Nghị quyết liên tịch 01/NQLT.95 năm 1995 ban hành quy chế về mối quan hệ công tác giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Cần Thơ với Liên đòan lao động tỉnh Cần Thơ
Số hiệu | 01/NQLT.95 |
Ngày ban hành | 27/02/1995 |
Ngày có hiệu lực | 27/02/1995 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Cần Thơ |
Người ký | Bùi Văn Hoành,Nguyễn Hữu Lợi |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
UBND TỈNH CẦN
THƠ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/NQLT 95 |
Cần Thơ, ngày 27 tháng 02 năm 1995 |
NGHỊ QUYẾT
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA UBND TỈNH CẦN THƠ VỚI LĐLĐ TỈNH CẦN THƠ
UBND TỈNH CẦN THƠ VÀ LĐLĐ TỈNH CẦN THƠ
- Căn cứ Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21-06-1994;
- Căn cứ Luật Công đoàn ngày 30-06-1990; Quyết định số 465/TTg ngày 27-08-1994 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam” và các văn bản pháp luật khác có liên quan,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Nghị quyết này “Quy chế về mối quan hệ công tác giữa UBND tỉnh Cần Thơ với Liên đoàn Lao động tỉnh Cần Thơ”.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, các thành viên UBND tỉnh, các Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan ngang Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, Chủ tịch UBND các huyện, Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động các cấp trong tỉnh Cần Thơ chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này kể từ ngày ký./.
TM.UBND TỈNH
CẦN THƠ |
TM.BAN CHẤP
HÀNH LĐLĐ TỈNH CẦN THƠ |
QUY CHẾ
VỀ MỐI QUAN HỆ
CÔNG TÁC GIỮA UBND TỈNH CẦN THƠ VỚI LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH CẦN THƠ
(Ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/NQLT.95 ngày 27-02-1995 của UBND
tỉnh Cần Thơ và Liên đoàn Lao động tỉnh Cần Thơ)
Điều 1. Bản quy chế này xác định những vấn đề về mối quan hệ công tác giữa UBND tỉnh Cần Thơ với LĐLĐ tỉnh Cần Thơ trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh, của LĐLĐ tỉnh có liên quan đến các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của công chức- viên chức- công nhân và người lao động (sau đây gọi tắt là người lao động) tại địa phương.
Điều 2. Việc soạn thảo hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy để cụ thể hóa việc thực hiện các chính sách, chế độ về lao động, tiền lương, tiền thưởng, tiêu chuẩn thi đua, bảo hộ lao động và các chính sách khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và các lợi ích người lao động.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước ở cấp tỉnh chủ trì việc soạn thảo các văn bản hoặc tham gia soạn thảo loại văn bản nêu trên phải lấy ý kiến của LĐLĐ tỉnh. Văn bản dự thảo phải được gởi trước đến LĐLĐ tỉnh để có đủ thời gian nghiên cứu và tham gia ý kiến.
- Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh có trách nhiệm cử người đại diện có thẩm quyền trực tiếp tham gia cùng cơ quan chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản. Trong thời gian 7 ngày LĐLĐ tỉnh phải có góp ý cho dự thảo. Nếu quá thời hạn trên mà không có ý kiến trả lời thì xem như LĐLĐ đã thống nhất nội dung văn bản.
- Trường hợp ý kiến của LĐLĐ tỉnh và ý kiến của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản chưa thống nhất thì cơ quan soạn thảo văn bản phải báo cáo cả hai loại ý kiến đến Chủ tịch UBND tỉnh để xem xét và quyết định cuối cùng.
- Trường hợp LĐLĐ tỉnh vẫn có ý kiến khác với quyết định của UBND tỉnh thì báo cáo lên cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.
Điều 3. UBND tỉnh và LĐLĐ tỉnh cùng các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức động viên người lao động hưởng ứng các phong trào hành động cách mạng, lao động sáng tạo, áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật trong công tác, trong SXKD, thực hành tiết kiệm.
- UBND tỉnh và các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương có trách nhiệm tạo điều kiện cho LĐLĐ tỉnh tham gia quản lý Nhà nước về kinh tế - xã hội, lấy ý kiến của Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh trong việc định ra mục tiêu, nội dung và chỉ tiêu thi đua hàng năm, tổ chức sơ kết tổng kết, biểu dương khen thưởng kịp thời các tổ chức, tập thể và cá nhân có thành tích.
Ban thường vụ LĐLĐ tỉnh có trách nhiệm tổ chức phát động phong trào thi đua lao động, sáng tạo, đề ra những biện pháp phát huy trí tuệ của người lao động để thực hiện có hiệu quả những mục tiêu chỉ tiêu đã đề ra.
Điều 4.
- Các cuộc họp của UBND tỉnh, của các Sở, các cơ quan ngang Sở, các cơ quan thuộc UBND tỉnh (sau đây sẽ gọi tắt là Sở) có liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích của người lao động thì mời đại diện LĐLĐ tỉnh dự.
- Các cuộc họp của Ban chấp hành LĐLĐ tỉnh có liên quan đến hoạt động điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước thì mời UBND tỉnh và các ngành có liên quan dự và giải quyết kiến nghị của LĐLĐ tỉnh theo phạm vi quyền hạn của mình.
Điều 5. LĐLĐ tỉnh theo dõi thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động. Khi có những vấn đề cần giải quyết, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh phản ánh kịp thời đến các cơ quan có liên quan và UBND tỉnh xem xét, giải quyết. Khi cần thiết, UBND tỉnh hoặc LĐLĐ tỉnh thành lập đoàn kiểm tra, thanh tra xem xét, giải quyết các kiến nghị của người lao động. Trường hợp đã giải quyết, nhưng Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh còn có ý kiến khác thì cả 2 bên báo cáo lên cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 6. Hàng năm, LĐLĐ tỉnh xây dựng kế hoạch thu chi nguồn quỹ công đoàn gửi Sở Tài chính- Vật giá và ủy ban Kế hoạch tỉnh. Sở Tài chính- Vật giá và ủy ban Kế hoạch tỉnh có trách nhiệm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Nếu nguồn thu của LĐLĐ tỉnh không đủ đáp ứng yêu cầu chi thì UBND tỉnh xem xét cấp hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh.