THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
Số: 108/2006/QĐ-TTg
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP NGÂN
HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Luật các Tổ chức tín dụng ngày 12 tháng 12 năm 1997, Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị quyết số 06/2006/NQ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về
phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1.
Thành lập
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Phát triển) trên cơ sở
tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ phát triển (được thành lập theo Nghị định số 50/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999) để thực hiện
chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Tên giao dịch
quốc tế: The Vietnam Development Bank
Tên viết tắt:
VDB
Ngân
hàng Phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài
khoản tại Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong
nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với
các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy
định của pháp luật. Ngân hàng
Phát triển kế thừa mọi quyền lợi, trách nhiệm từ Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Điều 2. Hoạt động
của Ngân hàng Phát triển không vì mục đích lợi nhuận, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng
0% (không phần trăm), không phải tham gia bảo hiểm tiền
gửi.
Ngân
hàng Phát triển được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế
và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Vốn
điều lệ của Ngân hàng Phát triển là 5.000 tỷ đồng (năm nghìn tỷ đồng) từ nguồn
vốn điều lệ hiện có của Quỹ Hỗ trợ phát triển.
Việc điều chỉnh, bổ sung vốn điều lệ tuỳ thuộc yêu cầu và nhiệm vụ cụ
thể, bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Phát triển và do Thủ tướng Chính
phủ xem xét, quyết định.
Tổ
chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển được quy định tại Quyết định này và
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển do Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt.
Thời
hạn hoạt động của Ngân hàng Phát triển là 99 năm, kể từ khi Quyết định này có hiệu
lực thi hành.
Điều 3. Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển:
1. Nguồn vốn từ ngân
sách nhà nước
a) Vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
b) Vốn của ngân sách nhà nước cấp cho
các dự án theo kế hoạch hàng năm;
c) Vốn ODA được Chính phủ giao.
2. Vốn huy động:
a) Phát hành trái phiếu và chứng chỉ
tiền gửi theo quy định của pháp luật;
b) Vay của Tiết kiệm bưu điện, Quỹ Bảo
hiểm xã hội và các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.
3. Nhận tiền gửi ủy thác của các tổ chức
trong và ngoài nước.
4. Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ
chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội,
các hiệp hội, các hội, các tổ chức trong và ngoài nước.
5. Vốn nhận ủy thác cấp phát, cho vay của chính quyền địa phương, các tổ
chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức,
các cá nhân trong và ngoài nước.
6. Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4.
Chức năng,
nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển:
1.
Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng
đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định của Chính phủ.
2. Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển:
a) Cho
vay đầu tư phát triển;
b) Hỗ
trợ sau đầu tư;
c) Bảo
lãnh tín dụng đầu tư.
3. Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu:
a) Cho vay xuất khẩu;
b) Bảo lãnh tín dụng xuất
khẩu;
c) Bảo lãnh dự thầu và bảo
lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
4. Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận
uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức
trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển với
các tổ chức uỷ thác.
5. Ủy thác cho các tổ
chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng Phát triển.
6. Cung cấp các dịch vụ
thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế
phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện nhiệm vụ hợp
tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.
8.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Điều
5. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng
Phát triển:
1. Cơ cấu tổ chức của
Ngân hàng Phát triển gồm:
a) Hội đồng quản lý;
b) Ban Kiểm soát.
c) Bộ máy điều hành gồm:
- Hội sở chính đặt tại
Thủ đô Hà Nội;
- Sở Giao dịch, Chi
nhánh, Văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài.
Nhiệm
vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản lý, Ban Kiểm soát và Bộ máy điều
hành Ngân hàng Phát triển thực hiện theo quy định tại Điều lệ về tổ chức và hoạt
động của Ngân hàng Phát triển do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2.
Ngân hàng Phát triển tổ chức bộ máy quản lý, điều hành tại địa bàn một số tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, phù hợp với yêu cầu và phạm vi hoạt động của
Ngân hàng Phát triển, bảo đảm tinh gọn và hiệu quả.
Điều 6. Quyết định các chức danh lãnh đạo Ngân hàng Phát triển
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm,
miễn nhiệm các thành viên Hội đồng quản lý, Tổng giám đốc theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ, sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các cơ quan
có liên quan.
2. Hội đồng quản lý quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh gồm:
Phó Tổng giám đốc, Trưởng Ban Kiểm soát và Kế toán trưởng.
3. Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh còn lại của Ngân
hàng Phát triển.
Điều 7. Thủ tướng Chính phủ quyết định Quy chế quản lý tài chính của
Ngân hàng Phát triển theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 8.
Trách nhiệm,
quyền hạn của các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức có
liên quan đối với Ngân hàng Phát triển:
1. Bộ Tài chính :
a) Trình cơ
quan, cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước;
hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Phát triển;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định: sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức
và hoạt động, Quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Phát triển;
c) Giám sát, kiểm tra, thanh tra các hoạt động của Ngân hàng Phát triển.
Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước do Bộ Tài chính giao
hoặc ủy nhiệm cho Ngân hàng Phát triển cho vay lại và thu hồi nợ hoàn trả vốn
cho ngân sách nhà nước;
d) Hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán
của Ngân hàng Phát triển;
đ) Làm đầu mối
xử lý những vấn đề chung và những vấn đề liên ngành của Ngân hàng Phát triển trước
khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam:
a) Hướng dẫn Ngân hàng Phát triển thực hiện các nghiệp vụ có
liên quan đến hoạt động tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu;
b) Giám sát Ngân hàng Phát triển trong việc thực hiện các nghiệp vụ
theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng
và thẩm quyền liên quan đến tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu.
4. Bộ Thương mại
Thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng
và thẩm quyền liên quan đến chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
5. Bộ Nội vụ:
a) Thẩm định các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản
lý, các thành viên Hội đồng quản lý, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt
Nam trước khi trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm;
b) Hướng dẫn Ngân hàng Phát
triển thực hiện đúng các chế độ, chính sách quản lý
và đào tạo cán bộ, viên chức.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội :
a) Hướng dẫn Ngân hàng Phát
triển thực hiện các chính sách, chế độ về lao động, tiền lương và phụ cấp;
b) Kiểm tra, giám sát Ngân hàng Phát
triển trong việc thực hiện các quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về chế độ tiền lương và phụ cấp cho cán bộ, viên chức của Ngân hàng
Phát triển.
7. Các Bộ, ngành chức năng khác
Các Bộ, cơ quan chức năng khác thực hiện quản lý nhà nước đối với Ngân
hàng Phát triển theo chức năng và thẩm quyền.
Điều 9.
Quyết định
này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 10. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ
quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển có
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng
Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (5b). Hoà (315b).
|
THỦ TƯỚNG
Phan Văn Khải
|