ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 10/2017/QĐ-UBND
|
Bắc Kạn, ngày 08
tháng 3 năm 2017
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp
luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm
2015;
Căn cứ Thông tư số: 04/2016/TT-BTP ngày 03
tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số nội dung về hoạt
động thống kê của Ngành Tư pháp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ
trình số: 360/TTr-STP ngày 25 tháng 11 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định về chế độ báo cáo thống kê Tư pháp trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/03/2017 và thay thế Quyết định số:
24/2014/QĐ-UBND ngày 31/10/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành
Quy định về chế độ báo cáo thống kê Tư pháp trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị
trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lý Thái Hải
|
QUY
ĐỊNH
VỀ
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ TƯ PHÁP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 10/2017/QĐ-UBND ngày 08 tháng 03 năm 2017
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều
chỉnh
Quy định về chế độ báo cáo thống kê Tư pháp
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp quy
định tại Quyết định số: 08/2015/QĐ-UBND ngày 10/7/2015 của Ủy ban nhân dân
(UBND) tỉnh Bắc Kạn về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức và biên chế của Sở Tư pháp và theo quy định của pháp luật.
Hoạt động thống kê thuộc phạm vi điều chỉnh
của Quyết định này được tiến hành trong các lĩnh vực sau:
1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
2. Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật;
3. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật;
4. Kiểm soát thủ tục hành chính;
5. Phổ biến, giáo dục pháp luật;
6. Hòa giải ở cơ sở;
7. Hộ tịch;
8. Quốc tịch;
9. Chứng thực;
10. Lý lịch tư pháp;
11. Nuôi con nuôi;
12. Trợ giúp pháp lý;
13. Đăng ký giao dịch bảo đảm;
14. Luật sư;
15. Công chứng;
16. Giám định tư pháp;
17. Bán đấu giá tài sản;
18. Trọng tài thương mại;
19. Pháp chế.
Hoạt động thống kê các lĩnh vực khác thuộc Ngành
Tư pháp trên địa bàn tỉnh không quy định tại Quy định này được thực hiện theo
quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 2. Đối tượng áp
dụng
1. Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh;
2. Các đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp;
3. UBND các huyện, thành phố;
4. UBND các xã, phường, thị trấn;
5. Phòng Tư pháp và các cơ quan chuyên môn
khác có liên quan thuộc UBND các huyện, thành phố;
6. Các tổ chức hành nghề luật sư, công chứng;
7. Các tổ chức bán đấu giá tài sản, giám định
tư pháp;
8. Các tổ chức đăng ký giao dịch bảo đảm;
9. Các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý;
10. Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan
theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Thông tin
thống kê
1. Thông tin thống kê Tư pháp bao gồm số liệu
thống kê và bản phân tích các số liệu đó.
2. Thông tin thống kê Tư pháp được thu thập
chủ yếu bằng các hình thức sau:
a) Báo cáo thống kê;
b) Điều tra thống kê;
c) Sử dụng dữ liệu
hành chính.
3. Báo cáo thống kê
gồm hai loại: Báo cáo thống kê cơ sở và báo cáo thống kê tổng hợp. Mỗi loại báo
cáo bao gồm báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất.
Chương II
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỐNG KÊ
Điều 4.
Về thể thức báo cáo thống kê
1. Báo cáo thống kê
Tư pháp thực hiện chủ yếu dưới dạng biểu mẫu báo cáo thống kê, gồm các thông
tin cụ thể về tên biểu báo cáo thống kê; tên đơn vị thực hiện báo cáo và nhận
báo cáo (sau đây gọi là đơn vị báo cáo và đơn vị nhận báo cáo); kỳ báo cáo; nội
dung báo cáo; đơn vị tính; ngày tháng năm thực hiện báo cáo; họ tên, chữ ký của
người lập biểu báo cáo, người kiểm tra biểu; họ tên, chữ ký của thủ trưởng đơn
vị báo cáo, đóng dấu theo quy định và các nội dung khác có liên quan.
2. Trường hợp cần làm
rõ hơn các thông tin có liên quan đến số liệu nêu trong các báo cáo thống kê và
các thông tin khác có liên quan đến việc thực hiện chế độ báo cáo thống kê, đơn
vị báo cáo có thể bổ sung thêm phần thuyết minh (chú thích) theo một hoặc kết
hợp các hình thức sau:
a) Ghi trực tiếp tại
vị trí cuối cùng bên ngoài khung biểu mẫu báo cáo thống kê, phía trên của phần
chữ ký nêu tại Khoản 1 Điều này (trong trường hợp nội dung chú thích không
nhiều);
b) Thể hiện dưới hình
thức Công văn (theo mẫu chi tiết quy định tại Phụ lục I kèm theo Quyết định
này).
Điều 5.
Hình thức báo cáo
Báo cáo thống kê được
thực hiện bằng hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
1. Báo cáo bằng văn
bản giấy phải có chữ ký, đóng dấu xác nhận của Thủ trưởng đơn vị thực hiện chế
độ báo cáo; được gửi theo đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp.
2. Báo cáo bằng văn
bản điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số theo quy định của pháp luật.
3. Báo cáo bằng văn
bản điện tử dạng ảnh (định dạng pdf) của báo cáo giấy theo quy định tại Khoản 1
Điều này.
4. Báo cáo bằng tiện
ích trên phần mềm thống kê Tư pháp do Bộ Tư pháp chủ trì thống nhất xây dựng và
triển khai.
Điều 6.
Báo cáo thống kê định kỳ
1. Báo cáo thống kê
định kỳ gửi Bộ Tư pháp
1.1. Báo cáo thống kê
định kỳ được lập hàng năm, theo định kỳ 06 tháng và một năm theo danh mục
biểu mẫu báo cáo thống kê tư pháp quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo
Quyết định này.
a) Kỳ báo cáo thống
kê 06 tháng được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 30 tháng 6 hàng năm, gồm
số liệu thống kê thực tế và số liệu thống kê ước tính trong kỳ báo cáo. Số liệu
thống kê thực tế được lấy từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 5, số liệu
thống kê ước tính được lấy từ ngày 01 tháng 6 đến hết ngày 30 tháng 6 hàng năm.
b) Kỳ báo cáo thống
kê năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm, bao
gồm:
- Báo cáo năm lần
một: Gồm số liệu thống kê thực tế và số liệu thống kê ước tính. Số liệu thống
kê thực tế được lấy từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 10 hàng năm (ngày
chốt số liệu thực tế); số liệu thống kê ước tính được lấy từ ngày 01 tháng 11
đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Báo cáo năm chính
thức: Gồm toàn bộ số liệu thực tế được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31
tháng 12 hàng năm.
1.2. Thời hạn nhận
báo cáo
a) Thời hạn nhận báo
cáo thống kê định kỳ của mỗi cấp báo cáo được quy định cụ thể tại góc trên
cùng, bên trái của từng biểu mẫu báo cáo thống kê và tại Phụ lục III ban hành
kèm theo Quyết định này.
b) Trường hợp thời
hạn nhận báo cáo thống kê nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ
lễ theo quy định của pháp luật thì thời hạn nhận báo cáo thống kê định kỳ được
tính vào ngày làm việc tiếp theo sau ngày nghỉ đó.
1.3. Ước tính số liệu
thống kê
a) Việc ước tính số
liệu thống kê được thực hiện trong kỳ báo cáo 06 tháng và báo cáo năm lần một.
Số liệu ước tính là
số liệu của thời gian sẽ diễn ra trong kỳ báo cáo, có sử dụng phương pháp
chuyên môn để ước tính.
b) Phương pháp ước
tính số liệu và cách ghi số liệu thực tế, số liệu ước tính được thực hiện theo
hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Quyết định này.
2. Báo cáo thống kê
định kỳ gửi UBND tỉnh
a) Báo cáo tháng:
Thời điểm lấy số liệu từ ngày 01 đến hết ngày 30 hàng tháng; thời hạn gửi báo
cáo chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày chốt số liệu.
b) Báo cáo quý: Thời
điểm lấy số liệu từ ngày 01 của tháng đầu quý đến hết ngày 30 tháng cuối quý;
thời hạn gửi báo cáo chậm nhất là 05 ngày kể từ ngày chốt số liệu.
Điều 7.
Báo cáo thống kê đột xuất
Báo cáo thống kê đột
xuất được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản có chữ ký của Lãnh đạo Bộ Tư
pháp, UBND tỉnh. Kết cấu, nội dung, phương thức, kỳ hạn báo cáo, thời điểm lấy
số liệu, thời hạn báo cáo thống kê đột xuất, nơi nhận báo cáo và các nội dung
khác có liên quan được quy định tại văn bản của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu
báo cáo.
Điều 8.
Trách nhiệm của đơn vị thực hiện báo cáo và nhận báo cáo
1. Trách nhiệm của
đơn vị thực hiện báo cáo
a) Ghi chép, tổng hợp
số liệu, lập và nộp báo cáo trung thực, chính xác, đầy đủ, đúng hạn, đúng thẩm
quyền theo quy định của pháp luật và Quyết định này;
b) Tự kiểm tra việc
chấp hành pháp luật về thống kê đối với các thông tin thống kê thuộc thẩm quyền
để kịp thời đính chính, bổ sung, điều chỉnh những thông tin còn sai sót, còn
thiếu và chưa chính xác trong báo cáo thống kê. Chỉnh lý hoặc bổ sung các thông
tin cần thiết có liên quan đến báo cáo thống kê khi có yêu cầu của đơn vị nhận
báo cáo;
c) Thực hiện các
trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật thống kê và quy định tại Quyết
định này;
d) Thủ trưởng đơn vị
thực hiện báo cáo có trách nhiệm
- Tổ chức
thực hiện quy định tại các Điểm a, b, c của Khoản 1 Điều này.
- Phân công người
kiểm tra biểu mẫu thống kê để thực hiện việc tự kiểm tra về thể thức và nội
dung báo cáo thống kê trước khi ký báo cáo gửi cấp có thẩm quyền đồng thời chịu
trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về nội dung báo cáo.
2. Trách nhiệm của
đơn vị nhận báo cáo
a) Kiểm tra, đối
chiếu, xử lý và tổng hợp thông tin thống kê từ các báo cáo thống kê nhận được
theo thẩm quyền để xây dựng báo cáo thống kê tổng hợp của cấp mình.
b) Kịp thời yêu cầu
cơ quan thực hiện báo cáo thống kê đính chính, bổ sung, điều chỉnh những thông
tin còn sai sót, còn thiếu hoặc cần xác định lại tính chính xác trong nội dung
báo cáo thống kê.
c) Trong trường hợp
cần thiết, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiến hành đối chiếu thông tin
thống kê nhận được hoặc căn cứ vào các nguồn thông tin chính thức khác có được
theo thẩm quyền quản lý nhà nước để bổ sung, chỉnh lý số liệu thống kê thu thập
được nhằm bảo đảm tính chính xác, toàn diện, trung thực, khách quan của thông
tin thống kê thuộc trách nhiệm tổng hợp của đơn vị mình.
d) Nộp báo cáo thống
kê tổng hợp đúng hạn cho các cấp sử dụng thông tin thống kê theo quy định của
pháp luật.
đ) Thực hiện các
trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về thống kê và quy định tại Quyết
định này.
Điều 9. Chỉnh
lý, bổ sung thông tin thống kê
1. Việc chỉnh lý, bổ
sung thông tin thống kê được áp dụng trong trường hợp số liệu thống kê trong
báo cáo thống kê bằng văn bản còn thiếu hoặc chưa đảm bảo tính chính xác, hợp
lý.
2. Việc
chỉnh lý, bổ sung báo cáo thống kê được thực hiện bằng hình thức văn bản giấy
hoặc văn bản điện tử, tiện ích báo cáo trên phần mềm thống kê Tư pháp quy định
tại Điều 5 của Quy định này, trong đó ghi rõ thời gian lập báo cáo và có chữ
ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng chữ ký số theo đúng quy định pháp luật của Thủ
trưởng đơn vị nơi lập báo cáo thống kê.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10.
Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các Sở,
Ban, Ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Chủ tịch UBND các xã,
phường thị trấn trong phạm vi nhiệm vụ và thẩm quyền được giao có trách nhiệm
tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định này.
2. Sở Tư pháp có
trách nhiệm giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện, hướng dẫn, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
3. Giao Sở Tài chính
phối hợp với Sở Tư pháp trong việc bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết
cho việc thực hiện Quy định này.
4. Trong quá
trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các đơn vị,
địa phương
phản ánh về Sở
Tư pháp
để tổng
hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC I
MẪU CÔNG VĂN GỬI BÁO CÁO THỐNG KÊ
Tên đơn
vị báo cáo
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:.......
V/v
báo cáo thống kê 06 tháng/năm ....
|
………., ngày…… tháng
…… năm….
|
Kính gửi:
……………..…………(Nêu rõ tên đơn vị nhận báo cáo)
Thực hiện Quyết định số ….. ngày
….. của UBND
tỉnh về việc Quy định một
số nội dung về hoạt động thống kê của Ngành Tư pháp, đơn vị…… thuyết
minh về báo cáo thống kê theo
kỳ báo cáo ước tính 06 tháng (ước tính năm/năm) của năm 201... như sau:
1. Tình hình lập báo cáo thống kê
- Nêu rõ tổng số các báo cáo thống kê kèm theo Công
văn này.
- Liệt kê cụ thể số ký hiệu và tên biểu báo cáo thống
kê gửi
kèm Công văn.
+ Báo cáo theo Biểu mẫu số… về …; (Ví dụ: Báo
cáo theo Biểu mẫu số: 01c/BTP/VĐC/XDPL về số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) được soạn thảo, ban hành trên địa
bàn tỉnh; số Dự thảo VBQPPL do cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh thẩm định).
+ Báo cáo theo Biểu mẫu số… về…
(Từng biểu báo cáo
gửi kèm có đủ chữ ký của các đối tượng báo cáo theo mẫu ghi trên biểu và có
đóng dấu theo đúng quy định).
2. Liệt kê rõ số ký
hiệu tên báo cáo thống kê mà đơn vị có trách nhiệm phải báo cáo trong kỳ nhưng
không gửi báo cáo. Cụ thể như sau:
2.1. Liệt kê rõ số ký
hiệu, tên biểu của các báo cáo thống kê không gửi vì không có số liệu phát sinh
trong kỳ báo cáo.
2.2. Liệt kê
rõ số ký hiệu, tên biểu của các báo cáo thống kê không gửi do đơn vị báo cáo không
thể tổng hợp được số liệu trong kỳ báo cáo, nêu rõ nguyên nhân
3. Những vấn đề cần
thuyết minh để làm rõ hơn về nội dung số liệu thống kê trong một số biểu mẫu
báo cáo (nếu có)
Ví dụ: Nêu rõ lý do
một số biểu báo cáo có số liệu thống kê trong kỳ tăng hoặc giảm đột biến; lý do
một số báo cáo điền không đầy đủ nội dung tiêu thức thống kê theo yêu cầu trên
biểu; các nội dung khác cần thuyết minh (nêu rõ số ký hiệu biểu, tên biểu có
nội dung cần thuyết minh).
4. Những nội dung
khác mà đơn vị báo cáo thấy cần thuyết minh thêm để phản ánh rõ hơn thực trạng
quản lý nhà nước ở địa bàn trong một số lĩnh vực (nếu có).
5. Những khó khăn,
vướng mắc trong quá trình thực hiện biểu mẫu từ chính các quy định của biểu mẫu
thống kê (nếu có); đề xuất kiến nghị chỉnh sửa, bổ sung biểu mẫu thống kê (nếu
có).
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Lưu VT.
|
Thủ
trưởng đơn vị báo cáo
(Ký,
đóng dấu)
|
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|