Quyết định 108/2006/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2010
Số hiệu | 108/2006/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 28/04/2006 |
Ngày có hiệu lực | 08/05/2006 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Trần Thị Kim Vân |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 108/2006/QĐ-UBND |
Thủ Dầu Một, ngày 28 tháng 4 năm 2006 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước;
Căn cứ vào Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003;
Căn cứ vào Kế hoạch Quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 được Thủ tướng Chỉnh phủ phê duyệt tại Quyết định số 32812005/QĐ-TTg;
Căn cứ vào Chỉ thị số 50/CT-TU ngày 16 tháng 09 năm 2005 của Tỉnh uỷ và chương trình hành động số 236/2005/QĐ-UBND ngày 03/11/2005 về việc thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị;
Xét Tờ trình số 203/TTr-TNMT ngày 2714/2006 của Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2010.
Điều 2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và căn cứ nội dung Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2010 được phê duyệt, có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TỈNH
BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 108/2006/QĐ-UBND, ngày 28/04/2006 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Bình Dương )
Bình Dương là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ phát triển kinh tế cao hơn so với tốc độ phát triển bình quân toàn quốc. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Công nghiệp phát triển mạnh kéo theo đô thị hóa và các vấn đề bảo vệ môi trường cần phải giải quyết. Vì vậy trong những năm qua để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững, Bình Dương đã xây dựng và thực hiện “ Chương trình bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2010”. Trong đó để thiết thực cải thiện chất lượng môi trường, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã tích cực thực hiện: “Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2005”.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học cứ GDP tăng gấp 2 lần, thì chất thải tăng từ 4 đến 5 lần. Vì vậy với tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp mạnh của tỉnh ta hiện nay và trong thời gian tới thì vấn đề quản lý ô nhiễm công nghiệp phải đặt lên hàng đầu. Đồng thời để Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp (QLONCN) ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn trong sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh Bình Dương, chúng ta phải rà soát, đánh giá lại những gì đã làm được trong 5 năm qua, những gì chưa làm được và những thách thức mới trong giai đoạn 2006-2010; từ đó đề xuất một Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp giai đoạn 2006-2010 sát thực hơn, có các giải pháp phù hợp hơn và đi sâu vào các vấn đề trọng tâm để cơ bản thực hiện việc ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tỉnh Bình Dương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong giai đoạn này.
Chính vì lẽ đó việc rà soát đánh giá hiệu quả Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp giai đoạn 2001-2005 và xây dựng Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp giai đoạn 2006-2010 là điều tất nhiên cần phải thực hiện để đảm bảo sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương.
ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2001-2005
I. TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ÁP LỰC VỀ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2001-2005
1. Sơ lược về phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2005
Bình Dương là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong 5 năm qua được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương cùng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân nên tình hình kinh tế xã hội của tỉnh liên tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng trưởng bình quân 15,3%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 15,4 triệu đồng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp ( Bảng 1).
UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 108/2006/QĐ-UBND |
Thủ Dầu Một, ngày 28 tháng 4 năm 2006 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước;
Căn cứ vào Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003;
Căn cứ vào Kế hoạch Quốc gia về kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 được Thủ tướng Chỉnh phủ phê duyệt tại Quyết định số 32812005/QĐ-TTg;
Căn cứ vào Chỉ thị số 50/CT-TU ngày 16 tháng 09 năm 2005 của Tỉnh uỷ và chương trình hành động số 236/2005/QĐ-UBND ngày 03/11/2005 về việc thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị;
Xét Tờ trình số 203/TTr-TNMT ngày 2714/2006 của Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2010.
Điều 2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao và căn cứ nội dung Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2010 được phê duyệt, có trách nhiệm chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TỈNH
BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 108/2006/QĐ-UBND, ngày 28/04/2006 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Bình Dương )
Bình Dương là một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ phát triển kinh tế cao hơn so với tốc độ phát triển bình quân toàn quốc. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Công nghiệp phát triển mạnh kéo theo đô thị hóa và các vấn đề bảo vệ môi trường cần phải giải quyết. Vì vậy trong những năm qua để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững, Bình Dương đã xây dựng và thực hiện “ Chương trình bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2010”. Trong đó để thiết thực cải thiện chất lượng môi trường, ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã tích cực thực hiện: “Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2005”.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học cứ GDP tăng gấp 2 lần, thì chất thải tăng từ 4 đến 5 lần. Vì vậy với tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp mạnh của tỉnh ta hiện nay và trong thời gian tới thì vấn đề quản lý ô nhiễm công nghiệp phải đặt lên hàng đầu. Đồng thời để Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp (QLONCN) ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn trong sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh Bình Dương, chúng ta phải rà soát, đánh giá lại những gì đã làm được trong 5 năm qua, những gì chưa làm được và những thách thức mới trong giai đoạn 2006-2010; từ đó đề xuất một Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp giai đoạn 2006-2010 sát thực hơn, có các giải pháp phù hợp hơn và đi sâu vào các vấn đề trọng tâm để cơ bản thực hiện việc ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tỉnh Bình Dương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong giai đoạn này.
Chính vì lẽ đó việc rà soát đánh giá hiệu quả Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp giai đoạn 2001-2005 và xây dựng Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp giai đoạn 2006-2010 là điều tất nhiên cần phải thực hiện để đảm bảo sự phát triển bền vững của tỉnh Bình Dương.
ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2001-2005
I. TỔNG QUAN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ ÁP LỰC VỀ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2001-2005
1. Sơ lược về phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001-2005
Bình Dương là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong 5 năm qua được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương cùng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế và các tầng lớp nhân dân nên tình hình kinh tế xã hội của tỉnh liên tục tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng trưởng bình quân 15,3%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 15,4 triệu đồng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp ( Bảng 1).
Bảng 1: Cơ cấu kinh tế theo GDP (đơn vị %)
STT |
Tỷ trọng ngành Tỷ trọng ngành |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
1 12 |
Công nghiệp - xây dựng Công nghiệp – xây dựng |
59,4 |
60,5 |
62,2 |
62,9 |
63,8 |
2 23 |
Dịch vụ Dịch vụ Nông nghiệp |
25,5 |
26,0 |
26,2 |
27,1 |
28,2 |
3 3 |
Nông nghiệp |
15,1 |
13,5 |
11,6 |
10,0 |
8,0 |
Từ những số liệu trên cho thấy ngành công nghiệp - xây dựng luôn duy trì được mức tăng trưởng cao, ổn định góp phần vào sự tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Số liệu năm 2005 đã thể hiện công nghiệp của tỉnh Bình Dương đạt và vượt mục tiêu của quy hoạch phát triển công nghiệp thời kỳ 1999 - 2010. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 36,4%/năm. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân 6,4%, tỉ lệ che phủ cây lâm nghiệp và cây lâu năm trên địa bàn tỉnh đạt 53% tăng 8,2% so với cuối năm 2000.
Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm là 16%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân hàng năm 41,6% (năm 2005 tăng 43,8%), kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân là 37%. Doanh thu du lịch tăng bình quân hàng năm 29%. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tăng bình quân hàng năm 14,8%. Tỉ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch năm 2005 đạt 84%, có 85/89 xã, phường, thị trấn và 7/7 huyện đạt chuẩn thoát nghèo. Tỉ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 97%.
2. Phát triển công nghiệp và áp lực về môi trường do sản xuất công nghiệp giai đoạn 2001-2005.
Sản xuất công nghiệp đã tạo được bước phát triển đột phá, luôn giữ mức tăng trưởng bình quân cao (36,4%) so với tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước, giữ vai trò là ngành kinh tế trọng yếu của Tỉnh, làm động lực thúc đẩy phát triển các ngành và các lĩnh vực khác. Thu hút mạnh vốn đầu tư trong và ngoài nước, tính đến tháng 11 năm 2005 toàn Tỉnh đã có 4535 dự án đầu tư trong đó có 1076 dự án đầu tư nước ngoài và 3459 doanh nghiệp trong nước. Hiện nay toàn Tỉnh có 16 Khu công nghiệp đã được Chính phủ cấp phép với tổng diện tích 3274 ha và 1 khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị với diện tích 4196 ha đang tập trung triển khai đầu tư xây dựng và 19 cụm công nghiệp đã và đang hình thành trên địa bàn tỉnh. Công nghiệp phát triển nhanh, các ngành nghề đa dạng đã đem lại những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế cho tỉnh Bình Dương, song cũng kéo theo những áp lực lớn về ô nhiễm môi trường do nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại sinh ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh.
- Về nước thải: Theo số liệu ước tính sơ bộ tổng lượng nước thải của các khu công nghiệp là: 30.000m3/ ngày, của các Doanh nghiệp nằm ngoài Khu công nghiệp có khoảng 60.000m3/ngày, trong đó phần lớn nước thải là của một số ngành có lưu lượng, tải lượng và nồng độ ô nhiễm cao như ngành giấy, chế biến mủ cao su, dệt nhuộm, chăn nuôi, hoá mỹ phẩm... Hiện nay, đa số nước thải công nghiệp chưa được xử lý triệt để, chưa đạt tiêu chuẩn môi trường và nước thải sinh hoạt (đô thị) không xử lý đều thải thẳng ra các kênh, rạch thuộc lưu vực hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn gây ô nhiễm hữu cơ và vi sinh.
- Về chất thải rắn công nghiệp- chất thải nguy hại:
Hiện nay, theo ước tính toàn tỉnh Bình Dương có khoảng gần 400 tấn chất thải rắn công nghiệp/ngày, trong đó có 70 – 75% tận thu tái chế lại, khoảng 40 – 60 tấn chất thải nguy hại, nhưng chưa có một hệ thống tổ chức quản lý thống nhất việc thu gom, vận chuyển xử lý chất thải công nghiệp (kể cả chất thải nguy hại) từ tỉnh xuống tới huyện, thị, xã, phường. Vì vậy hoạt động này khá phức tạp cần phải có những giải pháp phù hợp để chấn chỉnh lại theo quy định của nhà nước hiện hành.
- Về khí thải:
Khí thải chủ yếu được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu (dầu, củi…) vận hành lò hơi, lò nung, máy phát điện và khí thải trong các dây chuyền sản xuất như hơi keo, hơi dung môi hữu cơ… bao gồm các chất ô nhiễm như bụi, SO2, NOX, THC, VOC, CO… Các chất ô nhiễm này chỉ gây ô nhiễm môi trường cục bộ từng nơi, từng lúc trong quá trình hoạt động.
II. ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001 - 2005
Đứng trước thực trạng môi trường công nghiệp nêu trên, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh cùng với sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các Doanh nghiệp trên địa bàn Tỉnh công tác thực hiện chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 đã thu được một số kết quả sau:
1. Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu chính
1.1. Cải thiện chất lượng môi trường.
Để từng bước đạt được mục tiêu cải thiện chất lượng môi trường, trong những năm qua Bình Dương đã xây dựng chương trình di dời các cơ sở gốm sứ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, đô thị đến 1 cụm sản xuất được quy hoạch tại Tân Uyên với diện tích 200ha. Và đến hết năm 2005, trên địa bàn Thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, Dĩ An, các thị trấn thuộc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Bến Cát và Phú Giáo không còn các cơ sở sản xuất gạch thủ công hoạt động. Đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật cấp nước 42000m3/ngày cho các Khu công nghiệp Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Mỹ Phước… và tiêu thoát nước cho khu vực Thị xã Thủ Dầu Một, Bình Hòa, Phú Hội, Chòm Sao, Sóng Thần - Đồng An, Dĩ An - Tân Đông Hiệp với tổng năng lực tiêu thoát khoảng 8364 ha.
Mặt khác, để góp phần tạo nơi ăn chốn ở ổn định cho người lao động và công nhân, Bình Dương đã xây dựng 60 khu nhà ở và 15 khu tái định cư phục vụ cho việc xây dựng các Khu công nghiệp tập trung của tỉnh. Đồng thời, Bình Dương cũng đã quy hoạch, đầu tư một khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương với diện tích 75 ha, tổng vốn đầu tư 14,7 triệu Euro, hiện nay đang được triển khai xây dựng.
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, hiện nay một số cụm công nghiệp khi quy hoạch và xây dựng không tách riêng mạng lưới thoát nước mưa, nước thải, không có hệ thống xử lý nước thải tập trung dẫn đến ngập úng và ô nhiễm môi trường cục bộ, gây khó khăn cho công tác quản lý môi trường của Tỉnh. Đồng thời, vấn đề chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại trên địa bàn Tỉnh cũng còn nhiều bất cập. Việc đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn công nghiệp chậm, việc thu gom, vận chuyển còn manh mún, tự phát. Trên toàn tỉnh có khoảng 220 đơn vị cá nhân thu mua phế liệu và thu gom chất thải rắn công nghiệp, hầu như chưa kiểm soát được việc thực hiện các quy định về môi trường đối với các đơn vị cá nhân trên. Nguyên nhân do chưa xây dựng và hoàn thiện được một hệ thống thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại thống nhất từ tỉnh đến các huyện, thị, xã, phường.
1.2. Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm
- Đối với các Khu công nghiệp
So với mục tiêu đề ra vấn đề môi trường ở các khu công nghiệp tương đối đạt được trong giai đoạn 2001 - 2005. Tất cả các khu công nghiệp khi đi vào hoạt động đều có báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và có trạm xử lý nước thải tập trung toàn khu, 100% các Doanh nghiệp trong khu và các dự án đầu tư mới đều có Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường (BĐK) và từng bước thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo cam kết. Tuy nhiên, có nơi có lúc nước thải đầu ra của trạm xử lý nước thải tập trung toàn khu công nghiệp chưa đạt tiêu chuẩn cho phép do quá trình vận hành xử lý gặp trục trặc kỹ thuật hoặc do chưa kiểm soát được nước thải đầu vào của các Doanh nghiệp thành viên.
- Đối với các Doanh nghiệp nằm ngoài Khu công nghiệp:
Hiện nay 100% các công ty xí nghiệp lớn thuộc các ngành nghề chế biến mủ cao su, giấy, dệt nhuộm, thuốc bảo vệ thực vật, sơn, chăn nuôi, chế biến nông súc sản thực phẩm được phê chuẩn ĐTM hoặc BĐK và có đầu tư xử lý chất thải.Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ thuộc các ngành nghề trên việc đầu tư xử lý chất thải còn hạn chế hoặc chưa xử lý.
Nhìn chung, công tác phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh bước đầu các Doanh nghiệp đã thực hiện: 136 Doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến, 20 Doanh nghiệp xây dựng Hệ thống quản lý môi trường ISO 14000, 70 Doanh nghiệp đổi mới công nghệ giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ngoài ra được sự hỗ trợ của Dự án môi trường Việt Nam - Canada (VCEP) đã thực hiện dự án trình diễn sản xuất sạch hơn tại Nhà máy chế biến mủ cao su Bến Súc thành công, từ đó Công ty cao su Dầu Tiếng đã nhân rộng ra 4 Nhà máy khác thuộc Công ty, đem lại lợi ích tiết kiệm 32% nước cấp, giảm 32% nước thải, tiết kiệm 17% năng lượng và thu hồi được 2% mủ cao su phế liệu. Để nhân rộng kết quả trên Bình Dương đã tổ chức Hội thảo phổ biến cho ngành cao su, đến nay Tổng công ty cao su Việt Nam đã chỉ định 39 Công ty thành viên áp dụng biện pháp sản xuất sạch hơn trong chế biến mủ cao su và một số doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương cũng đã đến Công ty cao su Dầu Tiếng học hỏi kinh nghiệm để áp dụng cho doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, so với các mục tiêu đề ra giai đoạn 2001 - 2005 vẫn còn một số mục tiêu chưa thực hiện được như: vấn đề thực hiện giảm 50% số lượng cơ sở gốm sứ gây ô nhiễm môi trường trong các khu dân cư, đô thị; vấn đề triển khai, nhân rộng mô hình sản xuất sạch hơn cho các ngành sản xuất khác; vấn đề phải xử lý nước thải đạt loại B, TCVN 5945:1995 đối với các ngành nghề ô nhiễm nhiều. Nguyên nhân chưa thực hiện được các mục tiêu trên vì: Tiến độ thực hiện chương trình di dời các cơ sở gốm sứ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu đông dân cư, đô thị chậm. Mặt khác, phần lớn các Doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu, nguồn tài chính hạn chế, nhận thức về Bảo vệ môi trường của các Chủ Doanh nghiệp thấp cộng với việc ít kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý môi trường dẫn đến thực trạng chỉ có khoảng 60% Doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp đầu tư xử lý chất thải nhưng hiệu quả xử lý chưa cao, chưa đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép.
Để thúc đẩy các Doanh nghiệp thực hiện công tác giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trong 5 năm qua, cơ quan quản lý nhà nước đã thanh, kiểm tra hơn 600 Doanh nghiệp, trong đó có khoảng 45% bị xử lý vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường. Riêng công tác hậu thẩm sau ĐTM trong năm 2005 đã thực hiện được 147 Doanh nghiệp và hàng năm nghiệm thu được 40 công trình xử lý môi trường.
1.3. Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng công nghiệp
Trong các năm qua, được sự hỗ trợ tích cực của dự án môi trường Việt Nam - Canada (VCEP) Bình Dương đã in ấn và phân phát hàng ngàn các tài liệu hướng dẫn về Bảo vệ môi trường tới các Doanh nghiệp; tổ chức khoảng 15 hội nghị triển khai các văn bản pháp luật về Bảo vệ môi trường (Luật, Nghị định, Thông tư,…) cho hàng ngàn doanh nghiệp trong và ngoài Khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh, 12 lớp tập huấn về các kiến thức ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp, quản lý môi trường đối với cơ sở công nghiệp với khoảng gần 100 Doanh nghiệp tham dự. Có khoảng 200 cán bộ cơ sở được đào tạo về Sản xuất sạch hơn và ISO 14000.
Có 20 Doanh nghiệp được hướng dẫn các giải pháp công nghệ xử lý chất thải. 03 Doanh nghiệp được thực hiện trình diễn thí điểm về Sản xuất sạch hơn. Tuy nhiên, so với mục tiêu đến năm 2005 phải có 50% các cơ sở công nghiệp được tập huấn về phòng ngừa ô nhiễm và sản xuất sạch hơn thì chưa đạt được. Nguyên nhân do tốc độ phát triển công nghiệp của Bình Dương quá nhanh, số lượng các Doanh nghiệp ngày càng nhiều, nhận thức về sản xuất sạch hơn của các Doanh nghiệp còn hạn chế, trong khi đó nguồn lực để thực hiện công tác tập huấn về môi trường cho các Doanh nghiệp có hạn chưa đáp ứng được với yêu cầu hiện tại.
1.4. Tăng cường năng lực quản lý hành chính về Bảo vệ môi trường
So với năm 2001 đến nay cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý môi trường từ tỉnh đến huyện, thị, xã, phường đã được tăng cường khá rõ rệt (nhân lực, vật lực, kiến thức).
- Về nhân lực: Năm 2001 Cấp tỉnh có phòng Môi trường và thanh tra môi trường thuộc Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường với 12 người, cấp huyện chỉ có 1 cán bộ ở phòng công nghiệp đô thị kiêm nhiệm công tác môi trường, nhưng đến nay Cấp tỉnh đã có phòng Môi trường và thanh tra môi trường thuộc Sở Tài nguyên & Môi trường với 22 người, cấp huyện có phòng TN&MT với 2-3 người làm công tác môi trường; cấp xã có 01 cán bộ địa chính hoặc đô thị, giao thông kiêm nhiệm công tác môi trường.
- Về vật lực: Được sự hỗ trợ của dự án VCEP và đầu tư của tỉnh đến nay cấp tỉnh đã có các phương tiện vận chuyển, trang thiết bị quan trắc và phân tích môi trường, đảm bảo thực hiện công tác quan trắc môi trường; phòng thí nghiệm đã được công nhận tiêu chuẩn ISO/EIC 17025 cho một số chỉ tiêu hóa lý cơ bản về phân tích chất lượng nước. Các huyện đã được trang bị một số thiết bị môi trường đo đạc đơn giản tại hiện trường.
- Về kiến thức: Cán bộ Sở TN&MT và một số sở, ngành liên quan được tham gia gần 30 khóa tập huấn về kiến thức và kỹ năng quản lý ô nhiễm công nghiệp. Sở TN&MT có được một đội ngũ tập huấn viên (6 người được chứng chỉ Viện công nghệ Châu Á) có khả năng đào tạo lại về quản lý môi trường cho các đối tượng khác.
Nhìn chung, được sự hỗ trợ tích cực của dự án VCEP về đào tạo, tập huấn kiến thức kỹ năng, về phương tiện, trang thiết bị, cộng với sự nỗ lực của ngành môi trường, đến nay năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường được nâng cao so với năm 2001. Cán bộ Sở TN&MT đã chủ động xây dựng được các chương trình, dự án về bảo vệ môi trường cho tỉnh Bình Dương. Các cán bộ phòng TNMT của các huyện, thị, xã, phường cũng được nâng cao kiến thức quản lý môi trường rõ rệt so với năm 2001. Các sở, ban ngành, đoàn thể và các cấp chính quyền đều có ý thức tham gia vào hoạt động Bảo vệ môi trường trên địa bàn Tỉnh.
2. Đánh giá chung toàn bộ chương trình
Qua 5 năm thực hiện chương trình QLONCN giai đoạn 2001 - 2005, các ngành, các cấp đã cố gắng phát huy nội lực thực hiện những nội dung, nhiệm vụ của chương trình đề ra. Các đề án, dự án trọng tâm được tích cực triển khai thực hiện, có lựa chọn các vấn đề ưu tiên, nhằm đáp ứng yêu cầu về QLONCN trước mắt và lâu dài. Bước đầu đã thực hiện tốt công tác phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp trong và ngoài Khu công nghiệp. Công tác cải thiện chất lượng môi trường đã từng bước hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, các công trình cấp thoát nước, xử lý chất thải cho các Khu, cụm công nghiệp. Nhận thức về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp của các ngành, các cấp và các Doanh nghiệp được nâng lên một bước so với giai đoạn 1996 – 2000. Nguồn lực cho quản lý hành chính nhà nước về môi trường được thay đổi một cách rõ rệt từ cấp tỉnh cho tới huyện, thị, xã phường.
Song song với những kết quả đạt được như trên, chương trình vẫn còn tồn tại một số nội dung chưa đạt được theo mục tiêu đề ra. Các vấn đề cải thiện môi trường, phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm của các Doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp đan xen trong khu dân cư, đô thị và các cụm công nghiệp chưa thực hiện tốt, làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái chung tại một số khu vực phía Nam Bình Dương.
Chương trình QLONCN không có ban chỉ đạo điều hành, theo dõi, sơ kết, tổng kết hàng năm để rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh. Hệ thống tổ chức quản lý bảo vệ môi trường chưa được đầu tư nguồn lực đảm bảo thực hiện tốt chương trình QLONCN giai đoạn 2001 - 2005.
3. Tồn tại và thách thức về môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp.
Với thực trạng phát triển công nghiệp của tỉnh nhà trong thời gian qua, sau khi đánh giá lại kết quả thực hiện của chương trình QLONCN giai đoạn 2001 – 2005, nổi lên một số tồn tại và thách thức về môi trường như sau:
* Chưa xây dựng hoàn chỉnh và ban hành được một số văn bản quan trọng về bảo vệ môi trường nói chung và QLONCN nói riêng đó là:
- Quy định Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương.
- Quy định các ngành nghề có tiềm năng gây ô nhiễm lớn cần phải hạn chế đầu tư vào một số vùng trong tỉnh và các ngành nghề phải đầu tư vào các Khu công nghiệp tập trung.
* Trong quy hoạch phát triển của các ngành, các cấp chưa chú trọng lồng ghép các vấn đề Bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
* Sức ép về chất thải rắn (sinh hoạt, công nghiệp), chất thải nguy hại ngày một gia tăng trên địa bàn tỉnh, nhưng chưa có 1 hệ thống thu gom, vận chuyển, lưu trữ xử lý đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp hiện tại và trong tương lai.
* Vấn đề ô nhiễm môi trường của các cơ sở công nghiệp nhỏ và vừa nằm ngoài khu công nghiệp, xen kẽ trong khu dân cư, đô thị chưa được giải quyết triệt để.
* Tốc độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chậm so với yêu cầu thực tế, đặc biệt hiện nay chưa xây dựng được các hệ thống thoát nước hoàn chỉnh phục vụ cho các Khu công nghiệp Việt Hương II, Mai Trung hoặc các cụm công nghiệp như: Cụm công nghiệp An Phú, Bình Chuẩn, An Thạnh, Thái Hòa,…
* Chất lượng môi trường nước lưu vực hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn đang dần suy giảm do phải hứng chịu một khối lượng lớn nước thải công nghiệp, đô thị chưa được xử lý triệt để thải vào.
* Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường từ tỉnh đến huyện, thị, xã, phường chưa đáp ứng được công tác quản lý ô nhiễm công nghiệp của Tỉnh nói riêng và công tác quản lý môi trường nói chung; đặc biệt là khi phải tổ chức thực hiện luật bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 1/7/2006.
* Tin học hóa trong công tác quản lý môi trường từ cấp tỉnh đến huyện, thị xã, phường và các Doanh nghiệp còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với một tỉnh phát triển công nghiệp như Bình Dương.
* Kinh phí đầu tư cho sự nghiệp Bảo vệ môi trường nói chung và cho chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp giai đoạn 2001 - 2005 từ ngân sách Nhà nước và từ các Doanh nghiệp còn thấp so với yêu cầu thực tế.
(Hình)
Hệ thống xử lý nước thải của Công ty Sanmiguel Pure Foods
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006 – 2010
I. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006-2010
Để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội đi đôi với Bảo vệ môi trường nhằm phát triển bền vững tỉnh Bình Dương - Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp giai đoạn 2006-2010 được xây dựng dựa trên các căn cứ sau:
1. Các chính sách, văn bản quy định về Bảo vệ môi trường của Quốc gia và tỉnh Bình Dương
1.1. Các chính sách, văn bản của Quốc gia về Bảo vệ môi trường
- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005.
- Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
- Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện NQ 41/TW.
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12/12/2005 về việc phê duyệt kế hoạch Quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010.
- Nội dung chỉ đạo tại Công văn số 207/BTNMT-BVMT ngày 03/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xử lý ô nhiễm môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai.
1.2. Các chính sách, văn bản của tỉnh Bình Dương về Bảo vệ môi trường
- Nghị quyết của tỉnh Đảng bộ Bình Dương nhiệm kỳ 2005 - 2010
- Chỉ thị số 50/CT-TU của Tỉnh uỷ và chương trình hành động số 236/2005 /QĐ-UBND về việc thực hiện NQ 41/NQ-TW của Bộ Chính trị.
- Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2010.
- Chương trình Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2001 - 2010.
- Quyết định số 124/2004/QĐ-UB ngày 20/09/2004 về việc quy hoạch các khu, cụm công nghiệp đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006-2010
Phát huy những thành tựu đạt được trong giai đoạn 2001-2005, mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội của Bình Dương thời kỳ 2006-2010 là tạo bước đột phá mới nhằm đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống dân cư, góp phần cải thiện mạnh mẽ đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức gắn với hội nhập vùng, khu vực và quốc tế, nâng cao vị thế của tỉnh trong nước và Quốc tế. Tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ theo hướng hiện đại, tiên tiến. Phấn đấu đến năm 2010 Bình Dương có đô thị loại II và đến năm 2020 trở thành một thành phố loại I trực thuộc Trung ương. Giai đoạn 2006 – 2010 Bình Dương phấn đấu đạt được các mục tiêu chủ yếu sau:
- Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 15%.
- Cơ cấu kinh tế Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp đạt tỷ lệ tương ứng: 65,5% - 30% - 4,5%.
- Quy mô GDP (giá hiện hành) đến năm 2010 đạt khoảng 45.800 tỷ đồng, tương đương 2,9 tỷ đô la Mỹ; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 30 triệu đồng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân năm 30,6%.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân năm 5,5 - 6%.
- Giá trị dịch vụ tăng bình quân năm 18 - 20%.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân năm 30%.
- 90% trường trung học phổ thông, tiểu học đạt chuẩn Quốc gia.
- Phổ cập bậc trung học phổ thông.
- 95% số xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế.
- 90% xã phường có thiết chế văn hoá.
- Giải quyết việc làm cho 35.000 - 40.000 người/năm.
- 97 - 98% dân số được cung cấp nước sạch.
- Nâng tỷ lệ cây xanh che phủ 65% trên địa bàn toàn Tỉnh.
3. Tổng quan về phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2010
3.1. Quan điểm phát triển công nghiệp
Từ nay đến năm 2010 công nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Công nghiệp phát triển theo hướng tăng trưởng về lượng và chất, phát triển công nghiệp theo vùng lãnh thổ một cách hợp lý. Hướng các Doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp tại các huyện phía Bắc, gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phát triển công nghiệp ở khu vực phía Nam theo hướng đầu tư chiều sâu, tăng trưởng về chất; gắn với phát triển đô thị và dịch vụ. Phát triển công nghiệp Bình Dương phải gắn với phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của toàn quốc.
3.2. Mục tiêu, định hướng
3.2.1. Mục tiêu:
- Phấn đấu đến năm 2010 GDP công nghiệp đạt 11.690 tỷ đồng (giá 1994) tăng gấp 2,4 lần so với năm 2005.
- Tăng trưởng GDP công nghiệp bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 18,7% /năm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 145.000 tỷ đồng (giá 1994), tăng gấp 3,5 lần so với năm 2005.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 28-30%.
- Nâng dần hàm lượng công nghệ cao trong sản phẩm công nghiệp; nâng tỷ lệ 20% hiện nay lên 40% vào năm 2010.
- Trang bị công nghệ hiện đại đạt 70-80% doanh nghiệp nằm trong các Khu công nghiệp.
3.2.2. Định hướng
Để đạt được các mục tiêu trên Tỉnh đã định hướng trong quy hoạch phát triển công nghiệp 2006 - 2010 như sau:
a. Định hướng theo ngành
- Định hướng phát triển công nghiệp theo 10 nhóm ngành như: khai thác, chế biến khoáng sản; chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; dệt may, da giày; cơ khí, điện tử, hoá chất, sản xuất kim loại, vật liệu xây dựng - gốm sứ, điện nước và các ngành khác. Trong 10 nhóm ngành này, Bình Dương xác định ưu tiên các nhóm ngành công nghiệp sau: cơ khí, điện tử, hóa chất, chế biến nông lâm sản thực phẩm, dệt may, da giày theo hướng xuất khẩu.
Ngoài các nhóm ngành ưu tiên trên thì Bình Dương cũng xác định một số ngành không được khuyến khích đầu tư mới đó là: thuốc trừ sâu, dệt nhuộm, sản xuất bột giấy; tái chế kim loại, tái chế nhựa, khai thác khoáng sản, sản xuất gốm sứ gạch ngói thủ công sử dụng chất đốt bằng củi.
b. Định hướng phát triển theo vùng lãnh thổ:
♦ Vùng kinh tế phía Nam: Bao gồm Nam Bến Cát, Nam Tân Uyên, Thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, huyện Dĩ An.
Vùng này sẽ phát triển về lượng và khuyến khích phát triển về chất. Dự kiến tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Bến Cát và Tân Uyên giai đoạn 2006 - 2010 bình quân là 38 - 40% /năm.
Thị xã Thủ Dầu Một với vị trí là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học cần tập trung phát triển đô thị, dịch vụ nên công nghiệp có xu hướng giảm dần tỷ trọng (8 - 9%/năm). Đối với Thuận An, Dĩ An dự kiến tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006 2010 bình quân 27 - 28 %, tỷ trọng của 2 huyện trong cơ cấu công nghiệp chiếm khoảng 80% nhưng đến năm 2020 còn khoảng 64 - 65%.
♦ Vùng kinh tế phía Bắc: gồm bắc Bến Cát, bắc Tân Uyên và huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng. Phát triển công nghiệp ở vùng này là nhằm phát triển Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và gắn với vùng nguyên liệu. Theo quy hoạch đến năm 2020 vùng này có khoảng 5 khu công nghiệp với diện tích 1.932 ha và 4 cụm công nghiệp với diện tích 350 ha. Dự báo tốc độ phát triển công nghiệp bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 18 - 20%.
3.3. Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương
Theo quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp đến năm 2020, Bình Dương sẽ có 31 khu công nghiệp (9.220,5 ha) trong đó có 6 khu công nghiệp thuộc khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị và 23 cụm công nghiệp (3.531ha). Tổng diện tích các khu, cụm công nghiệp đến năm 2020 khoảng 12.751,5 ha; được bố trí ở khắp các huyện trên toàn Tỉnh theo hướng tập trung, hoàn thiện đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, củng cố các phân khu chức năng trong từng khu công nghiệp. Đầu tư đồng bộ cho sản xuất, dịch vụ và nhà ở trong và ngoài khu công nghiệp; cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm trong các khu công nghiệp.
4. Xu thế diễn biến ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp:
Với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006 - 2010 như trên thì có thể dự báo xu thế, diễn biến về môi trường giai đoạn 2006 - 2010 như sau:
Với quy mô phát triển công nghiệp theo quy hoạch là 31 khu công nghiệp và 23 cụm công nghiệp (chưa kể các Doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm ngoài khu, cụm) như vậy thách thức lớn nhất đối với tỉnh Bình Dương trong thời gian tới chính là tốc độ chất thải công nghiệp và đô thị tiếp tục gia tăng. Theo quy hoạch thì toàn bộ nước thải của các khu, cụm công nghiệp và các Doanh nghiệp đều chảy ra 3 con sông chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đó là sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Thị Tính, tất cả đều nằm trong hệ thống lưu vực sông Đồng Nai - một lưu vực quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Qua sơ bộ tính toán theo hệ số phát thải trung bình của tỉnh Bình Dương có thể dự báo chất lượng môi trường công nghiệp tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 như sau:
Tổng lượng nước thải của các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nằm ngoài các khu, cụm khoảng 300.000 m3/ngày đêm và nếu không có các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường thì tải lượng trung bình các chất gây ô nhiễm khoảng 75 tấn BOD/ngày đêm; 144 tấn COD/ngày đêm; 81,2 tấn TSS/ngày đêm, và một số kim loại nặng.
- Tải lượng các chất ô nhiễm không khí hàng ngày thải ra khoảng 190,78 tấn bụi/ngày đêm; 76,25 tấn SO2/ngày đêm; 12 tấn NOx/ngày đêm và ngoài ra còn một lượng không nhỏ các khí CO, VOC, các hợp chất Halogen.
- Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp có khoảng 1.000 tấn/ngày đêm trong đó có khoảng 10 - 20 % chất thải nguy hại (theo danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg, ngày 16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ).
Với lưu lượng và tải lượng các chất ô nhiễm lớn như trên đòi hỏi Bình Dương phải có một chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp hiệu quả để đảm bảo các hoạt động kinh tế và dân sinh của tỉnh Bình Dương trong giai đoạn đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
II. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ Ô NHIỂM CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
1. Mục tiêu chung
- Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương; phục vụ thiết thực cho công tác bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai - Sài Gòn vùng Đông Nam Bộ.
- Cải thiện chất lượng môi trường tại các khu, cụm công nghiệp và các Doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh; đặc biệt chú trọng hoàn thiện hạ tầng cơ sở cấp thoát nước, xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, để đảm bảo phát triển bền vững tỉnh Bình Dương.
- Nâng cao năng lực quản lý ô nhiễm công nghiệp từ tỉnh đến các huyện, thị xã, phường tương ứng với sự phát triển công nghiệp của Tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm:
- Đảm bảo 100% các dự án đầu tư mới phải thực hiện theo đúng quy hoạch được phê duyệt và tuân thủ đúng các quy định về Bảo vệ môi trường của Nhà nước và của Tỉnh ban hành.
- Đảm bảo 100% các Khu công nghiệp khi đi vào hoạt động đều phải thực hiện đúng phê duyệt Báo cáo ĐTM, có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Tất cả các cụm công nghiệp phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải và trạm xử lý nước thải tập trung toàn cụm.
- Tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn, chú trọng quản lý chất thải, đặc biệt là quản lý chất thải nguy hại trong sản xuất công nghiệp.
- Kiểm soát 100% các điểm nóng về ô nhiễm môi trường.
- 100% các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh được xử lý.
- Phấn đấu 50% cơ sở sản xuất kinh doanh đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép hoặc được chứng nhận ISO 14000.
2.2. Cải thiện chất lượng môi trường
- Hoàn thành kế hoạch di dời đối với các cơ sở gốm sứ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư và đô thị, đến nơi quy hoạch cụm công nghiệp tập trung.
- Đảm bảo đến năm 2010 thu gom được 90% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp.
- Đến năm 2010 cơ bản hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước và xử lý nước thải theo quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường khu vực Nam Bình Dương.
- Đảm bảo 50% các khu dân cư tập trung mới và tái định cư phục vụ cho các Khu, cụm công nghiệp phải có hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống thu gom rác thải và phát triển diện tích cây xanh theo đúng quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
- Áp dụng tổng hợp các biện pháp quản lý và kỹ thuật để chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí trên địa bàn tỉnh đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép hiện hành.
2.3. Tăng cường năng lực quản lý ô nhiễm công nghiệp
Tăng cường nguồn lực (nhân lực, trang thiết bị và kinh phí) từ tỉnh đến huyện, thị xã, phường đảm bảo năng lực quản lý ô nhiễm công nghiệp theo Luật BVMT.
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức
+ Cấp Tỉnh: Tăng cường cho Sở Tài nguyên và Môi trường từ 5 đến 10 biên chế, thành lập thêm một số đơn vị sự nghiệp môi trường hoạt động theo cơ chế lấy thu bù chi.
+ Cấp huyện, thị: Tăng cường nhân lực đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý ô nhiễm công nghiệp theo phân cấp trong Luật Bảo vệ môi trường.
+ Cấp xã, phường, thị trấn: Có từ 1 đến 2 người làm công tác môi trường.
- Trang thiết bị: Hàng năm căn cứ vào năng lực thực tế đầu tư trang thiết bị quan trắc, phân tích môi trường từ tỉnh cho tới huyện, thị.
- Kinh phí: Đảm bảo kinh phí chi cho quản lý ô nhiễm công nghiệp của Tỉnh hàng năm.
- Đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn: Đảm bảo 100% cán bộ công tác về môi trường ở các cấp được đào tạo kiến thức về quản lý ô nhiễm công nghiệp.
3. Nội dung chương trình:
Để đạt được mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp giai đoạn 2006-2010; trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp giai đoạn 2001-2005 và dự báo xu thế diễn biến chất lượng môi trường trong thời gian tới. Bình Dương phải thực hiện các hoạt động quản lý ô nhiễm công nghiệp trọng tâm như sau:
Stt |
Tên đề án/Dự án |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
Khái toán kinh phí (Triệu đồng) |
Nguồn kinh phí |
|||||
I |
Phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm |
|
|
|
|
|
|||||
1 |
Khảo sát, đánh giá xác lập danh mục các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và có kế hoạch xử lý triệt để. |
Sở TN&MT |
Sở Công nghiệp, Phòng TNMT các huyện, thị |
4-11/2006 |
250 |
Sự nghiệp môi trường |
|||||
2 |
Nghiên cứu xây dựng sách xanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương |
Sở KHCN |
Sở TN&MT, Ban QL các KCN, KCN VSIP, Sở Công nghiệp, Phòng TNMT các huyện, thị |
1/2006- 3/2007 |
600 |
Sự nghiệp khoa học |
|||||
3 |
Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường các cơ sở sản xuất nhỏ trên địa bàn 7 huyện, thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp. |
Các phòng TN&MT 7 huyện, thị. |
Sở TN&MT, Sở N&PTNT, Sở Công nghiệp |
6/2006 – 12/2007 |
500 |
Sự nghiệp môi trường |
|||||
4 |
Điều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại trên địa bàn huyện Dĩ An, Thuận An và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp |
Sở TN&MT |
Công ty Cấp thoát nước và môi trường, Ban quản lý KCN VSIP, Ban QL các KCN, Phòng TNMT các huyện, thị, Chuyên gia |
7/2006 - 3/2007 |
500 |
Sự nghiệp môi trường |
|||||
5 |
Trình diễn về quản lý chất thải nguy hại tại 1-2 cơ sở công nghiệp và nhân rộng mô hình trên địa bàn Tỉnh |
Sở TN&MT |
KCN VSIP, Các cơ sở công nghiệp, Chuyên gia |
2007-2009 |
500 |
Sự nghiệp môi trường và hỗ trợ dự án nước ngoài |
|||||
6 |
Nghiên cứu, đề xuất các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng sản xuất sạch hơn, đổi mới công nghệ hoặc xây dựng hệ thống xử lý môi trường triệt để. |
Sở Công nghiệp |
Sở Tài chính, Sở KHĐT, Sở TNMT, Ban Quản lý các KCN, các huyện, thị. |
1/2007 - 12/2007 |
3.000 |
Sự nghiệp môi trường |
|||||
7 |
Đẩy mạnh công tác hướng dẫn, thẩm định báo cáo ĐTM, Bản cam kết bảo vệ môi trường và tăng cường việc kiểm tra, giám sát, xác nhận việc thực theo quyết định phê chuẩn ĐTM và Bản cam kết BVMT của các doanh nghiệp. |
Sở TNMT, các huyện, thị. |
Ban quản lý các KCN, Sở Công nghiệp. |
Thực hiện hàng năm |
4.000 |
Sự nghiệp môi trường |
|||||
8 |
Đẩy mạnh công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trên địa bàn toàn tỉnh, từ cấp tỉnh đến cấp huyện, thị, xã, phường, thị trấn đảm bảo nguyên tắc“Người gây ô nhiễm phải trả tiền”. |
Sở TNMT, các huyện,thị, Công ty Cấp thoát nước và Môi trường |
Ban quản lý các KCN, Sở Công nghiệp. |
Thực hiện hàng năm |
1.000 |
Sự nghiệp môi trường và tiền thu phí nước thải |
|||||
II |
Cải thiện chất lượng môi trường |
|
|
|
|
|
|||||
9 |
Chương trình di dời các cơ sở gốm, sứ ra khỏi khu đông dân cư và đô thị |
Sở Công nghiệp |
UBND các huyện Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên và TX.TDM |
9/2006 |
5.500 |
Ngân sách hỗ trợ di dời của tỉnh |
|||||
10 |
Điều tra đánh giá Các địa điểm có tiềm tàng gây ô nhiễm môi trường và đề xuất quy trình quản lý các địa điểm bị ô nhiễm trên địa bàn tỉnh Bình Dương |
Sở TN&MT |
Phòng TNMT các huyện, thị, Chuyên gia, Cơ sở công nghiệp |
2008 - 2010 |
800 |
Sự nghiệp môi trường |
|||||
11 |
Xây dựng hoàn chỉnh bãi rác trung chuyển của các huyện, thị theo đúng tiêu chuẩn quy định hiện hành. |
Công ty cấp thoát nước và môi trường |
Các huyện, TX TDM, Sở KHĐT |
6/2007 |
13.500 |
Nguồn ODA của Phần Lan và đối ứng của tỉnh |
|||||
12 |
Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Dương - Đề xuất hệ thống quản lý thống nhất từ tỉnh đến huyện, thị, xã phường. |
Sở TN & MT |
Công ty cấp Thoát nước và môi trường, Sở Xây dựng, Phòng TNMT các huyện, thị, Các xí nghiệp công trình đô thị |
1 - 9/2007 |
500 |
Sự nghiệp môi trường |
|||||
13 |
Hoàn thiện Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương, |
Công ty Cấp thoát nước và Môi trường |
Sở Tài chính, Sở KHĐT, Sở Xây dựng, Sở TN&MT huyện Bến Cát |
12/2007 |
271.500 |
Nguồn ODA của Phần Lan và đối ứng của tỉnh |
|||||
14 |
Cải tạo, xây dựng mới các hệ thống thoát nước cho các khu, cụm công nghiệp và các đô thị |
Công ty cấp thoát nước và môi trường |
Sở Tài chính, Sở KHĐT, Sở Xây dựng, Sở TN&MT Các huyện, Thị xã TDM |
2006 -2010 |
400.000 |
Ngân sách tỉnh và các nguồn khác |
|||||
15 |
Đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải khu vực Nam Bình Dương |
Công ty cấp thoát nước và môi trường |
Sở Tài chính, Sở KHĐT, Sở Xây dựng, Sở TN&MT Các huyện, Thị xã TDM |
2006 -2010 |
3.000.000 |
Vốn ODA của JBIC |
|||||
16 |
Đầu tư nạo vét, nâng cấp và xây dựng mới 18 công trình tiêu thoát nước trên địa bàn toàn tỉnh |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở KHĐT, Các huyện, thị, Sở Tài chính |
2006 -2010 |
1.142.793 |
Nguồn đầu tư phát triển vốn xây dựng cơ bản |
|||||
II |
Tăng cường năng lực quản lý ô nhiễm công nghiệp |
|
|
|
|
|
|||||
17 |
Kiện toàn cơ cấu tổ chức về quản lý môi trường từ tỉnh đến huyện, thị, xã, phường đảm bảo thực hiện Luật BVMT (sửa đổi) |
Sở Nội vụ |
Sở TNMT, các huyện, thị, xã, phường |
3/2006 -12/2006 |
Kinh phí hoạt động hành chính thường xuyên. |
Ngân sách Nhà nước |
|||||
18 |
Xây dựng phương án thành lập Trung tâm quan trắc - Dịch vụ kỹ thuật môi trường tỉnh Bình Dương |
Sở TN&MT |
Sở Nội Vụ, Sở KHĐT, Sở Tài chính |
9/2006 |
1.000 |
Sự nghiệp môi trường |
|||||
19 |
Xây dựng phương án thành lập quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương và quy chế hoạt động của quỹ. |
Sở TN&MT |
Sở Nội Vụ, Sở Tài chính |
6/2006 |
2.000 |
Sự nghiệp môi trường |
|||||
20 |
Xây dựng quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương |
Sở TN&MT |
Các sở, ngành và các huyện thị, chuyên gia |
1/2006 9/2006 |
100 |
Sự nghiệp môi trường |
|||||
21 |
Quy định các ngành nghề hạn chế đầu tư vào một số địa bàn trong tỉnh và các ngành nghề phải đầu tư vào KCN |
Sở TN&MT |
Sở KHĐT, Ban QL các KCN, KCN VSIP, Các huyện, TX.TDM |
4-12/2006 |
20 |
Sự nghiệp môi trường |
|||||
22 |
Tăng cường trang thiết bị quan trắc, phân tích môi trường từ tỉnh đến các huyện, thị. |
Sở TNMT |
Sở Tài chính, Sở KHĐT, các huyện, thị |
2006-2010 |
24.000 |
Sự nghiệp môi trường |
|||||
23 |
Đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức và năng lực BVMT công nghiệp cho cán bộ môi trường các cấp, các cơ sở công nghiệp |
Sở TN&MT |
Báo, Đài truyền thanh, truyền hình, Chuyên gia |
2006-2010 |
1.500 |
Sự nghịêp môi trường |
|||||
Tổng cộng kinh phí khái toán cho chương trình QLONCN giai đoạn 2006- 2010 4.873.563 |
|||||||||||
Trên đây là 23 đề án, dự án trọng tâm, các đơn vị chủ trì sẽ xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện chi tiết cùng với dự toán kinh phí theo tiến độ thực hiện, trình ban chỉ đạo Chương trình QLONCN phê duyệt hàng năm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Thành lập ban chỉ đạo chương trình
Chương trình QLONCN tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2010 do UBND tỉnh chủ trì thực hiện thông qua Ban Chỉ đạo chương trình (BCĐ). UBND tỉnh sẽ có quyết định thành lập Ban chỉ đạo chương trình và quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động cụ thể.
2. Vai trò, nhiệm vụ các ngành, các cấp liên quan trong chương trình
2.1. Sở Tài nguyên & Môi trường
Là cơ quan thường trực của chương trình QLONCN giai đoạn 2006-2010, trên cơ sở nội dung chương trình đã đề ra Sở TN&MT phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có nhiệm vụ triển khai các vấn đề sau:
- Tham mưu cho Ban chỉ đạo về việc xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, tranh thủ các nguồn vốn của Trung ương và các dự án hợp tác Quốc tế, tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động chương trình.
- Theo dõi tiến độ, định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chương trình cho Ban chỉ đạo.
- Tổ chức thực hiện công tác quản lý môi trường công nghiệp và các đề án, dự án trọng tâm được phân công chủ trì. Đặc biệt quan tâm đến việc tăng cường nguồn lực về quản lý môi trường cho cấp huyện, thị nhằm đảm bảo năng lực để thực hiện luật Bảo vệ Môi trường theo phân cấp.
2.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch đầu tư hoạt động bảo vệ môi trường hàng năm của tỉnh. Bao gồm kế hoạch đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cấp thoát nước, các dự án về cải thiện chất lượng môi trường…
2.3. Sở Tài chính
- Xây dựng kế hoạch phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm, phân bổ kinh phí thực hiện chương trình QLONCN của tỉnh trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Phối hợp các sở, ngành liên quan tham mưu xây dựng chính sách hỗ trợ tài chính cho các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2.4. Sở Công nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Xây dựng, Công ty Cấp thoát nước và Môi trường.
- Tổ chức thực hiện các đề án, dự án được phân công chủ trì, định kỳ 6 tháng/1 lần báo cáo tiến độ và kết quả hoạt động về cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Chương trình.
- Có trách nhiệm tham gia các đề án, dự án được phân công phối hợp trong Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp.
2.5. Ban quản lý các KCN, Ban quản lý KCN VSIP
- Phối hợp với các ngành chức năng thực hiện các nội dung của chương trình QLONCN.
- Hướng dẫn, đôn đốc chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp và các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp thực hiện bảo vệ môi trường theo các nội dung trong chương trình QLONCN.
- Theo dõi quá trình thực hiện nội dung cải thiện môi trường, phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm của các khu, cụm công nghiệp, định kỳ 6 tháng /1 lần báo cáo về cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo chương trình.
2.6 UBND các huyện, Thị xã Thủ Dầu Một
- Gắn công tác bảo vệ môi trường trong các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch tổng thể và chi tiết về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đầu tư tăng cường nguồn lực (nhân lực, vật lực) của cấp huyện, thị đảm bảo thực hiện công tác quản lý môi trường công nghiệp theo phân cấp của Luật BVMT sửa đổi.
- Chỉ đạo Phòng TN&MT phối hợp với các ngành chức năng thực hiện các nội dung đề án, dự án của chương trình QLONCN liên quan đến địa phương mình.
- Phòng TN&MT các huyện, thị trực tiếp tổ chức thực hiện công tác quản lý môi trường công nghiệp trên địa bàn theo phân cấp của luật BVMT sửa đổi và định kỳ 1 tháng/1 lần báo cáo về sở TN&MT.
2.7. Cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức Đoàn thể - Chính trị - Xã hội
- Phối hợp với các ngành chức năng thực hiện các nội dung của chương trình QLONCN.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng, doanh nghiệp về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Tổ chức đánh giá hiệu quả chương trình
Chương trình QLONCN tỉnh Bình Dương tiến hành từ năm 2006-2010, việc đánh giá hiệu quả nhằm đảm bảo các nội dung chương trình được thực hiện đầy đủ theo đúng tiến độ và mục tiêu đề ra. Sở TN&MT là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo chương trình, có nhiệm vụ phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá hiệu quả chương trình QLONCN định kỳ hàng năm để rút kinh nghiệm và kịp thời điều chỉnh nội dung chương trình cho phù hợp với tình hình thực tiễn của Tỉnh; đồng thời khi kết thúc 5 năm thực hiện chương trình phải tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện chương trình QLONCN giai đoạn 2006-2010.