Quyết định 1093/QĐ-UBND năm 2024 về Đề án Xây dựng Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị giai đoạn 2024-2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Số hiệu | 1093/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 19/04/2024 |
Ngày có hiệu lực | 19/04/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký | Võ Tấn Đức |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1093/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 19 tháng 4 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân ngày 22 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh;
Căn cứ Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức vật chất, hậu cần trong Công an nhân dân;
Căn cứ Thông tư số 41/2018/TT-BCA ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư số 69/2021/TT-BCA ngày 17 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn, định mức trang bị cho Công an xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 45/2022/TT-BCA ngày 01 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Công an xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 10 tháng 5 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 93/TTr-CAT-PV01 ngày 19 tháng 02 năm 2024 và Báo cáo số 152/BC-CAT-PV01 ngày 03 tháng 4 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
XÂY
DỰNG CÔNG AN PHƯỜNG KIỂU MẪU VỀ AN NINH, TRẬT TỰ VÀ VĂN MINH ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN
2024 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Quyết định số 1093/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2024 của UBND tỉnh
Đồng Nai)
I. CƠ SỞ CHÍNH TRỊ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1093/QĐ-UBND |
Đồng Nai, ngày 19 tháng 4 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân ngày 22 tháng 6 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh;
Căn cứ Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức vật chất, hậu cần trong Công an nhân dân;
Căn cứ Thông tư số 41/2018/TT-BCA ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Thông tư số 69/2021/TT-BCA ngày 17 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn, định mức trang bị cho Công an xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 45/2022/TT-BCA ngày 01 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Công an xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 10 tháng 5 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 93/TTr-CAT-PV01 ngày 19 tháng 02 năm 2024 và Báo cáo số 152/BC-CAT-PV01 ngày 03 tháng 4 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
XÂY
DỰNG CÔNG AN PHƯỜNG KIỂU MẪU VỀ AN NINH, TRẬT TỰ VÀ VĂN MINH ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN
2024 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo Quyết định số 1093/QĐ-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2024 của UBND tỉnh
Đồng Nai)
I. CƠ SỞ CHÍNH TRỊ VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 15 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019.
- Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015.
- Luật Công an nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2018; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân ngày 22 tháng 6 năm 2023;
- Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới; Kết luận số 44-KL/TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW.
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức vật chất hậu cần trong Công an nhân dân.
- Thông tư số 69/2021/TT-BCA ngày 17 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn, định mức trang bị cho Công an xã, phường, thị trấn.
- Thông tư số 45/2022/TT-BCA ngày 01 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Công an xã, phường, thị trấn.
- Quyết định số 639/QĐ-BCA-V05 ngày 30 tháng 01 năm 2024 của Bộ Công an về việc ban hành Bộ tiêu chí và Quy định trình tự, thủ tục xét, công nhận Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị.
- Quyết định số 7978/QĐ-BCA-H10 ngày 27 tháng 10 năm 2022 của Bộ Công an ban hành quy định về định mức sử dụng đất an ninh trong Công an nhân dân.
- Kế hoạch số 556/KH-BCA-V05 ngày 04 tháng 11 năm 2022 của Bộ Công an về tiếp tục triển khai xây dựng thí điểm Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự và văn minh đô thị.
- Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 10 tháng 5 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023 - 2030.
- Kế hoạch số 17-KH/TU ngày 05 tháng 7 năm 2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Thông tư số 124/2021/TT-BCA ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
1. Đồng Nai là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài lớn thứ hai, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh. Xung quanh khu vực thành phố Biên Hòa có nhiều khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đồng Nai cũng là tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước, đồng thời còn là cầu nối gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện (09 huyện, 02 thành phố); 170 đơn vị hành chính cấp xã (121 xã, 40 phường, 09 thị trấn) với dân số khoảng trên 3,2 triệu người. Trong đó, thành phố Biên Hòa với diện tích 26.354 ha, khoảng 1.273 nghìn người và thành phố Long Khánh với 191,75 km2, khoảng 245,4 nghìn người được phân bổ tại 40 phường, 05 xã. Với mật độ dân số đông, tốc độ đô thị hóa nhanh, trình độ dân trí, đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần cao, cơ sở hạ tầng phát triển, với nhiều công trình quan trọng như: nhà ga đường sắt, khu đô thị, khu công nghiệp, thương mại - dịch vụ...
2. Trong những năm qua, công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh nói chung, tại hai thành phố nói riêng được cấp ủy, chính quyền các cấp và Nhân dân quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện; an ninh, trật tự ngày càng chuyển biến tích cực và được duy trì thiết lập vững vàng. Tội phạm xâm phạm trật tự xã hội hàng năm tiếp tục được kiềm chế và kéo giảm, công tác đấu tranh triệt phá băng nhóm tội phạm được tổ chức thực hiện quyết liệt, không để hình thành các băng nhóm hoạt động theo kiểu “xã hội đen” có cơ hội, điều kiện manh nha hoạt động.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, công tác bảo đảm an ninh, văn minh trật tự đô thị trên địa bàn tỉnh nói chung, tại các phường nói riêng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: theo đánh giá của Bộ Công an, Đồng Nai là 01 trong 18 địa bàn trọng điểm, phức tạp về tội phạm hình sự, là 01 trong 10 địa bàn trọng điểm về tình hình tội phạm có tổ chức của cả nước; an ninh, trật tự tại 02 thành phố thuộc tỉnh có chuyển biến nhưng chưa bền vững; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển chưa đồng đều, chưa có sức lan tỏa rộng khắp; chưa huy động được đông đảo cán bộ, đảng viên, Nhân dân tham gia; trật tự đô thị, cảnh quan môi trường đô thị một số nơi chưa sạch, đẹp... Đây là những vấn đề cần phải được giải quyết kịp thời, nhằm xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh.
3. Thực hiện Kế hoạch số 5115/KH-UBND ngày 13 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh triển khai xây dựng thí điểm phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị tại phường Hố Nai, thành phố Biên Hòa vào năm 2021.
Kết quả sau 03 năm triển khai thực hiện cho thấy cấp ủy, chính quyền địa phương đã huy động được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ dân phố và quần chúng nhân dân trên địa bàn. Từ đó, công tác an ninh, trật tự được giữ vững, không nổi lên vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh quốc gia; tội phạm về trật tự xã hội, tệ nạn xã hội giảm, không phát hiện hoạt động của các băng, ổ nhóm, hoạt động có tính chất “xã hội đen”, “Tín dụng đen”, chiếm dụng, tranh chấp đất, nhà trái phép... Không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông vào các giờ cao điểm; không có điểm và tụ điểm phức tạp về trật tự đô thị; tình hình chiếm dụng lòng đường, hè phố để họp chợ, bày bán hàng hoá, dừng, đỗ xe... cơ bản được giải quyết, trật tự mỹ quan đô thị được thiết lập và duy trì ổn định trên địa bàn phường. Các hộ gia đình thực hiện nghiêm túc quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội; không có công trình xây dựng vi phạm pháp luật phải cưỡng chế, tháo dỡ... Có từ 98,5% hộ gia đình trở lên được xét công nhận “Gia đình văn hóa”. Lực lượng Công an phường được củng cố, kiện toàn, đáp ứng yêu cầu công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có cán bộ chiến sĩ vi phạm kỷ luật. Qua đó góp phần xây dựng Đảng bộ, UBND phường hoàn thành tốt nhiệm vụ, phường đạt tiêu chuẩn Văn minh đô thị.
4. Tỉnh Đồng Nai hiện có 40 phường, thời gian qua, Công an phường đã làm tốt công tác tham mưu, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm an ninh, trật tự, góp phần vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Chủ động bám sát địa bàn nắm tình hình, quản lý, giám sát chặt số đối tượng trọng điểm, phối hợp bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện quan trọng, các dịp Lễ, Tết, không để xảy ra bất ngờ. Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực an ninh, trật tự được phát huy, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được củng cố, phục vụ có hiệu quả công tác quản lý xã hội và phòng, chống tội phạm; góp phần giữ vững ổn định về an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, công tác xây dựng lực lượng và tổ chức hoạt động của Công an phường vẫn còn một số hạn chế, đó là: hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự trên một số địa bàn còn hạn chế; công tác phân tích, dự báo tình hình và tham mưu giải quyết một số vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự có lúc chưa kịp thời; tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp, nhất là các loại tội phạm do nguyên nhân xã hội có chiều hướng gia tăng. Trình độ, năng lực, trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ của một số cán bộ chiến sĩ Công an phường còn hạn chế...
Mặc dù, trụ sở làm việc của Công an phường đã được quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp nhưng đến nay vẫn chưa đảm bảo theo quy định. 100% Công an phường đã có trụ sở độc lập (40/40), tuy nhiên chỉ có 12 đơn vị có trụ sở làm việc và diện tích đất phục vụ sinh hoạt đúng quy định (thành phố Biên Hòa 11; thành phố Long Khánh 01), 28 đơn vị chưa đạt (đã được giới thiệu địa điểm xây dựng 04: thành phố Biên Hòa 02, thành phố Long Khánh 02; đang thi công xây dựng: thành phố Long Khánh 02; 22 trụ sở chưa đủ diện tích theo quy định). Trang thiết bị, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ trang bị cho lực lượng Công an phường chưa đảm bảo theo quy định.
Trên cơ sở rà soát, đánh giá thực trạng và đối chiếu với 22 tiêu chí của Bộ Công an thì toàn tỉnh có 24/40 phường đạt từ 15 đến 18 tiêu chí và 06/40 phường đạt 14 tiêu chí. Các tiêu chí chưa đảm bảo tập trung vào nhóm xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị phường; nhóm xây dựng lực lượng và đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị... cho Công an phường; công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và văn minh đô thị.
Để giải quyết những vấn đề trên đòi hỏi phải có hệ thống các giải pháp cụ thể, căn cơ, khoa học, với sự quyết tâm chính trị cao của cả hệ thống chính trị và quần chúng Nhân dân. Đối với lực lượng Công an phải tập trung nâng cao chất lượng toàn diện các mặt công tác nhằm góp phần bảo đảm an ninh, trật tự, tạo môi trường văn minh, an toàn, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đối với nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng đô thị văn minh trong thời gian tới và để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 10 tháng 5 năm 2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành Đề án “Xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị giai đoạn 2024 - 2030’'.
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
1. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân để tập trung thực hiện “Xây dựng Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị” trên địa bàn toàn tỉnh theo đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn của Bộ Công an; phù hợp với tình hình thực tiễn tại từng địa bàn nhằm bảo đảm tốt an ninh, trật tự, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.
2. Việc thực hiện tiêu chí Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội, tạo môi trường xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, văn minh.
3. Gắn việc thực hiện tiêu chí Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị với việc xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh; từng bước xây dựng lực lượng Công an phường thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại là lực lượng chuyên trách đủ sức, đủ tài, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn phường đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, trở thành tấm gương để tiếp tục xây dựng các đơn vị Công an cơ sở.
4. Quá trình thực hiện Đề án phải đảm bảo khách quan, toàn diện, đầy đủ, có lộ trình phù hợp, có sự thống nhất từ cấp tỉnh đến cấp thành phố và cấp phường; phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh, khả năng đảm bảo ngân sách của Nhà nước và nguồn lực xã hội.
1. Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2030, tỉnh Đồng Nai hoàn thành việc xây dựng Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16 tháng 3 năm 2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng lực lượng Công an phường vững mạnh về chính trị, tư tưởng, bảo đảm về số lượng, chất lượng, bản lĩnh, sáng tạo, gương mẫu, có năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
- Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và công tác dân vận để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân tham gia phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm, tệ nạn xã hội; tích cực phối hợp, cộng tác và hỗ trợ lực lượng Công an hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; đổi mới công tác công an; chủ động nắm chắc tình hình, phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, không để xảy ra biểu tình, bạo loạn; đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, tạo sự chuyển biến rõ nét về trật tự, an toàn xã hội.
- Quan tâm bố trí đất, đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Công an phường đảm bảo theo Quyết định số 7978/QĐ-BCA-H02 ngày 27 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về định mức sử dụng đất an ninh trong Công an nhân dân và sửa chữa trụ sở làm việc Công an phường theo Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ tiêu chuẩn, định mức vật chất hậu cần trong Công an nhân dân; bổ sung kinh phí để mua sắm trang thiết bị, phương tiện giao thông, phương tiện nghiệp vụ, công cụ hỗ trợ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự.
1. Giai đoạn 1
Từ năm 2024 đến năm 2026, tập trung xây dựng 11 Công an phường (chiếm 36%) điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị.
- Năm 2024: Lựa chọn ít nhất 05 Công an phường (thành phố Biên Hòa 04 và thành phố Long Khánh 01).
- Năm 2025: Xây dựng 06 Công an phường (thành phố Biên Hòa 05 và thành phố Long Khánh 01).
2. Giai đoạn 2: Từ năm 2026 đến năm 2030.
- Thành phố Long Khánh:
+ Năm 2026: Xây dựng 02 Công an phường.
+ Năm 2027: Xây dựng 02 Công an phường.
+ Năm 2028: Xây dựng 02 Công an phường.
- Thành phố Biên Hòa: Xây dựng 18 Công an phường còn lại.
Cũng trong giai đoạn này, tập trung xây dựng Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị đối với đơn vị được chuyển từ đơn vị xã lên đơn vị phường theo quy hoạch phát triển đô thị của địa phương.
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Xây dựng, ban hành các văn bản làm cơ sở triển khai Đề án
Tham mưu xây dựng các Nghị quyết, Chỉ thị, Đề án, Kế hoạch... trên các lĩnh vực công tác bảo đảm an ninh, trật tự, xây dựng lực lượng, hậu cần Công an.
2. Xây dựng Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị
a) Giải pháp xây dựng Công an phường trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
- Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chủ trương của Đảng ủy Công an Trung ương về xây dựng Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị; tuyên truyền, phổ biến chủ trương xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị đến các cấp, ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân tạo sự đồng thuận, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện.
- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; thực hiện đúng mô hình tổ chức, đủ biên chế; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ pháp luật, nghiệp vụ, kỹ năng công tác; xây dựng cán bộ, chiến sĩ Công an phường nắm vững pháp luật; am hiểu về kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo đảm tinh thông nghiệp vụ và chuyên sâu trong lĩnh vực công tác được giao; có khả năng tuyên truyền, vận động, tập hợp quần chúng Nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc... nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, yêu cầu bố trí, sử dụng cán bộ trong tình hình mới.
- Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động, trang thiết bị, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ của Công an phường theo quy định và thực tiễn tình hình tại các địa phương. Trong đó tập trung rà soát, khảo sát, lập dự toán và bố trí nguồn vốn để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng trụ sở làm việc của Công an phường đảm bảo đúng công năng, hoạt động theo đúng quy định.
- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, kết nạp đảng viên; xây dựng đơn vị và cán bộ, chiến sĩ Công an phường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có mối quan hệ chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị, gắn bó mật thiết với Nhân dân trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
b) Giải pháp về công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự
- Hướng dẫn Công an phường triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự; tập trung về ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phòng cháy, chữa cháy, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 03/3/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030“ (Đề án 06 của Chính phủ) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, dân tộc; tài nguyên, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo, dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, đúng pháp luật; kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý, ngăn chặn các hành vi lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, gây phức tạp về an ninh, trật tự; bảo đảm an ninh chính trị, văn hóa, kinh tế trên địa bàn tỉnh.
c) Giải pháp về công tác phòng, chống tội phạm
- Thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hướng dẫn của Công an cấp trên.
- Tập trung tham mưu, triển khai quyết liệt, hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn xã hội; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động điều tra, xử lý tội phạm, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong công tác tiếp nhận, xử lý, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm. Chú trọng các giải pháp phòng ngừa xã hội, đẩy mạnh xã hội hóa công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, xử lý nghiêm các hành vi bao che tội phạm.
- Tăng cường công tác quản lý, giáo dục, giúp đỡ đối tượng tại cộng đồng và khu dân cư. Quan tâm công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho những người lầm lỗi đã cải tạo tốt để sớm ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng; củng cố và duy trì hoạt động của các tổ hòa giải, các hộp thư tố giác tội phạm; kịp thời giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện trong Nhân dân, không để kéo dài, hình thành điểm nóng, gây phức tạp về an ninh trật tự.
d) Giải pháp công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc
- Đổi mới hình thức, biện pháp xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương theo hướng xã hội hóa, tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải về an ninh trật tự đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Xây dựng lực lượng bán chuyên trách và các tổ chức quần chúng ở cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ; quan tâm xây dựng, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán (Bí thư chi bộ, trưởng các đoàn thể, người có uy tín trong dân tộc, tôn giáo...) làm hạt nhân trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, kiến thức pháp luật cho lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
- Tăng cường mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, hiệu quả giữa lực lượng Công an với Quân đội, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong thực hiện công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với thực hiện phong trào thi đua yêu nước như phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, các cuộc vận động khác và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh tại địa phương.
đ) Giải pháp thực hiện các quy định về văn minh đô thị
- Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền, huy động sự tham gia tích cực và phấn đấu xây dựng gia đình văn hóa, khu phố văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa, góp phần xây dựng môi trường bảo đảm mỹ quan “sáng, xanh, sạch, đẹp”.
- Tăng cường công tác quản lý kiến trúc, xây dựng đô thị theo quy hoạch. Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, kiềm chế tai nạn giao thông.
e) Giải pháp công tác cải cách thủ tục hành chính
Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trong cơ quan, đơn vị, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác. Bảo đảm tính công khai, minh bạch, đơn giản và thuận tiện, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
II. NGUỒN LỰC VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện
Căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành; lộ trình thực hiện của Đề án này và thực tế của từng Công an phường được lựa chọn xây dựng kiểu mẫu về an ninh trật tự và văn minh đô thị hàng năm; Công an tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân thành phố Biên Hòa, thành phố Long Khánh xây dựng dự trù kinh phí, phân định rõ nội dung các nhiệm vụ chỉ thuộc ngân sách Trung ương (Bộ Công an) đảm bảo và dự toán ngân sách địa phương để thực hiện Đề án này, báo cáo Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt để triển khai thực hiện theo đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
2. Nguồn kinh phí thực hiện
- Ngân sách Bộ Công an.
- Ngân sách của tỉnh Đồng Nai (nguồn vốn thường xuyên của tỉnh).
- Ngân sách của thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa.
- Ngân sách của các phường.
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND thành phố Long Khánh, thành phố Biên Hòa tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án.
b) Chủ trì hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án đảm bảo đúng lộ trình; tham mưu sơ, tổng kết, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
c) Chỉ đạo nâng cao hiệu quả các mặt công tác Công an của lực lượng Công an phường, đảm bảo thực hiện đạt các tiêu chí Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị theo đúng tiến độ Đề án này.
d) Chủ động tham mưu Bộ Công an hỗ trợ kinh phí, trang cấp trang thiết bị, phương tiện bảo đảm hoạt động của Công an phường. Tổ chức rà soát, bổ sung đội ngũ chỉ huy và cán bộ Công an phường đáp ứng yêu cầu công tác.
đ) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Long Khánh, Biên Hòa thống nhất vị trí đất để xây dựng trụ sở Công an phường đảm bảo theo quy định tại Quyết định số 7978/QĐ-BCA-H10 ngày 27 tháng 10 năm 2022 của Bộ Công an ban hành quy định về định mức sử dụng đất an ninh trong Công an nhân dân.
e) Chủ động rà soát, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND thành phố Long Khánh, Biên Hòa và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí để phục vụ công tác tập huấn nghiệp vụ, pháp luật, mua sắm trang phục cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở phường và kinh phí để thực hiện các hoạt động của Đề án này đảm bảo tiến độ, hiệu quả và quy định pháp luật.
f) Chủ trì rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực an ninh, trật tự.
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: Phối hợp tham mưu đưa nội dung thực hiện Đề án này vào Chương trình, Kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức tuyên truyền về nội dung của Đề án. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức thông tin sai lệch, xuyên tạc ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện Đề án.
4. Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai, Báo Đồng Nai
Phối hợp các đơn vị, địa phương tuyên truyền, phổ biến các kinh nghiệm, cách làm hay, sáng tạo trong việc triển khai thực hiện Đề án, các mô hình hiệu quả về phòng chống tội phạm, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu thực hiện các chương trình, kế hoạch xây dựng gia đình, khu dân cư văn hóa, nâng cao chất lượng văn hóa cộng đồng, củng cố các giá trị văn hóa truyền thống gắn với xây dựng văn hóa con người mới; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các khu, điểm tham quan du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú; hướng dẫn hoàn thiện các phương án cứu hộ, cứu hộ, cứu nạn; đảm bảo các biện pháp an toàn cho khách du lịch đối với những sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch và xử lý các tình huống phức tạp phát sinh với du khách.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính cơ sở và các chế độ, chính sách có liên quan thực hiện Đề án có hiệu quả theo quy định. Phối hợp với Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh tham mưu công tác thi đua - khen thưởng trong việc thực hiện nội dung Đề án.
Hướng dẫn các đơn vị về quy trình, thủ tục đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa trụ sở làm việc cho Công an phường đảm bảo đúng quy định của Luật đầu tư công và các nghị định, hướng dẫn liên quan.
Phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan thẩm định, tham mưu kinh phí tổ chức tập huấn nghiệp vụ, pháp luật, mua sắm trang phục cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở; kinh phí để thực hiện các hoạt động của Đề án này theo đề nghị của Công an tỉnh, phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn hiện hành và khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp Công an tỉnh, Sở kế hoạch và Đầu tư, UBND thành phố Long Khánh, Biên Hòa rà soát, bổ sung nhu cầu sử dụng đất an ninh (trụ sở Công an phường) vào quy hoạch sử dụng đất an ninh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trên cơ sở đó báo cáo, tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo UBND hai thành phố bổ sung nhu cầu sử dụng đất an ninh đối với các trụ sở Công an phường vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bảo đảm đúng quy định.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng và kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; trật tự xây dựng và nhiệm vụ khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Thực hiện công tác quản lý nhà nước về giao thông, vận tải theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh ban hành có liên quan đến lĩnh vực an ninh, trật tự để đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.
Thực hiện công tác quản lý nhà nước về đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh trái pháp luật, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Chủ trì, phối hợp chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn triển khai thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; tăng cường tuyên truyền, giáo dục đội ngũ giáo viên, học sinh, sinh viên kiến thức liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự; công tác xây dựng mô hình, điển hình tiên tiến...
a) Chỉ đạo lực lượng quân sự địa phương phối hợp với Công an phường thực hiện tốt Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ về công tác phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
b) Chỉ đạo, phối hợp xây dựng cơ chế phối hợp giữa Ban Chỉ huy Quân sự phường, Công an phường và Dân quân tự vệ triển khai các kế hoạch tuần tra bảo đảm an ninh trật tự địa phương; ứng phó các tình huống xấu về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và các tình huống về phòng thủ dân sự.
17. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tại địa phương xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền, lan tỏa cách làm hay, gương điển hình; định hướng dư luận trong thực hiện Đề án.
18. Đề nghị Ban Dân vận Tỉnh ủy
Phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện Đề án.
19. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
a) Hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp xã phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các ngành có liên quan trong việc tuyên truyền thực hiện Đề án; gắn cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” với xây dựng xã, phường, thị trấn không có tội phạm, tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật nhằm tác động đến mọi tầng lớp Nhân dân nâng cao nhận thức và có trách nhiệm góp một phần công sức vào thực hiện Đề án.
b) Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật; tích cực tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; đoàn kết thi đua, phát huy sức mạnh tổng hợp của Nhân dân tham gia thực hiện Đề án và giám sát thực hiện Đề án.
20. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Tổ chức quán triệt, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, nhiệm vụ xây dựng Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh biết, đồng thuận và tích cực tham gia thực hiện.
b) UBND thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa
- Lãnh đạo, chỉ đạo Công an thành phố, căn cứ lộ trình thực hiện của Đề án và tình hình thực tế của từng Công an phường được lựa chọn xây dựng kiểu mẫu về an ninh trật tự và văn minh đô thị, trình UBND thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện; triển khai thực hiện tốt việc xây dựng Công an phường kiểu mẫu về an ninh trật tự và văn minh đô thị theo nội dung Bộ tiêu chí của Bộ Công an (kèm theo Đề án).
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, bố trí vị trí đất để xây dựng trụ sở Công an phường theo quy định tại Quyết định số 7978/QĐ-BCA-H02 của Bộ Công an.
- Bố trí kinh phí sửa chữa, xây dựng trụ sở, mua sắm trang thiết bị, phương tiện đảm bảo hoạt động của Công an phường; củng cố, kiện toàn theo phân cấp ngân sách hiện hành và phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách thành phố.
- Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các phường và các ban, ngành, đoàn thể nâng cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp cùng Công an phường thực hiện tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự tại địa phương. Chỉ đạo làm tốt công tác tư tưởng cho lực lượng bảo vệ dân phố, Dân phòng đảm bảo các lực lượng này phát huy hiệu quả hoạt động.
1. Công an tỉnh, các sở, ban, ngành thuộc tỉnh căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ và nội dung Đề án này, xây dựng kế hoạch hoặc có biện pháp chỉ đạo phù hợp để tổ chức thực hiện, đảm bảo hoàn thành tốt các nội dung, nhiệm vụ được giao.
2. UBND thành phố Biên Hòa, Long Khánh căn cứ nội dung Đề án này xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện; đồng thời, chỉ đạo, hướng dẫn cấp ủy, chính quyền nơi Công an phường được chọn xây dựng kiểu mẫu về an ninh trật tự và văn minh đô thị về trình tự, thủ tục, hồ sơ... để tổ chức thực hiện.
3. Yêu cầu các sở, ngành, UBND các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Đề án. Quá trình triển khai, thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị báo cáo trực tiếp với các cơ quan, đơn vị được giao các nhiệm vụ (tại Phần IV Đề án này) để được hướng dẫn hoặc tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định./.