Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 3606/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Xây dựng Thương hiệu Vàng nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2030

Số hiệu 3606/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/10/2022
Ngày có hiệu lực 24/10/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Võ Văn Hoan
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3606/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀNG NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2022 - 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Sở hữu Trí tuệ đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1320/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển Tài sản Trí tuệ đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 2092/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình phát triển giống cây, con và nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố H Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030;

Căn cứ Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 13 tháng 01 năm 2022 của Thành ủy Thành phố về phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 133/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình công tác thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 2387/TTr-SNN ngày 30 tháng 9 năm 2022 về phê duyệt Đề án Xây dựng Thương hiệu Vàng nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Xây dựng Thương hiệu Vàng nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2030 (Đính kèm).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận - huyện, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh triển khai Đề án Xây dựng Thương hiệu Vàng nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2030.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Du lịch, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TTUB: CT, các PCT;
- VPUB: PCVP/KT;
- Phòng KT;
- Lưu: VT; (KT/Linh).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Hoan

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU VÀNG NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2022 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 3606/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

Trong những năm qua, Thành phố đã ban hành nhiều chính sách, chương trình, đề án hướng đến việc hỗ trợ các hợp tác xã, cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội duy trì và phát triển. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu1 nông sản của các đơn vị trong lĩnh vực nông nghiệp còn giới hạn, chưa thực sự thấy rõ vai trò, chưa phát huy tiềm năng của việc xây dựng cũng như bảo vệ thương hiệu sản phẩm nông sản, đặc biệt, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. So sánh với các doanh nghiệp nông nghiệp trên thế giới, doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nông nghiệp Thành phố nói riêng vẫn còn lúng túng trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu sản phẩm.

Do đó, việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp rất cần thiết, tất yếu và phải có kế hoạch cụ thể, để huy động nguồn lực và sự hỗ trợ của các sở ban ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trên địa bàn Thành phố nhằm khai thác được thế mạnh của thương hiệu nông nghiệp Thành phố gắn với các chỉ dẫn địa lý, địa danh lịch sử của từng địa phương, từ đó, nâng cao giá trị và lựa chọn những sản phẩm có tiềm năng và thế mạnh để phát triển thương hiệu.

Đề án gồm có sáu phần:

- Sự cần thiết;

- Các căn cứ để xây dựng Đề án;

[...]