Quyết định 1029/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Lạng Sơn ban hành

Số hiệu 1029/QĐ-UBND
Ngày ban hành 25/05/2021
Ngày có hiệu lực 25/05/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Lương Trọng Quỳnh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1029/QĐ-UBND

Lạng Sơn, ngày 25 tháng 5 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT, GẮN VỚI CHUỖI LIÊN KẾT SẢN XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM, XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/11/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 2020 - 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 61/TTr-SNN ngày 13/5/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (chi tiết nội dung Đề án kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 (t/h);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; (b/c)
- Thường trực Tỉnh ủy; (b/c)
- Thường trực HĐND tỉnh; (b/c)
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- UB MTTQ và các Tổ chức CT-XH tỉnh;
- Các PVP UBND tỉnh, các phòng CM, Trung tâm TH-CB;
- Lưu: VT, KT
(PVĐ).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lương Trọng Quỳnh

 

ĐỀ ÁN

ĐỔI MỚI HÌNH THỨC TỔ CHỨC SẢN XUẤT, GẮN VỚI CHUỖI LIÊN KẾT SẢN XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM, XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU TRONG LĨNH VỰC NÔNG LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 1029 /QĐ-UBND ngày 25 /5/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn)

Phần thứ nhất

SỰ CẦN THIẾT, CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Lạng Sơn có điều kiện tự nhiên phong phú nhiều tiềm năng phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao. Trong những năm qua bằng sự nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn sản xuất nông, lâm nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển khá toàn diện. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa; đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung với quy mô lớn như: vùng Rau tại huyện Cao Lộc, thành phố Lạng Sơn; vùng Na tại huyện Chi Lăng, Hữu Lũng; vùng Thuốc lá tại huyện Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng; vùng Quýt tại huyện Bắc Sơn, Tràng Định; vùng Hồng tại huyện Văn Lãng, Cao Lộc; vùng Thạch đen tại huyện Tràng Định, Bình Gia; vùng Thông tại huyện Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc; vùng Keo, Bạch đàn tại huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, Đình Lập; vùng Hồi tại huyện Văn Quan, Bình Gia, Văn Lãng; vùng Sở tại huyện Văn Quan, Cao Lộc... các sản phẩm bước đầu đã xây dựng thương hiệu nâng cao giá trị1, hình thành các sản phẩm OCOP nâng cao giá trị sản phẩm của địa phương.

Cùng với sự phát triển của sản xuất nông, lâm nghiệp, hình thức tổ chức sản xuất cũng có nhiều thay đổi; số lượng Hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) nông nghiệp và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tăng dần qua các năm; đặc biệt là HTX nông nghiệp tính đến hết năm 2020 có 249 HTX tăng 164 HTX nông nghiệp so với năm 2015 góp phần vào sự hợp tác, liên kết trong sản xuất, đóng góp vào tỷ trọng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh.

Tuy nhiên, tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp được sản xuất dưới hình thức hợp tác và liên kết con khiêm tốn tư 4,04 đến 5,07%2, chuỗi giá trị còn ít. Sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh còn bộc lộ nhiều hạn chế so với tiềm năng; sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm hàng hóa không đồng đều, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp; chất lượng chưa đảm bảo. Nguyên nhân quan trọng là việc hình thành và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất để đẩy mạnh kinh tế hợp tác chưa đáp ứng được yêu cầu; tổ chức sản xuất chậm đổi mới, thiếu những tổ chức kinh tế đủ năng lực dẫn dắt nông dân trong sản xuất, liên doanh, liên kết tạo ra các chuỗi liên kết bền vững.

Nhằm khai thác hiệu quả lợi thế phát triển sản xuất bền vững, hạn chế những bất cập nêu trên cần tập trung phát triển nông, lâm nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX, THT và trang trại, hộ gia đình tham gia đầu tư phát triển sản xuất, liên doanh, liên kết hình thành chuỗi giá trị, tập trung phát triển các loại sản phẩm chủ lực có giá trị kinh tế cao theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và Chương trình xây dựng nông thôn mới. Do đó xây dựng và triển khai thực hiện Đề án Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, gắn với chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, đinh hương đến năm 2030 là cần thiết, phù hợp với chủ trương, định hướng chung và tình hình thực tế hiện nay.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Căn cứ pháp lý

- Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;

- Nghị quyết số 134/NQ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 09/3/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;

- Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật HTX năm 2012; Nghị định số 107/2017/NĐ- CP ngày 15/9/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 193/2013/NĐ-CP của Chính phủ;

- Nghị định số 77/2019/NĐ-CP ngày 10/10/2019 của Chính phủ về Tổ hợp tác;

[...]