ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 09/2018/QĐ-UBND
|
Bình Dương,
ngày 12 tháng 04 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH KIỂM SOÁT VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN LƯU
THÔNG TRONG TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17
tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm
2015;
Căn cứ Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày
15 tháng 5 năm 2016 của
Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y;
Căn cứ Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày
31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực
thú y;
Căn cứ Thông tư số 30/2012/TT-BNNPTNT
ngày 03 tháng 7 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú
y;
Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT
ngày 31 tháng 5 năm
2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động
vật trên cạn;
Căn cứ Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày
01 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định kiểm
soát giết mổ và kiểm tra vệ
sinh thú y;
Căn cứ Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày
30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy
định về kiểm dịch động vật,
sản phẩm động vật
trên cạn;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 634/TTr-SNN, ngày 06 tháng 4 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định kiểm soát vận chuyển
động vật, sản phẩm động vật trên cạn lưu thông trong tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chủ
trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành
phố tổ chức hướng dẫn và triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban,
ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các
cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01 tháng 5 năm
2018./.
Nơi nhận:
-
Văn phòng Chính Phủ;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cục Kiểm tra VBQPPL;
- Cục Thú y;
- TT.TU, TT. HĐND;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh;
- Như Điều 3;
- Đài PTTH Bình Dương, Báo Bình Dương;
- TT Công báo, Website tỉnh;
- LĐVP (Lg, Th), Ch, TH;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Thanh Liêm
|
QUY ĐỊNH
KIỂM
SOÁT VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN LƯU THÔNG TRONG TỈNH BÌNH
DƯƠNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 09/2018/QĐ-UBND ngày 12/04/2018 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Chương I
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy định này quy định kiểm soát vận chuyển
động vật, sản phẩm động vật trên cạn lưu thông trong tỉnh Bình Dương. Cụ thể
như sau:
1. Đối với động vật và sản phẩm động vật
vận chuyển trong địa bàn huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện).
2. Đối với động vật và sản phẩm động vật
vận chuyển từ địa bàn cấp
huyện này sang địa bàn cấp huyện khác trong tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan
nhà nước có liên quan đến hoạt động quản lý; tổ chức, cá nhân có liên quan đến
hoạt động kiểm soát vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trên cạn lưu thông trong tỉnh
Bình Dương.
Điều 3. Quy định
về dấu kiểm soát giết mổ, giấy chứng nhận tiêm phòng, biên bản ghi nhận tình trạng
vệ sinh thú y
1. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y phát
hành và quản lý việc sử dụng dấu kiểm soát giết mổ động vật; giấy chứng nhận
tiêm phòng vắc xin cho động
vật; biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y.
2. Nội dung, hình thức, quy cách, quy định
sử dụng dấu kiểm soát giết mổ, giấy chứng nhận tiêm phòng, biên bản ghi nhận
tình trạng vệ sinh thú y thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Cục Thú y.
Điều 4. Quy định về
phương tiện vận chuyển
1. Phương tiện vận chuyển động vật
a) Khoang chứa phải được thiết kế chắc chắn,
an toàn; đảm bảo không để động vật thoát ra ngoài; không để rò rỉ chất thải ra
môi trường; dễ vệ sinh, tiêu
độc khử trùng; được che chắn (mui, bạt) và đảm bảo sự thông khí trong quá trình
vận chuyển.
b. Tuân thủ các quy định có liên quan của
Luật giao thông đường bộ và quy định pháp luật hiện hành khác.
2. Phương tiện vận chuyển sản phẩm động
vật
a) Khoang chứa phải được thiết kế chắc
chắn, an toàn; vật liệu làm khoang chứa không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm; không để rò rỉ chất thải ra môi trường; dễ vệ sinh; tiêu độc
khử trùng; đảm bảo sự thông khí, yêu cầu về nhiệt độ bảo quản sản phẩm trong suốt
quá trình vận chuyển.
b) Trang thiết bị, dụng cụ, vật dụng chứa
đựng sử dụng trong suốt quá trình vận chuyển phải đảm bảo vệ
sinh thú y, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
c) Tuân thủ các quy định có liên quan của
Luật giao thông đường bộ và quy định pháp luật hiện hành khác.
Chương II
KIỂM
SOÁT VẬN CHUYỂN ĐỘNG VẬT
Điều 5. Vận chuyển động
vật với mục đích giết mổ
1. Động vật khi vận chuyển phải có nguồn
gốc rõ ràng, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, không có triệu chứng
lâm sàng của bệnh truyền nhiễm. Phải áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin đối với
các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành
thú y.
2. Đối với động vật vận chuyển từ các hộ chăn nuôi
quy mô nhỏ đến các cơ sở giết mổ trong cùng địa bàn cấp huyện: được kiểm soát bằng
Giấy chứng nhận tiêm phòng vắc xin.
3. Đối với động vật vận chuyển từ các hộ chăn nuôi
quy mô nhỏ đến các cơ sở giết
mổ ở địa bàn cấp huyện khác: được kiểm soát bằng Biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh
thú y.
4. Đối với động vật vận chuyển từ các cơ sở, trang
trại chăn nuôi tập trung đến các cơ sở giết mổ trong tỉnh: được kiểm soát bằng
Biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y.
Điều 6. Vận chuyển động
vật với mục đích khác
1. Thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều
5 của Quy định này.
2. Đối với động vật vận chuyển trong tỉnh
với mục đích làm con giống chăn nuôi: được kiểm soát bằng Biên bản ghi nhận tình
trạng vệ sinh thú y; trong biên bản phải thể hiện rõ tuổi, tính biệt (đực,
cái), nguồn gốc, nơi vận chuyển đến và thời gian tiêm phòng vắc xin phòng bệnh
của động vật.
3. Đối với trường hợp áp dụng các biện
pháp xử lý ổ dịch, chống dịch khi có
dịch bệnh động vật xảy ra: cơ quan quản lý chuyên ngành thú y kiểm soát việc vận chuyển
động vật theo quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục
Thú y.
Chương III
KIỂM
SOÁT VẬN CHUYỂN SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
Điều 7. Vận chuyển sản
phẩm động vật ở dạng tươi sống
1. Sản phẩm động vật ở dạng tươi sống khi vận
chuyển trong tỉnh phải có nguồn gốc rõ ràng; đã qua kiểm soát giết mổ của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y; bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; bảo
đảm các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định về an toàn thực phẩm có liên quan.
2. Đối với sản phẩm động vật ở dạng tươi
sống vận chuyển từ cơ sở giết mổ đến nơi kinh doanh, buôn bán, tiêu thụ (thân thịt, thịt
mảnh): được kiểm soát bằng Dấu kiểm soát giết mổ.
3. Đối với trường hợp áp dụng các biện pháp
xử lý ổ dịch, chống dịch khi có
dịch bệnh động vật
xảy ra: cơ quan quản lý chuyên ngành thú y kiểm soát việc vận chuyển sản phẩm động vật ở dạng
tươi sống theo quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Cục Thú y.
Điều 8. Vận chuyển sản
phẩm động vật ở dạng sơ chế, chế biến
1. Sản phẩm động vật ở dạng sơ chế, chế
biến khi vận chuyển trong tỉnh phải có nguồn gốc rõ ràng; bảo đảm yêu cầu vệ
sinh thú y; bảo đảm các quy chuẩn tiêu chuẩn, quy định về an toàn thực phẩm có liên quan.
2. Đối với trường hợp áp dụng các biện
pháp xử lý ổ dịch, chống dịch khi có
dịch bệnh động vật xảy ra: cơ quan quản lý chuyên ngành thú y kiểm soát việc vận chuyển
sản phẩm động vật ở dạng sơ chế, chế biến theo quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Cục Thú y.
Chương IV
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Trách nhiệm của
các sở, ngành
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn
a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành,
đoàn thể có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện Quy định này và
các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Chỉ đạo cơ quan quản lý chuyên ngành
thú y cấp tỉnh trực tiếp triển khai thực hiện các nội dung của Quy định này.
2. Công an tỉnh
a) Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, chủ động phát hiện,
xử lý các đối tượng vi phạm trong vận
chuyển động vật, sản phẩm động vật trên cạn lưu thông trong tỉnh Bình Dương.
b) Tham gia, phối hợp cùng Đội kiểm tra
liên ngành về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật để tăng cường kiểm soát vận chuyển
động vật và sản phẩm động vật trong tỉnh
Bình Dương; đồng thời phối hợp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định
pháp luật hiện hành.
c) Chỉ đạo Công an cấp huyện, cấp xã phối
hợp cơ quan quản lý chuyên ngành thú y và Chính quyền địa phương trong việc kiểm
tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật hiện hành.
3. Sở Công thương
a) Phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ
chức quy hoạch chợ, điểm kinh doanh gia súc,
gia cầm đảm bảo vệ
sinh thú y và an toàn thực phẩm.
b) Chỉ đạo cơ quan Quản lý thị trường phối
hợp cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, Ban quản lý chợ thực hiện kiểm tra, xử
lý các trường hợp vi phạm theo quy định hiện hành.
Điều 10. Trách nhiệm của
Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
1. Chịu trách nhiệm về thực hiện các quy
định kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn.
2. Tổ chức hướng dẫn tuyên truyền, vận động
các chủ cơ sở vận chuyển động vật và sản phẩm động vật thực hiện nghiêm túc các
quy định về vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn.
3. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, xử lý
các hành vi vi phạm trong hoạt động vận chuyển động vật và sản phẩm động vật của
các cơ sở trên địa bàn quản lý theo quy định
của pháp luật.
4. Chủ động phối hợp, chỉ đạo các cơ
quan, ban ngành có liên quan kiểm soát chặt chẽ tình hình vận chuyển, kinh doanh
động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn; kịp thời phát hiện và xử lý những
hành vi vi phạm về Kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn, đối với
những vi phạm có tính chất liên
quan đến nhiều huyện, thị, thành phố, địa bàn giáp ranh thì kiến nghị lên cơ quan ban
ngành cấp tỉnh hỗ trợ.
Điều 11. Tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động vận chuyển động
vật và sản phẩm động vật trong tỉnh Bình Dương phải chấp hành các quy định nêu
trên. Đối với các trường hợp vi phạm, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thú
y hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành.
Trong quá trình thực hiện Quy định này nếu
có khó khăn, vướng mắc hoặc có những vấn đề phát sinh cần phải sửa đổi, bổ sung, các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.