Quyết định 1055/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 1055/QĐ-TTg
Ngày ban hành 20/07/2020
Ngày có hiệu lực 20/07/2020
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Trịnh Đình Dũng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1055/-TTg

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUỐC GIA THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ phê duyệt Thỏa thuận Paris thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về hiến đổi khí hậu;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

KẾ HOẠCH

QUỐC GIA THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)

Thực hiện Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ phê duyệt Thỏa thuận Paris thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung sau:

I. BỐI CẢNH

Biến đổi khí hậu là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nhân loại với mức độ tác động ngày càng tăng trên phạm vi toàn cầu. Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm cả nước tăng khoảng 0,62°C; mực nước ven biển trong thời kỳ 1993 - 2014 đã tăng khoảng 3,34 mm/năm; thiên tai gia tăng cả về cường độ và tần suất. Biến đổi khí hậu là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo của đất nước. Tổn thất và thiệt hại sẽ tiếp tục gia tăng, đòi hỏi cần có các hành động gấp rút để kịp thời giảm nhẹ thiệt hại và tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu.

Nhận thức rõ tính nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đã phê duyệt Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại Hội nghị lần thứ 21 các Bên tham gia Công ước khí hậu (COP 21) tại Paris năm 2015 và có hiệu lực năm 2016 (gọi tắt là Thỏa thuận Paris). Đây là văn bản pháp lý toàn cầu quy định ràng buộc trách nhiệm của tất cả các Bên trong giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu, đóng góp tài chính, chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực, chủ yếu thông qua việc thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Theo quy định tại Điều 7 Thỏa thuận Paris, các Bên tham gia Thỏa thuận có trách nhiệm xây dựng và triển khai Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã trình NDC cho Ban Thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu năm 2015, bao gồm hợp phần thích ứng với biến đổi khí hậu và hợp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Thực hiện cam kết, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2016 về việc phê duyệt Thỏa thuận Paris thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu; Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2016 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu; theo đó, một trong những nhiệm vụ cần phải xây dựng và triển khai thực hiện trong năm 2019 là xây dựng Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất với Đóng góp do quốc gia tự quyết định. Đóng góp do quốc gia tự quyết định thể hiện các cam kết về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu của quốc gia ở cấp chiến lược. Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu cụ thể hóa hợp phần thích ứng trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định, triển khai các hành động ưu tiên để thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu sẽ giúp sử dụng hiệu quả nguồn lực, tăng cường khả năng quản lý, điều phối về tài chính và kỹ thuật, tránh sự chồng chéo, trùng lặp, thúc đẩy quá trình tham gia của cộng đồng, khối doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu thích ứng trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định và giúp Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Yêu cầu về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai có vị trí quan trọng trong các quyết định phát triển.

b) Nội dung thích ứng với biến đổi khí hậu phải được lồng ghép trong các chính sách, hệ thống chiến lược, quy hoạch có liên quan.

c) Thích ứng với biến đổi khí hậu phải gắn với phát triển bền vững, tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và xã hội và tận dụng các cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại.

d) Bảo đảm hài hòa lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tích cực tham gia công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2. Mục tiêu

[...]