Quyết định 1001/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số hiệu 1001/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/04/2021
Ngày có hiệu lực 15/04/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Hoàng Nghĩa Hiếu
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1001/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 15 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ KHẨN CẤP VỚI BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÂU, BÒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thú y; Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thú y;

Căn cứ Công điện khẩn s7575/CĐ-BNN-TY ngày 31/10/2020 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc tập trung nguồn lực và khn trương triển khai các biện pháp kiểm soát, phòng, chống bệnh Viêm da ni cục trên trâu, bò; Chỉ thị s8634/CT-BNN-TY ngày 09/12/2020 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chng dịch bệnh Viêm da ni cục trên trâu, bò;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại văn bản s1151/SNN-CNTY ngày 12/4/2021.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện đúng các tình huống trong Kế hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành cấp tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông Nghiệp và PTNT (để b/c);
- Cục Thú y, Chi cục Thú
y vùng 3 (để b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCT NN UBND tỉnh;
- Chi cục CN&TY;
- Báo Nghệ An, Đài PT-TH t
nh;
- PVP TC
UBND tnh;
- Lưu: VT, NN (M).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Nghĩa Hiếu

 

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ KHẨN CẤP VỚI BỆNH VIÊM DA NỔI CỤC TRÂU, BÒ
(Ban hành theo Quyết định
số 1001/QĐ-UBND ngày 15/4/2021 của UBND tỉnh Ngh An)

I. TÍNH CẤP THIẾT

1. Thông tin tóm tắt về bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò

Bệnh viêm da nổi cục (VDNC) tên tiếng Anh là Lumpy Skin Disease, viết tắt là LSD, còn được gọi là bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại virus thuộc họ Poxviridae chi Capripoxvi rút gây ra trên trâu, bò. Virus viêm da nổi cục không lây nhiễm và không gây bệnh trên người.

Vi rút có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 55 độ C trong 2 giờ, 65 độ C trong 30 phút. Vi rút có thể được hồi phục từ những nốt sần trên da được giữ ở nhiệt độ - 80 độ C trong 10 năm và dịch nuôi cấy mô nhiễm vi rút được bảo quản ở nhiệt độ 4 độ C trong 6 tháng.

Vi rút nhạy cảm với môi trường pH kiềm hoặc a xít; có thể tồn tại ở môi trường pH = 6,6 - 8,6 trong 5 ngày ở nhiệt độ 37 độ C.

Hóa chất sử dụng để diệt vi rút viêm da ni cục bao gồm ether (20%), chloroform, formalin (1%), phenol (2% trong 15 phút), sodium hypochlorite (2 - 3%), hợp chất iodine (pha loãng 1:33), Virkon (2%), hợp chất amoni bậc bốn (0,5%) và một số chất tẩy rửa như sodium dodecyl sulphate.

Vi rút viêm da nổi cục rất ổn định, tồn tại trong thời gian dài ngoài môi trường, đặc biệt là ở dạng vảy khô; tồn tại trong các nốt da hoại tử trên 33 ngày, trong các lớp vảy khô lên đến 35 ngày và ít nhất 18 ngày trong da phơi khô. Vi rút nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và chất ty rửa có chứa dung môi lipid, nhưng trong điều kiện môi trường tối và ẩm ướt, ví dụ như chuồng trại bị ô nhiễm, vi rút có thể tồn tại trong nhiều tháng.

Động vật mẫn cảm với bệnh là trâu, bò; bệnh chủ yếu qua côn trùng đốt như ruồi, muỗi, ve, mòng,..; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng uống, khu vực cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp; bệnh VDNC làm giảm khả năng tiết sữa, vô sinh, sảy thai và giảm sức sản xuất của trâu, bò.

2. Tình hình dịch bệnh VDNC

- Trên địa bàn cả nước: Theo thông báo của Cục Thú y, từ giữa tháng 10/2020, bệnh VDNC trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam ở các tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng. Trong một thời gian ngắn, dịch bệnh đã lây lan nhanh, ở phạm vi rộng tại 25 tỉnh, thành phố.

- Vùng Bắc Trung Bộ: Theo thông báo của Chi cục Thú y Vùng 3, trong vùng Bắc trung bộ hiện nay, đang có 336 ổ dịch VDNC tại 47 huyện của 5 tỉnh (Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị và Thanh Hóa). Tổng số gia súc mắc bệnh tại các ổ dịch này là 10.020 con, số chết, tiêu hủy là 562 con trâu, bò (trong đó tỉnh Hà Tĩnh có 6.444 con ốm, tiêu hủy 480 con).

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ