Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 220/KH-UBND năm 2021 về phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ lực tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025

Số hiệu 220/KH-UBND
Ngày ban hành 11/05/2021
Ngày có hiệu lực 11/05/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Hoàng Quốc Khánh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 220/KH-UBND

Lào Cai, ngày 11 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CHUỖI LIÊN KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHỦ LỰC TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 194/QĐ-TTg ngày 09/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021- 2025 định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 02/2013/TT-BNNPTNT ngày 05/1/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định phân tích nguy cơ và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản và muối;

Căn cứ Nghị quyết số 26/2020/NQ-HĐND ngày 04/12/2020 của HĐND tỉnh Lào Cai ban hành quy định một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai;

Căn cứ Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc phát triển Nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 3772/QĐ-UBND ngày 04/11/2020 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm nông nghiệp chủ lực và Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực khuyến khích và ưu tiên hỗ trợ thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản giai đoạn 2020-2025 tỉnh Lào Cai.

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 11/12/2020 của Tỉnh ủy Lào Cai về việc phát triển Nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020 - 2025; phấn đấu đến năm 2025, góp phần nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa các ngành hàng chủ lực ước đạt trên 13.500 tỷ đồng, chiếm 65% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

- Thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp từ chủ yếu đảm bảo an sinh xã hội, chưa gắn kết với thị trường sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá, trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai, khí hậu, bản sắc văn hóa, tri thức bản địa gắn với nhu cầu của thị trường; nâng cao trình độ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của người dân và năng lực quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất cho các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết; nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tạo nền tảng hội nhập kinh tế quốc tế. Các sản phẩm sản xuất theo chuỗi áp dụng các quy trình kỹ thuật, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

- Xây dựng và vận hành 08 dự án chuỗi sản phẩm chủ lực có liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất với doanh nghiệp chế biến, làm đầu tàu thúc đẩy khả năng cạnh tranh các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh gắn với yêu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu; tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng gần 20.000 hộ nông dân tham gia liên kết sản xuất tiêu thụ các sản phẩm chủ lực; tổ chức cấp mới 100 Giấy xác nhận chuỗi cung ứng nông sản an toàn (theo Quyết định 3073/QĐ-BNNPTNT). Cụ thể:

+ 05 Dự án chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ các cây trồng chủ lực gồm: chè, dược liệu, rau, cây ăn quả, lúa gạo chất lượng cao. Góp phần nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa các cây trồng chủ lực đạt khoảng 4.400 tỷ đồng, chiếm trên 50% giá trị ngành trồng trọt và 21,3% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tổng số doanh nghiệp/HTX tham gia liên kết 74 cơ sở.

+ 02 Dự án chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ vật nuôi chủ lực gồm: thủy sản nước lạnh; lợn, gà. Góp phần nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa các vật nuôi chủ lực đạt trên 5.500 tỷ đồng, chiếm 84% giá trị ngành chăn nuôi và 26,7% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tổng số doanh nghiệp/HTX tham gia liên kết 82 cơ sở.

+ 01 Dự án chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ quế. Góp phần nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa chủ lực ngành lâm nghiệp đạt trên 3.400 tỷ đồng và 16,5% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tổng số doanh nghiệp/HTX tham gia liên kết 13 cơ sở.

- 100% sản phẩm sản xuất theo chuỗi được áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như VietGAP, LocalGAP, GACP, hữu cơ…, được quản lý bằng hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc nông sản an toàn. Đa dạng hóa mẫu mã, chất lượng sản phẩm sản xuất theo chuỗi bằng công nghệ chế biến tiên tiến để đáp ứng yêu cầu thị trường, đặc biệt các thị trường xuất khẩu.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Nội dung thực hiện 08 Dự án trọng tâm

Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố có thể điều chỉnh vị trí, địa điểm xây dựng phát triển Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản chủ lực cho phù hợp tiêu chí và mục tiêu dự án theo quy định, sau khi được sự đồng ý của UBND tỉnh, cụ thể:

STT

Danh mục dự án ưu tiên phát triển giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2021-2025

Thời gian thực hiện

Địa điểm dự kiến triển khai thực hiện

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Số

DN, HTX tha m gia liên kết

2021

2022

2023

2024

2025

 

1

Dự án chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm Dược liệu

1,000

27,790

18

611

707

805

895

1,000

Bắc Hà, Bát Xát, Sa Pa; SiMa Cai

2

Dự án chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm Chè

7,500

60,000

16

6,500

6,650

6,900

7,350

7,500

Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên, Bảo Thắng, TP Lào Cai

3

Dự án chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm Rau

2,000

60,130

12

1,150

1,300

1,550

1,800

2,000

Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Thắng, Sa Pa; TP Lào Cai

4

Dự án chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả

3,500

90,000

23

1,581

2,081

2,581

3,081

3,500

Bảo Thắng, Mường Khương, Bát Xát

5

Dự án chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm Lúa gạo chất lượng cao

7,750

51,000

5

3,834

4,634

5,434

6,344

7,750

Bảo Thắng, Mường Khương, Bảo Yên, Văn Bàn, Bát Xát

 

Dự án Chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm Quế

5,000

50,000

13

3,000

3,350

3,950

4,550

5,000

Bảo Thắng, Bắc Hà, Văn Bàn, Bảo Yên

7

Dự án Chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, gia cầm trong đó:

Lợn:

460.000

Gia cầm: 4 triệu con

57,000

69

415,650

427,760

438,890

451,950

464,000

Bảo Thắng, Bắc Hà, Mường Khương, Bát Xát, Bảo Yên

Lợn (con)

46,000

36

412,000

424,000

436,000

448,000

460,000

Gia cầm (nghìn con)

11,000

33

3,650

3,760

2,890

3,950

4,000

8

Dự án chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm cá nước lạnh

60.000 m3

800

13

57,450

57,900

58,250

58,700

60,000

Bắc Hà, Bát Xát, Sa Pa; Văn Bàn

2. Các yêu cầu chung về phát triển các Dự án chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản chủ lực giai đoạn 2021-2025

2.1. Dự án chuỗi sản phẩm dược liệu:

a. Quy hoạch vùng sản xuất

- Trên cơ sở các quy định về quản lý và phát triển dược liệu, UBND các huyện, thị xã tổ chức rà soát định hướng vùng sản xuất dược liệu phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai để tạo vùng sản xuất tập trung trên địa bàn đáp ứng được sản xuất dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO. Cân đối sử dụng đất canh tác hợp lý; bố trí sử dụng đất đai vùng sản xuất đảm bảo đầy đủ các điều kiện về sản xuất dược liệu quy mô tập trung, phát triển hàng hóa và hướng đến tích tụ ruộng đất, tối thiểu đạt 0,2 ha/hộ gia đình, 02 ha/khu vực và 05ha trở lên/01 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn; nằm trong vùng định hướng sản xuất dược liệu, không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp.

- Vùng định hướng sản xuất dược liệu, cần gắn với định hướng phát triển các cơ sở sản xuất giống dược liệu, các cơ sở thu mua, sơ chế, đóng gói, bảo quản sản phẩm dược liệu. Xây dựng kế hoạch trồng mới và trồng thay thế dược liệu hàng năm, tổ chức thực hiện mở rộng vùng sản xuất dược liệu gắn với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp thông qua hợp đồng kinh tế cụ thể.

[...]