Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 104/QĐ-UBND về Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nam Định

Số hiệu 104/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/01/2022
Ngày có hiệu lực 11/01/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Phạm Đình Nghị
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 104/QĐ-UBND

Nam Định, ngày 11 tháng 01 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát TTHC;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính ;

Căn cứ Quyết định số 2770/QĐ-UBND ngày 17/12/2021 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Nam Đnh năm 2022;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nam Định (có kế hoạch kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Phạm Đình Nghị

 

KẾ HOẠCH

RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
(Kèm theo Quyết đnh s: 104/QĐ-UBND ngày 11/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), cắt giảm chi phí, thời gian giải quyết TTHC trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, trọng tâm là các TTHC phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế, các TTHC thuộc các lĩnh vực: đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh; đất đai, xây dựng, y tế.... Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, góp phần giải phóng nguồn lực xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Thực hiện rà soát, đánh giá quy định TTHC thuộc phạm vi, thẩm quyền của ngành, địa phương, đề xuất, kiến nghị các phương án, sáng kiến đơn giản hóa thủ tục hành chính trên cơ sở lựa chọn những TTHC có đối tượng chịu sự tác động lớn, những vấn đề nóng, có nhiều phản ánh, bất cập trong quá trình thực hiện, trình UBND tỉnh kiến nghị Trung ương sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Nâng cao tỷ lệ giải quyết TTHC qua Dịch vụ công trực tuyến và Dịch vụ bưu chính công ích; thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả TTHC giúp người dân, doanh nghiệp giảm chi phí, thời gian đi lại hoàn thiện hồ sơ và giải quyết TTHC.

2. Yêu cầu

a) Rà soát, đánh giá toàn diện các TTHC tại các cấp đã được công bố, kịp thời tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc kiến nghị các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ những quy định TTHC không còn phù hợp, bảo đảm thống nhất với các quy định pháp luật hiện hành tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong thực hiện TTHC.

b) Nâng cao chất lượng giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo nguyên tắc tập trung, thống nhất; lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền; giải quyết TTHC kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đứng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền; không làm phát sinh chi phí thực hiện TTHC cho tổ chức, cá nhân ngoài quy định của pháp luật.

II. PHẠM VI VÀ NỘI DUNG

1. Phạm vi

[...]