Thứ 6, Ngày 15/11/2024

Kế hoạch 122/KH-UBND năm 2024 xây dựng Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2024-2030

Số hiệu 122/KH-UBND
Ngày ban hành 08/05/2024
Ngày có hiệu lực 08/05/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Cao Tường Huy
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 122/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 08 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG CÔNG AN PHƯỜNG KIỂU MẪU VỀ AN NINH, TRẬT TỰ VÀ VĂN MINH ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2024 - 2030

Căn cứ Kế hoạch số 42/KH-BCA-V05, Kế hoạch số 43/KH-BCA-V05 ngày 29/01/2024 của Bộ Công an về xây dựng “Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị” giai đoạn 2024 - 2030 và triển khai, thực hiện Đề án “Xây dựng Công an phường thật sự trong sạch, vững manh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”; Kết luận số 431-KL/BCSĐ ngày 07/5/2024 của Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xây dựng Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024-2030; theo đề nghị của Công an tỉnh tại Tờ trình số 1332/TTr-CAT-TM ngày 25/4/2024 và ý kiến thống nhất của các ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch xây dựng Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị giai đoạn 2024 - 2030, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Việc triển khai thực hiện xây dựng Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh dựa trên sự điều hành, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo mô hình An ninh cơ sở các cấp.

2. Nâng cao nhận thức cho cán bộ và Nhân dân về pháp luật, cải cách hành chính, chuyển đổi số, thông tin tình hình tội phạm, phương thức thủ đoạn phạm tội; làm tốt các biện pháp quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, quản lý đối tượng có nguy cơ phạm tội nhằm góp phần phòng ngừa và kéo giảm tội phạm.

3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các mặt công tác của Công an phường theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao, nhằm đáp ứng yêu cầu giữ vững an ninh trật tự, tạo môi trường vãn minh, an toàn cho Nhân dân tại địa bàn cơ sở, đồng thời xây dựng hình ảnh đẹp của người cán bộ Công an nhân dân với phương châm “lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an”; “trọng dân, gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân”.

4. Quá trình triển khai thực hiện đảm bảo khoa học, phù hợp với lý luận và thực tiễn; có sự phân công rõ ràng, gắn trách nhiệm và đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao; biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc; đồng thời phê bình, kiểm điểm các đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị.

II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CỤ THỂ

1. Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 36 phường (đạt 50%), đến năm 2030 đạt 100% Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị, với lộ trình như sau:

- Năm 2024: xây dựng 20 Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị tại 06 thành phố, thị xã: (1) thành phố Hạ Long: 06 (Công an các phường: Tuần Châu, Trần Hưng Đạo, Cao Xanh, Hùng Thắng, Việt Hưng, Hà Phong); (2) thành phố Cẩm Phả: 03 (Công an các phường: Cẩm Bình, Cẩm Trung, Cẩm Đông); (3) thành phố Móng Cái: 04 (Công an các phường: Ka Long, Bình Ngọc, Trần Phú, Hòa Lạc); (4) thành phố Uông Bí: 02 (Công an phường Yên Thanh và Công an phường Bắc Sơn); (5) thị xã Đông Triều: 03 (Công an các phường: Đức Chính, Hưng Đạo, Xuân Sơn); (6) thị xã Quảng Yên: 02 (Công an phường Phong Cốc và Công an phường Phong Hải).

- Năm 2025, xây dựng ít nhất 50% số Công an phường đạt kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị.

- Đến năm 2030, hoàn thành 100% Công an phường đạt kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị.

2. Về tổ chức, biên chế: Đến năm 2025 ít nhất 50%, đến năm 2030 100% Công an phường được bố trí đủ từ 10 biên chế trở lên và có từ 02 đến 04 tổ công tác; chỉ huy Công an phường (gồm 01 Trưởng và không quá 03 Phó trưởng Công an phường).

3. Về đào tạo, bồi dưỡng: Đến năm 2025, đạt từ 70% trở lên cán bộ Công an phường có trình độ đại học trở lên (trong đó có ít nhất 60% trình độ đại học Công an); có ít nhất 60% cán bộ, chiến sĩ có trình độ trung cấp lý luận chính trị và tương đương trở lên; 70% trở lên có trình độ ngoại ngữ từ chứng chỉ trở lên; 70% trở lên có chứng chỉ tin học cơ bản; 100% Công an phường có trưởng hoặc phó phụ trách công tác phòng, chống tội phạm được bổ nhiệm chức danh Điều tra viên. Đến năm 2030, có 70% cán bộ, chiến sĩ Công an phường có trình độ đại học Công an, trung cấp lý luận chính trị và tương đương trở lên; 90% trở lên cán bộ Công an phường có trình độ trung cấp, cao đẳng Công an được đào tạo liên thông lên đại học Công an; 90% trở lên có trình độ ngoại ngữ, tin học cơ bản từ chứng chỉ trở lên; 20% lãnh đạo chỉ huy đủ năng lực làm việc trong môi trường quốc tế; 100% cán bộ Công an phường có trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức khoa học công nghệ cần thiết phục vụ yêu cầu công tác và thông thạo kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; 100% Trưởng và Phó trưởng Công an phường phụ trách công tác phòng, chống tội phạm được bổ nhiệm chức danh điều tra viên.

4. Về trụ sở: Đến năm 2025, phấn đấu 90% trở lên Công an phường có trụ sở làm việc độc lập, trong đó 63% Công an phường có trụ sở đảm bảo diện tích đất để xây dựng, đủ công năng hoạt động theo quy định. Đến năm 2030, 100% Công an các địa phương đủ quỹ đất xây dựng trụ sở và được trang bị cơ sở vật chất (trừ vũ khí, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ thuộc Bộ Công an trang cấp) phục vụ công tác đáp ứng xây dựng Công an phường cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; trong đó 100% Công an phường có trụ sở làm việc độc lập.

5. Về cơ sở hạ tầng: Đến năm 2025, hoàn thành triển khai mạng cáp quang, mở rộng vùng phủ sóng bộ đàm công nghệ số đến 70% Công an cấp xã (trong đó có Công an phường); trang bị cho Công an cấp phường 03 - 05 máy bộ đàm; mở rộng vùng phục vụ mạng điện thoại nội bộ đến 100% Công an phường; 100% Công an phường xây dựng được mô hình “Camera an ninh”; 100% Công an phường được trang bị đảm bảo ở mức độ cơ bản cần thiết các loại vũ khí, trang thiết bị, phương tiện, công cụ hỗ trợ theo tiêu chuẩn định mức. Ưu tiên đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ triển khai Đề án 06 của Chính phủ; hoàn thiện và đưa vào sử dụng đồng bộ hệ thống xác thực điện tử, cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân trên toàn quốc; tổ chức kết nối với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành. Đến năm 2030, 100% Công an phường được kết nối mạng máy tính diện rộng ngành Công an có bảo mật; có trung tâm truyền hình trực tuyến; triển khai các dịch vụ ứng dụng cơ bản như: Thư điện tử nội bộ có bảo mật, hội nghị truyền hình; khai thác kết nối các cơ sở dữ liệu nghiệp vụ; trang bị hệ thống kỹ thuật đảm bảo tích hợp các cổng dịch vụ công của Bộ Công an trên Internet. 100% Công an phường xây dựng mô hình Zalo kết nối giữa Công an phường với các tổ dân phố, khu dân cư trên địa bàn và được triển khai sử dụng mạng Signet của ngành Công an.

III. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự nói chung và công tác xây dựng mô hình an ninh cơ sở gắn với Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị nói riêng, trọng tâm là: Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; Kế hoạch số 42/KH-BCA-V05 ngày 29/01/2024 của Bộ Công an về xây dựng Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị, giai đoạn 2024 - 2030; Kế hoạch số 43/KH-BCA-V05 ngày 29/01/2024 của Bộ Công an về triển khai thực hiện Đề án số 30/ĐA-BCA ngày 07/11/2023 của Bộ Công an về “Xây dựng Công an phường thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới”; Kết luận số 518-KL/TU ngày 27/9/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 26/5/2014 về Tăng cường lãnh đạo toàn diện Công an cấp huyện đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 23/3/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021 - 2025.

Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trên địa bàn. Chủ động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, phòng ngừa ngăn chặn những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh thông tin truyền thông, an ninh mạng, an ninh con người và an ninh xã hội, không để hình thành các “điểm nóng” về an ninh dân tộc và tôn giáo, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người vượt cấp ở 100% địa bàn xây dựng mô hình an ninh cơ sở trên toàn tỉnh.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân; sự đồng tình, ủng hộ của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong xây dựng Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng lấy người dân làm trung tâm, phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng đối tượng, địa bàn, lĩnh vực. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên không gian mạng (zalo, face book, youtube...); tuyên truyền, biểu dương “người tốt, việc tốt”, hình ảnh đẹp của người cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nói chung, Công an phường nói riêng về tinh thần, trách nhiệm, gần gũi, thân thiện, vì Nhân dân phục vụ.

3. Thực hiện tốt công tác nắm tình hình Nhân dân, nắm bắt dư luận xã hội, tiếp thu ý kiến và định hướng tư tưởng trong quần chúng Nhân dân; củng cố, nâng cao chất lượng các “Tổ hòa giải”; kịp thời phát hiện và tham gia giải quyết các mâu thuẫn trong Nhân dân ngay từ cơ sở, không để hình thành “điểm nóng”, vượt cấp, kéo dài.

4. Xử lý kịp thời, hài hòa các vấn đề dân tộc, tôn giáo, bức xúc xã hội, không để xảy ra các “điểm nóng” về an ninh, trật tự. Kịp thời phát hiện, chủ động xử lý có hiệu quả các vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự, gây bức xúc trong dư luận ngay từ cơ sở, củng cố niềm tin của Nhân dân. Thường xuyên đấu tranh trấn áp hiệu quả các loại tội phạn, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao, các băng nhóm tội phạm ma túy, có vũ trang, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; kiềm chế, kéo giảm, không tăng tội phạm về trật tự xã hội (đối với phường có dưới 10 vụ phạm tội về trật tự xã hội, kiềm chế, giảm, không tăng so với cùng kỳ năm trước; phường có từ 10 đến dưới 20 vụ, giảm ít nhất 01 vụ; phường có từ 20 vụ trở lên giảm ít nhất 6% số vụ so với cùng kỳ năm trước); phấn đấu kéo giảm tai nạn giao thông, tai nạn lao động, vụ việc cháy nổ. Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân.

5. Quản lý tốt các đối tượng có nguy cơ phạm tội tại địa bàn cơ sở đi đôi với tạo điều kiện cho họ theo chức năng, nhiệm vụ của các sở, ngành, địa phương được giao theo Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 27/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lầm lỗi, chấp hành xong án phạt tù, người sau cai nghiện, người bán dâm, nạn nhân bị mua bán, người đi cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng trở về địa phương giai đoạn 2021 - 2025 và các kế hoạch, chỉ đạo khác của Tỉnh về các nội dung liên quan đến công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lầm lỗi, chấp hành xong án phạt tù, người sau cai nghiện, người bán dâm, nạn nhân bị mua bán....nhằm đảm bảo biện pháp an ninh, an toàn xã hội; hạn chế, triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm tại cơ sở.

6. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Thông tư số 124/2021/TT-BCA ngày 28/12/2021 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”, nhất là trong khối doanh nghiệp cấp tỉnh, các doanh nghiệp FDI; phát huy vai trò “hạt nhân” của cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục trong công tác đảm bảo an ninh trật tự.

7. Quan tâm xây dựng, củng cố các mô hình quần chúng tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự phù hợp với từng địa bàn, lĩnh vực, đảm bảo phát huy hiệu quả trong thực tiễn.

8. Tổ chức kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng Công an phường kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị để đánh giá chính xác, thực chất hiệu quả đạt được trong thực tế. Khen thưởng, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện, tạo động lực để nâng cao hiệu quả mô hình. Xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm và không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

9. Đầu tư kinh phí, hỗ trợ nâng cấp trụ sở, mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Công an các phường được lựa chọn xây dựng kiểu mẫu giai đoạn 2024 - 2030, bảo đảm các tiêu chí “Công an phường kiểu mẫu về an ninh trật tự và văn minh đô thị” theo các quy định của Bộ Công an và phù hợp với nhiệm vụ chi được quy định tại Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ.

[...]