Quyết định 1068/2001/TM-QLTT về Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại do Bộ trưởng Bộ Thương mại ban hành

Số hiệu 1068/2001/TM-QLTT
Ngày ban hành 05/10/2001
Ngày có hiệu lực 05/10/2001
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Thương mại
Người ký Vũ Khoan
Lĩnh vực Thương mại,Bộ máy hành chính

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1068/2001/TM-QLTT

Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI - TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI SỐ 1068/2001/TM-QLTT NGÀY 5 THÁNG 10 NĂM 2001 VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30/9/1992;
Căn cứ Quyết định 127/2001/QĐ-TTg ngày 27/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại;
Sau khi thống nhất với các Uỷ viên Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Uỷ viên trong Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại và bộ phận thường trực giúp việc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Vũ Khoan

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1068/TM-QLTT ngày 05 tháng 10 năm 2001, của Bộ trưởng Bộ Thương mại - Trưởng Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại)

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (dưới đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo 127/TƯ) thành lập theo Quyết định số 127/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm tổ chức tốt công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước theo những nhiệm vụ và quyền hạn đã được Thủ tướng Chính phủ giao.

Điều 2. Ban Chỉ đạo 127/TƯ hoạt động theo nguyên tắc tập thể bàn bạc và Trưởng ban quyết định trên cơ sở nhất trí giữa các Uỷ viên.

Trong trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các Uỷ viên, Trưởng ban tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Điều 3. Hoạt động của các thành viên Ban Chỉ đạo 127/TƯ theo chế độ kiêm nhiệm. Mỗi thành viên chịu trách nhiệm về lĩnh vực công tác theo Bộ, ngành mình phụ trách và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước Trưởng Ban Chỉ đạo 127/TƯ nhằm bảo đảm sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:

Điều 4. Ban chỉ đạo 127/TƯ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và tổ chức phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại;

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; giải quyết các vụ việc phức tạp liên quan đến nhiều Bộ, ngành địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại;

Tổng hợp tình hình, đánh giá kết quả hoạt động chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của các Bộ, ngành, địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ; kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ các chủ trương, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại;

Trong trường hợp cần thiết, Ban Chỉ đạo 127/TƯ thành lập các tổ công tác kiểm tra trực tiếp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ của Ban.

Điều 5. Để đảm bảo thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn trên, Ban Chỉ đạo 127/TƯ có trách nhiệm:

- Yêu cầu các Bộ, ngành hữu quan, các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Chỉ đạo 127 địa phương báo cáo tình hình và kết quả hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

- Kiến nghị các Bộ, ngành, các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Chỉ đạo 127/ĐP về các chủ trương, biện pháp đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.

- Kiến nghị các Bộ, ngành và các địa phương biện pháp xử lý các vụ việc vi phạm thuộc thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý vi phạm đối với những vụ việc phức tạp, quan trọng có liên quan đến nhiều Bộ, ngành và địa phương theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Đưa ra các giải pháp phòng ngừa và đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, kể cả các giải pháp tình thế nhằm kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.

Điều 6. Trách nhiệm của Trưởng ban:

[...]