kiểm tra hoặc thành lập đoàn kiểm tra theo Luật Công đoàn trong việc thực hiện chế độ chính sách pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động theo quy định của pháp luật. Khi cần thiết, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện xây dựng và đề xuất kế hoạch kiểm tra để Ủy ban nhân dân huyện xem xét đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra của huyện.
2. Căn cứ vào kết quả thanh tra, kiểm tra liên ngành hoặc độc lập kiểm tra, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện báo cáo kết quả và những đề xuất, kiến nghị các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích của công chức, viên chức, công nhân lao động và hoạt động Công đoàn để Ủy ban nhân dân huyện xem xét và giải quyết kịp thời.
Điều 5. Giải quyết các kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động
1. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện có trách nhiệm phối hợp, giám sát và tập hợp tình hình thực hiện các chế độ chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cán bộ, công chức, công nhân lao động ở các đơn vị, các xã, thị trấn, các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Khi có vấn đề phát sinh hoặc thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của huyện giải quyết theo thẩm quyền được pháp luật quy định, lấy việc giải quyết trực tiếp tại chỗ và từ cơ sở là chủ yếu.