NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
107/QĐ-NH
|
Hà
Nội, ngày 09 tháng 6 năm 1992
|
QUYẾT ĐỊNH
SỐ 107/QĐ-NH NGÀY 9-6-1992 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VỀ VIỆC BAN HÀNH "QUI CHẾ BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG KINH DOANH TIỀN TỆ - TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG"
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
Bộ trưởng ngày 04-071981;
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước, Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng
và công ty tài chính theo lệnh số 37-LCT/HĐNN8 và số 38-LTC/HĐNN8 ngày
24-05-1990;
Căn cứ Nghị định số 196/HĐBT ngày 11-12-1989 của Hội đồng Bộ trưởng qui định
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng Ngân hàng
Nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Ban hành kèm theo Quyết định này "Qui chế bảo đảm an
toàn trong kinh doanh tiền tệ - tín dụng đối với tổ chức tín dụng" gọi tắt
là "Qui chế an toàn".
Điều 2:
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3:
Vụ trưởng Vụ các Ngân hàng và tổ chức tín dụng hướng dẫn
thực hiện qui chế ban hành theo Quyết định này.
Điều 4:
Chánh Văn phòng, Chánh thanh tra, các thủ trưởng đơn vị
thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh,
thành phố; các Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng đầu tư
và phát triển, các Chủ tịch hội đồng quản trị tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh
thi hành quyết định này.
QUI CHẾ
BẢO ĐẢM AN TOÀN TRONG KINH DOANH TIỀN TỆ - TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành theo quyết định số: 107/QĐ-NH5 ngày 9 tháng 6 năm 1992 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước)
Điều 1:
Để bảo đảm an toàn trong kinh doanh tiền tệ - tín dụng.
Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải chấp hành các qui định về:
- An toàn,
tăng giảm vốn điều lệ và chuyển nhượng cổ phần;
- Duy trì tỷ lệ
tối thiểu giữa vốn tự có với giá trị tài sản Có;
- Bảo đảm khả
năng chi trả;
- Giới hạn huy
động vốn.
- Giới hạn sử
dụng vốn.
Điều 2:
2.1. Tổ
chức tín dụng phải duy trì mức vốn điều lệ thực có không nhỏ hơn mức vốn điều lệ
do Ngân hàng Nhà nước công bố hoặc chấp thuận.
2.2. Tổ chức tín dụng chỉ được
phép tăng, giảm vốn điều lệ hoặc chuyển nhượng cổ phần khi được Ngân hàng Nhà
nước chấp thuận.
a) Tăng vốn điều lệ bằng cách
phát hành cổ phiếu hoặc chuyển từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
b) Giảm vốn điều lệ không dưới mức
do Ngân hàng Nhà nước công bố;
c) Chuyển nhượng cổ phần lớn hơn
15% vốn điều lệ.
Điều 3:
3.1. Tổ
chức tín dụng phải duy trì thường xuyên tỷ lệ tối thiểu giữa vốn tự có với tổng
giá trị tài sản ở mức 5%.
3.2. Vốn tự có của tổ chức tín dụng
gồm:
- Vốn điều lệ;
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;
- Quỹ dự trữ đặc biệt để dự
phòng bù đắp rủi ro;
- Lợi nhuận chưa chia;
- Giá trị tăng thêm do định giá
lại tài sản cố định;
- Vốn Nhà nước cấp để cho vay
dài hạn;
- Các loại vốn, quỹ khác, nếu
có.
3.3. Tổng giá trị tài sản có của
tổ chức tín dụng gồm:
- Các tài sản có nội bảng thực
có;
- Các khoản bảo lãnh tín dụng;
- Giá trị các hợp đồng mà mình
cam kết sẽ cho tổ chức tín dụng khác vay bù đắp khi họ thiếu khả năng chi trả.
Điều 4:
4.1. Các
tổ chức tín dụng (hội sở và từng chi nhánh trực thuộc), phải bảo đảm khả năng
chi trả bằng cách duy trì thường xuyên giá trị tài sản động tương đương với các
khoản phải chi trả trong 3 ngày làm việc tiếp theo.
4.2. Tài sản động gồm:
- Tiền mặt tại quỹ
- Ngoại tệ tự do chuyển đổi tại
quỹ;
- Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước;
- Vàng bạc, đá quý.
- Trái phiếu, cổ phiếu có thể
bán ngay;
- Thương phiếu có đủ điều kiện
tái chiết khấu trong ngày;
- Giá trị các hợp đồng mà tổ chức
tín dụng khác cam kết sẽ cho vay bù đắp khi thiếu khả năng chi trả;
- Các khoản có thể thu trong 3
ngày làm việc tiếp theo.
4.3. Các khoản phải chi trả
trong 3 ngày làm việc tiếp theo gồm:
- Số tiền gửi không kỳ hạn và tiền
tiết kiệm không kỳ hạn dự kiến chi, trả.
- Số tiền gửi có kỳ hạn và tiền
tiết kiệm có kỳ hạn đến hạn trả;
- Các trái phiếu, kỳ phiếu đến hạn
trả;
- Các khoản phải chi trả khác.
Điều 5:
5.1. Tổ chức
tín dụng không được huy động vốn quá 20 lần tổng số vốn tự có (không kể phần vốn
huy động theo yêu cầu của Chính phủ hoặc của Ngân hàng Nhà nước). Riêng hợp tác
xã tín dụng chỉ được huy động vốn của xã viên và không được quá 10 lần vốn từ
có.
5.2. Ngân hàng đầu tư và phát
triển chỉ được huy động vốn kỳ hạn dưới một năm khi được Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước cho phép.
5.3. Công ty tài chính không được
huy động tiền gửi của các tổ chức và cá nhân.
Điều 6:
6.1. Tổ chức
tín dụng không được cho một khách hàng vay quá 10% vốn tự có của mình: tổng số
vốn cho 10 khách hàng vay nhiều nhất không được quá 30% tổng số dư nợ cho vay của
tổ chức tín dụng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước cho phép vận dụng tạm thời.
6.2. Tổ chức tín dụng không được
cho vay quá 5% vốn tự có của mình đối với các đối tượng ưu đãi nói tại khoản 2, điều 30 pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công
ty tài chính.
6.3. Hợp tác xã tín dụng không
được cho vay đối với xí nghiệp quốc doanh và tổ chức kinh tế tập thể; không được
hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần.
Điều 7:
Tổ chức tín dụng chỉ được sử dụng vốn tự có để hùn vốn,
liên doanh, mua cổ phần và phải theo qui định sau đây:
- Mức vốn không quá 10% số vốn của
Công ty, xí nghiệp mà mình tham gia;
- Tổng số các khoản hùn vốn,
liên doanh, mua cổ phần nhỏ hơn 50% vốn tự có của mình.
Điều 8:
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước,
tổ chức tín dụng phải chấp hành báo cáo định kỳ theo hướng dẫn của Vụ trưởng Vụ
các Ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Điều 9:
Các trường hợp vi phạm qui chế này đều bị xử lý theo qui
chế xử phạt các vi phạm do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Điều 10:
Việc sửa đổi, bổ sung các điều khoản trong qui chế này
do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.