BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 09/2006/QĐ-BKHCN
|
Hà Nội, ngày 04 tháng 5
năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH "QUY ĐỊNH
VỀ QUY TRÌNH THÔNG BÁO VÀ HỎI ĐÁP CỦA MẠNG LƯỚI CƠ QUAN THÔNG BÁO VÀ ĐIỂM HỎI
ĐÁP CỦA VIỆT NAM VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI"
BỘ TRƯỞNG
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP
ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP
ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 54/2003/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg
ngày 26 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành
Quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp
của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Riêng việc thông báo
các văn bản quy phạm pháp luật về kỹ thuật và các quy trình đánh giá hợp quy
theo quy định tại Điều 1 của Quyết định này sẽ thực hiện kể từ ngày Việt Nam
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
Điều 3. Chánh
Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng, Phụ trách các cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp của mạng
lưới cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong
thương mại và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này. /.
Nơi nhận:
- Thủ
tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nuớc;
- HĐND, UBND tỉnh, TP trực thuộc T.Ư;
- VKSNDTC, TANDTC;
- UBQGHTKTQT;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ TP);
- Điều 3;
- Lưu VT, TĐC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi
Mạnh Hải
|
QUY
ĐỊNH
VỀ QUY TRÌNH THÔNG BÁO VÀ HỎI ĐÁP CỦA MẠNG LƯỚI CƠ QUAN THÔNG BÁO VÀ
ĐIỂM HỎI ĐÁP CỦA VIỆT NAM VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI
(Ban hành
kèm theo Quyết định số: 09/2006/QĐ-BKHCN ngày 04 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Văn
bản này quy định quy trình thông
báo các văn bản quy phạm pháp luật về kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình
đánh giá hợp quy của Việt Nam có khả năng ảnh hưởng tới thương mại của các nước
Thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới và các yêu cầu thông báo khác mà tổ
chức này quy định; quy trình hỏi đáp về văn bản quy phạm pháp luật về kỹ thuật,
quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp của Việt Nam và
của các nước Thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới.
Quy định này áp dụng cho các tổ chức
của mạng lưới các cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp của Việt nam về hàng rào kỹ
thuật trong thương mại được thành lập theo Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg ngày
26/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ và các tổ chức khác có liên quan được nêu
trong Quy định này.
Điều 2. Các
thuật ngữ được dùng trong Quy định này là các thuật ngữ theo Hướng dẫn số 2 của
Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế ISO và Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng.
Ngoài ra, trong Quy định này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1) Văn bản quy phạm pháp luật về kỹ
thuật là văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2) Quy chuẩn kỹ thuật là
quy định về đặc tính, yêu cầu kỹ thuật và quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã
hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động
vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi người
tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
3) Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính,
yêu cầu kỹ thuật mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các
đối tượng khác cần đạt được để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt
động kinh tế - xã hội. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để
tự nguyện áp dụng.
4) Quy trình đánh giá hợp quy là quy trình đánh giá
các yêu cầu nêu trong các văn bản quy phạm pháp luật về kỹ thuật hoặc quy chuẩn
kỹ thuật có được đáp ứng hay không.
5. Tên các cơ quan, tổ chức khu vực,
quốc tế và các cụm từ tiếng Anh viết tắt này trong Quy định này gồm:
a) APEC: Diễn đàn Hợp tác
Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (Asia- Pacific Economic Cooperation);
b) CCCN: Mã số hàng hoá
của Hội đồng Hợp tác Hải quan (Customs Co-operation Council Nomenclature);
c) CRN: Cơ quan Đăng ký
Thông báo của WTO (Central Registry of Notifications);
d) HS: Hệ thống hài hoà
Mã số và Mô tả Hàng hoá (Harmonized Commodity Description and Coding System);
đ) ICS: Phân loại quốc tế
về hệ thống mã số tiêu chuẩn (International Classification for Standards
for Numbering System);
e) IEC: Uỷ ban Kỹ thuật
Điện Quốc tế (International Electrotechnical Commission);
g) ISO: Tổ chức Tiêu
chuẩn hoá Quốc tế (International Organization for Standardization);
h) ISONET: Mạng thông tin
của ISO (ISONetwork);
i) SPS: Vệ sinh động vật
và vệ sinh thực vật (Sanitary and Phytosanitary);
k) TBT: Hàng rào kỹ thuật
trong thương mại (Technical Barriers to Trade);
l) WTO: Tổ chức Thương
mại Thế giới (World Trade Organization).
6. Tên các cơ quan, tổ chức
của mạng lưới cơ quan Thông báo và Điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong
thương mại được viết tắt như sau:
a) Mạng lưới TBT: Mạng lưới cơ quan Thông
báo và Điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại;
b) Văn phòng TBT Việt
Nam: Văn
phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về tiêu chuẩn đo lường chất lượng;
c) Đầu mối TBT của Bộ: Cơ quan Thông báo và Điểm
hỏi đáp của Bộ về hàng rào kỹ thuật trong thương mạiC;
d) Đầu mối TBT của địa
phương: Cơ
quan Thông báo và Điểm hỏi đáp của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về
hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
Danh sách và ký hiệu các
đầu mối TBT của Bộ, địa phương sẽ được quy định trong một văn bản riêng do Bộ
Khoa học và Công nghệ ban hành.
Điều
3.
Quy định này được xây dựng trên Quy chế tổ chức và hoạt động
của mạng lưới TBT được ban hành kèm theo Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg ngày 26
tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời tham khảo các hướng dẫn có
liên quan của Uỷ ban TBT của WTO và APEC.
Điều
4.
1.
Đối với chức năng thông báo văn bản quy phạm pháp luật về kỹ thuật, quy chuẩn
kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy của Việt Nam có khả năng ảnh hưởng đến
thương mại của các nước Thành viên WTO, Văn phòng TBT Việt Nam là cơ quan duy
nhất thực hiện chức năng đối ngoại trong việc thông báo này theo quy định của
Hiệp định TBT. Các đầu mối TBT của Bộ và địa phương thực hiện chức năng này
thông qua Văn phòng TBT Việt Nam.
2. Đối với chức năng hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của các
nước Thành viên WTO và của Việt Nam.
Chức năng này được thực hiện theo
nguyên tắc: tổ chức nào thuộc mạng lưới TBT đầu tiên nhận được câu hỏi sẽ là
đầu mối trả lời.
Trong trường hợp không có khả năng
trả lời, tổ chức đó phải chuyển câu hỏi đến tổ chức thích hợp để xem xét trả
lời; câu trả lời của tổ chức thích hợp này có thể được gửi trực tiếp cho người
hỏi hoặc chuyển cho tổ chức đầu tiên tiếp nhận câu hỏi để gửi lại cho người
hỏi.
Để tránh trùng lặp hoặc mâu thuẫn
trong việc trả lời các câu hỏi nhận được từ bất kỳ tổ chức, cá nhân trong nước
và nước ngoài, tất cả các câu hỏi nhận được và câu trả lời đều phải chuyển cho
Văn phòng TBT Việt Nam để thông tin cho các đầu mối TBT của Bộ và địa phương
của mạng luới TBT.
3. Để đảm bảo thời gian, tính chính
xác chuyên môn chuyên ngành và yêu cầu cung cấp thông tin có liên quan, Văn
phòng TBT Việt Nam, các đầu mối TBT của Bộ và địa phương thực hiện đúng quy
định tại Khoản 2, 4 Điều 10 của Quy chế tổ chức và hoạt động của mạng lưới TBT
ban hành kèm theo Quyết định số 114/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2005 của
Thủ tướng Chính phủ.
4. Để đảm bảo phối hợp tốt với Văn
phòng SPS Việt Nam, Văn phòng TBT Việt Nam trong quá trình thực hiện chức năng
thông báo và hỏi đáp về TBT có trách nhiệm thông tin và phối hợp xử lý các vấn
đề liên quan đến các biện pháp SPS cho các đầu mối TBT của Bộ và địa phương
trong mạng lưới TBT.
CÁC QUY
TRÌNH THÔNG BÁO VÀ HỎI ĐÁP VỀ TBT
Điều 5. Quy trình thông báo các
văn bản quy phạm pháp luật về kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh
giá hợp quy được quy định tại Phụ lục I.
Quy trình này áp dụng cho việc thông
báo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về kỹ thuật,
quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy của Việt Nam (bao gồm
cả của Trung ương và địa phương) có khả năng ảnh hưởng thương mại của các nước
Thành viên WTO khác.
Trong quá trình thực hiện quy trình này, Văn phòng TBT Việt Nam, các đầu
mối TBT của Bộ và địa phương phải xác định biện pháp đưa ra trong văn bản quy
phạm pháp luật về kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy là thuộc
vấn đề TBT hay SPS, đồng thời phải khẳng định chúng có ảnh hưởng đáng kể tới thương mại
của các nước Thành viên WTO hay không trước khi soạn thảo và gửi Thông báo cho
WTO.
Điều 6.
Quy trình thông báo các hiệp định song phương, đa phương về
các vấn đề liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật về kỹ thuật, quy chuẩn kỹ
thuật,
tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp được quy định tại Phụ lục II.
Quy trình này áp dụng cho việc thông
báo các hiệp định hoặc thoả thuận song phương và đa phương về văn bản quy phạm
pháp luật về kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá
sự phù hợp mà Chính phủ Việt Nam hoặc cơ quan được Chính phủ Việt Nam ủy quyền
ký kết hoặc tham gia.
Điều
7. Quy trình thông báo việc chấp nhận
hoặc hủy bỏ chấp nhận Quy chế thực hành tốt trong xây dựng, chấp nhận và áp
dụng tiêu chuẩn được quy định tại Phụ lục III.
Quy trình này áp dụng cho
việc chấp nhận hoặc huỷ bỏ việc chấp nhận của tổ chức tiêu chuẩn hoá ở Việt Nam
đối với Quy chế thực hành tốt trong xây dựng, chấp nhận và áp dụng tiêu chuẩn
quy định tại Phụ lục 3 của Hiệp định TBT.
Tổ chức tiêu chuẩn hoá ở
Việt Nam có thể là tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc gia, tổ chức tiêu chuẩn chuyên
ngành. Việc chấp nhận hoặc huỷ bỏ này là tự nguyện.
Điều 8. Quy trình xử lý thông báo
của các Thành viên WTO khác được quy định tại
Phụ lục IV.
Quy trình này được áp dụng cho việc
tiếp nhận và góp ý kiến đối với các bản Thông báo của các nước Thành viên WTO
khác về các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật và quy
trình đánh giá hợp quy của họ.
Văn phòng TBT Việt Nam có trách
nhiệm tiếp nhận và chuyển các bản Thông báo của các nước Thành viên WTO khác
cho đầu mối TBT của Bộ, địa phương hoặc các cơ quan có liên quan để biết và
nghiên cứu góp ý kiến, nếu cần thiết.
Điều 9. Quy
trình hỏi đáp các thông tin liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật về kỹ
thuật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp được quy
định tại Phụ lục V.
Quy trình này áp dụng cho việc trả
lời các câu hỏi về các thông tin và biện pháp có liên quan nêu trong các văn
bản quy phạm pháp luật về kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình
đánh giá sự phù hợp do các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài và trong nước
gửi đến Văn phòng TBT Việt Nam, các đầu mối TBT của Bộ và địa phương.
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 10. Tổng
cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm tổ chức phổ biến việc thực
hiện Quy định này.
Điều 11. Việc
sửa đổi bổ sung Quy định này do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quyết định. /.
FILE ĐƯỢC
ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|