ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1083/QĐ-UBND
|
Nam Định, ngày
12 tháng 7 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ
NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN NĂM 2011-2015, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ
Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng nam
đồng bằng sông Hồng;
Căn cứ Quyết định 109/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể thành phố Nam Định trở
thành trung tâm vùng nam đồng bằng sông Hồng;
Căn cứ Quyết định số 156/QĐ-TTg ngày 09/02/2009 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng
thành phố Nam Định đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày 08/6/2009 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình nâng cấp đô thị quốc gia từ năm
2009 đến năm 2020;
Căn cứ Chương trình số 01/UBND- CTr ngày 18/3/2011
của UBND tỉnh Nam Định về thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai
đoạn 2011-2020;
Xét Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 07/7/2011 của Hội
đồng nhân dân thành phố Nam Định về việc phê chuẩn Chương trình phát triển đô
thị thành phố Nam Định giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2025;
Xét đề nghị tại Tờ trình số 77/TTr-UBND ngày
25/5/2011 của UBND thành phố Nam Định về việc thẩm định, phê duyệt Chương trình
phát triển đô thị Thành phố Nam Định giai đoạn năm 2011-2015, tầm nhìn đến năm
2025;
Xét đề nghị tại Tờ trình số 212/TTr-SKHĐT ngày
24/6/2011 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt Chương trình phát triển
đô thị Thành phố Nam Định giai đoạn năm 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2025,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát
triển đô thị Thành phố Nam Định giai đoạn năm 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2025,
với nội dung sau:
1.1- Tên chương trình: Chương trình phát triển đô thị Thành phố Nam Định giai
đoạn năm 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2025
1.2- Chủ đầu tư: UBND Thành phố Nam Định.
1.3- Địa điểm: Thành phố Nam Định.
1.4. Mục tiêu chương trình:
- Xây dựng Thành phố Nam Định trở thành đô thị loại
I trực thuộc tỉnh vào cuối năm 2011; tiếp tục đầu tư, nâng cấp, phát triển
thành phố, mở rộng tầm ảnh hưởng tới các huyện và tỉnh bạn, từng bước trở thành
trung tâm khu vực Nam đồng bằng sông Hồng.
- Phát triển đô thị hiện đại, bền vững, giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá - lịch sử, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng linh hoạt
các nhu cầu phát triển trong nền kinh tế thị trường và bối cảnh Quốc tế.
1.5- Quan điểm, Định hướng, Nội dung chương trình:
1.5.1. Quan điểm phát triển:
- Phát huy thế mạnh của thành phố về truyền thống
lịch sử, văn hoá, vị thế trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng để phát huy
những giá trị văn hoá, tâm linh; phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ.
- Tăng cường thế mạnh trung tâm của ngành công
nghiệp dệt may - chế biến lương thực, thực phẩm, tận dụng tối đa lợi thế về lao
động, truyền thống giáo dục để phát triển công nghiệp và đào tạo, đặc biệt là
đào tạo nghề; tạo sự gắn kết cao trong mối quan hệ với các đô thị vùng nam đồng
bằng sông Hồng, với Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc;
- Phát triển hiện đại, đồng bộ, hài hòa giữa xây
dựng mới và cải tạo chỉnh trang đô thị. Khai thác tối đa thế mạnh đặc trưng đô
thị có 2 sông lớn (sông Hồng, sông Đào), các hồ và các công trình kiến trúc cổ,
các làng trồng hoa, cây cảnh, tạo cảnh quan sinh thái đô thị. Phát triển không
gian đô thị với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, bảo vệ môi
trường đô thị. Từng bước điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính ra các vùng
phụ cận theo Quyết định 109/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ từ
năm 2015.
- Đảm bảo đô thị phát triển bền vững, có bản sắc
văn hoá truyền thống. Nâng cao lợi thế là trung tâm đào tạo của vùng và khu vực
với 4 trường Đại học, 12 trường Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và trung tâm
văn hoá thể thao vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Mở rộng khả năng cạnh tranh, có
vai trò ảnh hưởng quan trọng trong toàn vùng về đào tạo và nghiên cứu khoa học,
đáp ứng linh hoạt các nhu cầu phát triển trong nền kinh tế thị trường và bối
cảnh hội nhập quốc tế.
1.5.2. Định hướng phát triển đô thị:
+ Tạo bản sắc đô thị gắn với cấu trúc sông, hồ,
công viên làm điểm nhấn về cảnh quan đô thị, môi trường sinh thái: kè và xây
dựng đường dạo, công viên quanh các hồ; kè đê nam sông Đào, kết hợp xây bến
thuyền; tạo môi trường cảnh quan đô thị.
+ Xây dựng đô thị xanh: nâng cấp, xây dựng mới đa
dạng các công viên; phát triển hệ thống cây xanh đô thị ở các đường phố, công
trình công cộng, công sở, trường học; cải tạo, định hướng xây dựng các làng
hoa, làng cây cảnh, làng nghề truyền thống…
+ Phát huy thế mạnh hệ thống giao thông bàn cờ mật
độ cao ở khu phố hiện tại, tiếp tục phát triển và tối ưu hoá đảm bảo mạch lạc ở
các khu đô thị mới, các khu vực mở rộng, đảm bảo đáp ứng giao thông với lưu
lượng lớn, mật độ cao; kết hợp xây dựng các tuyến vành đai, trục hướng tâm phù
hợp ở các khu mở rộng kết nối vào nội thành.
1.5.3. Nội dung chương trình:
* Đến năm 2015:
- Tập trung phát triển đô thị về phía bắc từ sông
Đào tới sông Vĩnh Giang; Phát triển một số khu chức năng đô thị tập trung đan
xen trong không gian đô thị sinh thái phía Nam sông Đào.
+ Mở rộng diện tích phần đô thị phía Bắc sông Đào
từ 17,3 km2 lên 32 km2 tại các xã Lộc Hòa; Mỹ Xá, Lộc An.
Tập trung phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có các công trình tầm vóc quốc
gia và trung tâm vùng để tạo điểm nhấn một thành phố Nam Định quy mô cấp vùng.
+ Lập đề án đề nghị thành lập 3-5 phường mới phù
hợp quy hoạch đô thị và phân bố dân cư tại 3 xã Lộc Hòa, Mỹ Xá, Lộc An và một
phần phường Lộc Vượng, phường Trường Thi.
+ Về phía nam sông Đào: kè đê bờ Nam sông Đào đoạn
qua thành phố (dài 4,8km), xây dựng đường dạo sát mép sông, bố trí lại các khu
dân cư và công trình công cộng phù hợp cảnh quan, quy hoạch từ năm 2012-2015.
Xây dựng 2 khu tái định cư, một số công trình công cộng (vườn hoa, bến xe ô tô
phía Nam, rạp chiếu phim, sân bóng…); cải tạo và phát triển các làng nghề sinh
thái gắn với các quỹ đất nông nghiệp được quy hoạch giữ lại.
- Xây dựng cầu Tân Phong và đường nối quốc lộ 10 từ
cầu Tân Đệ với quốc lộ 21B tại nút giao tuyến S2 với quốc lộ 21B để tăng cường
kết nối khu phía Bắc và phía Nam sông Đào, hoàn chỉnh hệ thống giao thông đối
ngoại của thành phố Nam Định.
* Từ sau năm 2015: Phía Tây Nam đường S2 bố trí các cụm công nghiệp nhỏ, các
cơ sở giáo dục Đại học và chuyên nghiệp dạy nghề, dịch vụ… Khu vực trung tâm -
khu Tổng công ty Dệt, Công ty Dệt lụa sau khi di chuyển - xây dựng một khu đô
thị tập trung có diện tích khoảng 100 ha với các chức năng: trung tâm tài chính
thương mại, các khu trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại, các khu
nhà ở cao cấp…
- Lập đề án thành lập 2-3 phường mới phù hợp quy
hoạch đô thị và phân bố dân cư tại 2 xã Nam Phong, Nam Vân.
- Phát triển không gian đô thị - dịch vụ quanh hồ
Truyền Thống, đầm Bét - đầm Đọ, đưa khu vực này gắn kết với quần thể khu văn
hóa Trần và khu đô thị Hòa Vượng, khu đô thị Thống Nhất trở thành khu trung tâm
đô thị - dịch vụ - du lịch sinh thái tầm vóc cấp vùng, đóng góp xứng đáng vào
tổ chức không gian cũng như hoạt động đô thị và cả vùng.
- Phát triển các khu đô thị mới hiện đại đan xen
các khu dân cũ nằm giữa khu đô thị trung tâm hiện hữu và Quốc lộ 10, tuyến S2,
tuyến cầu Tân Phong.
Điều 2. - Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký;
- Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng
các cơ quan: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, UBND thành phố
Nam Định, Kho bạc Nhà nước tỉnh và các đơn vị có liên quan, thi hành quyết định
này./.
|
tm. Ủy ban nhân dân
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Tuấn
|
QUY CHẾ
PHỐI HỢP TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA CÁ NHÂN,
TỔ CHỨC VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA UBND TỈNH, CHỦ TỊCH
UBND TỈNH NAM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 14/2011/QĐ-UBND ngày 04/7/2011 của UBND tỉnh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định trách nhiệm phối hợp của Văn phòng
UBND tỉnh với các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố, UBND các
xã, phường, thị trấn và các cơ quan hành chính nhà nước có liên quan trong việc
tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành
chính thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định theo quy
định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Quy định hành chính
là những quy định về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến hoạt
động kinh doanh và đời sống nhân dân, thuộc phạm vi quản lý của các cơ quan
hành chính nhà nước, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo quy
định của pháp luật.
2. Phản ánh là việc cá
nhân, tổ chức có ý kiến với cơ quan hành chính Nhà nước về những vấn đề
liên quan đến quy định hành chính, bao gồm: những vướng mắc cụ thể trong thực
hiện; sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất với hệ
thống pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập
và những vấn đề khác.
3. Kiến nghị là việc
cá nhân, tổ chức có phản ánh với cơ quan hành chính nhà nước và đề xuất
phương án xử lý hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan
đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.
4. Văn bản chuyển phản ánh kiến nghị là văn bản của UBND tỉnh do Chánh Văn phòng UBND tỉnh (hoặc
Phó Văn phòng được ủy quyền) ký thừa lệnh Chủ tịch UBND tỉnh, chuyển phản ánh,
kiến nghị của tổ chức, cá nhân về quy định hành chính đến cơ quan có thẩm quyền
để xử lý.
Điều 3. Cơ quan có thẩm quyền tiếp
nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị
1. Văn phòng UBND tỉnh là đầu mối tiếp nhận phản ánh, kiến
nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của UBND
tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
2. Các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố,
UBND các xã, phường, thị trấn là các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh có
thẩm quyền và trách nhiệm xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về
quy định hành chính khi nhận được Văn bản chuyển phản ánh kiến nghị của UBND
tỉnh.
Điều 4. Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý
phản ánh, kiến nghị
1. Tuân thủ pháp luật.
2. Công khai, minh bạch.
3. Quy trình cụ thể, rõ ràng, thống nhất.
4. Thủ tục tiếp nhận đơn giản, thuận tiện.
5. Tiếp nhận, xử lý đúng thẩm quyền.
6. Phối hợp trong xử lý phản ánh, kiến nghị.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 6. Tiếp nhận, đánh giá, phân
loại phản ánh, kiến nghị
1. Địa chỉ tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cá nhân,
tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh, Chủ tịch
UBND tỉnh:
- Văn phòng UBND tỉnh Nam Định - Số 57 đường Vị Hoàng,
Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
- Số điện thoại chuyên dùng: 0350.3526.333
- Thư điện tử: tthcnamdinh@gmail.com và
tthcnamdinh@namdinh.gov.vn.
2. Văn phòng UBND tỉnh chỉ đạo Phòng Kiểm soát thủ tục hành
chính tổ chức tiếp nhận, nghiên cứu, đánh giá, phân loại các phản ánh, kiến
nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính để giao cho các Sở, ban,
ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan xử lý theo đúng quy
định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 13 của Nghị định 20/2008/NĐ-CP.
Điều 7. Chuyển phản ánh, kiến nghị
đến cơ quan có thẩm quyền xử lý
Trên cơ sở kết quả đánh giá, phân loại phản ánh kiến nghị
của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh có
trách nhiệm ký văn bản chuyển phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đến các
cơ quan có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định tại Điều 9, Nghị định
20/2008/NĐ-CP. Việc chuyển văn bản phản ánh, kiến nghị được thực hiện như sau:
1. Đối với phản ánh, kiến nghị về hành vi không tuân thủ
các quy định hành chính của cán bộ, công chức, cơ quan hành chính Nhà nước:
- Phản ánh, kiến nghị về hành vi của cán bộ, công chức, cơ
quan nhà nước thuộc các Sở, ban, ngành (bao gồm cả tại các đơn vị trực thuộc):
Văn bản chuyển phản ánh, kiến nghị được gửi cho các Sở, ban, ngành liên quan để
xử lý.
- Phản ánh, kiến nghị về hành vi của cán bộ, công chức, cơ
quan nhà nước thuộc UBND cấp huyện: Văn bản chuyển phản ánh, kiến nghị được gửi
cho UBND cấp huyện để xử lý.
- Phản ánh, kiến nghị về hành vi của cán bộ, công chức, cơ
quan nhà nước thuộc UBND cấp xã: Văn bản đề nghị xử lý phản ánh, kiến nghị được
gửi cho UBND cấp huyện để chỉ đạo UBND cấp xã xử lý.
2. Đối với các phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định
hành chính:
- Đối với các quy định hành chính thuộc thẩm quyền ban hành
của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương: Văn bản
đề nghị xử lý phản ánh, kiến nghị được gửi cho các Bộ, ngành liên quan để kiến
nghị xử lý.
- Đối với các quy định hành chính
thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh: Văn bản
đề nghị xử lý phản ánh, kiến nghị được gửi cho các Sở, ngành liên quan để tham
mưu, báo cáo UBND tỉnh phương án xử lý.
- Đối với các quy định hành chính thuộc thẩm quyền ban hành
của HĐND, UBND cấp huyện: Văn bản đề nghị xử lý phản ánh, kiến nghị được gửi
cho UBND cấp huyện để xử lý.
- Đối với các quy định hành chính thuộc thẩm quyền ban hành
của HĐND, UBND cấp xã: Văn bản đề nghị xử lý phản ánh, kiến nghị được gửi cho
UBND cấp huyện để chỉ đạo UBND cấp xã xử lý.
3. Tùy theo trường hợp cụ thể, Văn phòng UBND tỉnh có thể
chủ trì xử lý các phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính liên quan
đến hai hay nhiều cơ quan hành chính nhà nước khác nhau mà các cơ quan này
không thống nhất được về phương án xử lý; những phản ánh, kiến nghị đã được các
Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xử lý hoặc chỉ đạo xử lý nhưng cá
nhân, tổ chức vẫn tiếp tục phản ánh, kiến nghị; những phản ánh, kiến nghị thuộc
thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 8. Xử lý phản ánh kiến nghị
1. Các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố,
UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xử lý các phản ánh, kiến nghị của
tổ chức, cá nhân về quy định hành chính theo đúng quy định tại Điều 14, Điều 15
của Nghị định 20/2008/NĐ-CP và thời hạn quy định tại Văn bản chuyển phản ánh
kiến nghị của UBND tỉnh.
2. Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm đôn đốc các Sở, ban,
ngành, UBND các huyện, thành phố xử lý phản ánh, kiến nghị theo đúng quy định.
Điều 9. Công khai kết quả xử lý,
phản ánh kiến nghị
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND
các huyện, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm
công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính theo đúng quy
định tại Điều 19, Nghị định 20/2008/NĐ-CP.
2. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, Văn phòng UBND tỉnh xem
xét, công bố công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính
trên cổng thông tin điện tử của tỉnh tại địa chỉ Website:
http://www.namdinh.gov.vn.
3. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm phối hợp với
Văn phòng UBND tỉnh tiếp nhận, công khai phản ánh, kiến nghị và kết quả xử lý
phản ánh, kiến nghị trên cổng thông tin điện tử của tỉnh.
Điều 10. Báo cáo kết quả xử lý phản
ánh kiến nghị:
a) Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có trách
nhiệm gửi, báo cáo kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị về UBND tỉnh theo đường
công văn và đường thư điện tử về các địa chỉ Email: tthcnamdinh@gmail.com và
tthcnamdinh@namdinh.gov.vn.
b) Văn phòng UBND tỉnh thường xuyên cập nhật kết quả xử lý
phản ánh, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh có
biện pháp cần thiết chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc xử lý
phản ánh, kiến nghị.
c) Văn phòng UBND tỉnh tổng hợp kết quả xử lý phản ánh,
kiến nghị và việc thực hiện chế độ báo cáo kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị để
đưa vào bản nhận xét hàng năm trong quy trình xét thi đua, khen thưởng của các
cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh và các trường hợp đề
nghị cấp trên khen thưởng.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch UBND
các huyện, thành phố có trách nhiệm triển khai, tổ chức, thực hiện tốt Quy chế
này.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn,
vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về UBND tỉnh (qua Văn phòng Uỷ ban nhân
dân tỉnh) để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.