Quyết định 08/2007/QĐ-UBND quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Số hiệu | 08/2007/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 16/03/2007 |
Ngày có hiệu lực | 26/03/2007 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký | Nguyễn Hữu Hoài |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin,Bộ máy hành chính |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2007/QĐ-UBND |
Đồng Hới, ngày 16 tháng 3 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14 tháng 7 năm 2005 của liên Bộ Bưu chính, Viễn thông, Văn hóa - Thông tin, Công an, Kế hoạch và Đầu tư về quản lý đại lý Internet;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT- BCA ngày 01 tháng 6 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Công an về quản lý trò chơi trực tuyến (Online Games);
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông, tại tờ trình số 243/TTr - BCVT ngày 18 tháng 01 năm 2007 về việc đề nghị ban hành quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng Internet công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ, CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET CÔNG CỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 08/2007/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2007 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Quy định này áp dụng cho các hoạt động kinh doanh đại lý Internet tại tỉnh Quảng Bình. Các đối tượng chịu sự điều chỉnh của Quy định này bao gồm doanh nghiệp tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ Internet, đại lý Internet và người sử dụng dịch vụ Internet tại đại lý.
1. Internet là hệ thống thông tin được kết nối với nhau bởi giao thức truyền thông Internet (IP) và sử dụng một hệ thống địa chỉ thống nhất trên phạm vi toàn cầu để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet bao gồm:
a) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP) là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) là doanh nghiệp nhà nước, hoặc công ty cổ phần mà nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet.
c) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet (OSP) là doanh nghiệp sử dụng Internet để cung cấp các dịch vụ ứng dụng Internet cho người sử dụng.
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2007/QĐ-UBND |
Đồng Hới, ngày 16 tháng 3 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14 tháng 7 năm 2005 của liên Bộ Bưu chính, Viễn thông, Văn hóa - Thông tin, Công an, Kế hoạch và Đầu tư về quản lý đại lý Internet;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT- BCA ngày 01 tháng 6 năm 2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Công an về quản lý trò chơi trực tuyến (Online Games);
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông, tại tờ trình số 243/TTr - BCVT ngày 18 tháng 01 năm 2007 về việc đề nghị ban hành quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng Internet công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet công cộng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ QUẢN LÝ, CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET CÔNG CỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 08/2007/QĐ-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2007 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
Quy định này áp dụng cho các hoạt động kinh doanh đại lý Internet tại tỉnh Quảng Bình. Các đối tượng chịu sự điều chỉnh của Quy định này bao gồm doanh nghiệp tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ Internet, đại lý Internet và người sử dụng dịch vụ Internet tại đại lý.
1. Internet là hệ thống thông tin được kết nối với nhau bởi giao thức truyền thông Internet (IP) và sử dụng một hệ thống địa chỉ thống nhất trên phạm vi toàn cầu để cung cấp các dịch vụ và ứng dụng khác nhau cho người sử dụng.
2. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet bao gồm:
a) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet (ISP) là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cung cấp dịch vụ truy nhập Internet.
b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) là doanh nghiệp nhà nước, hoặc công ty cổ phần mà nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet.
c) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet (OSP) là doanh nghiệp sử dụng Internet để cung cấp các dịch vụ ứng dụng Internet cho người sử dụng.
d) Đơn vị cung cấp dịch vụ truy nhập Internet dùng riêng (ISP dùng riêng).
3. Dịch vụ Internet bao gồm dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ kết nối Internet và dịch vụ ứng dụng Internet.
a) Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng khả năng truy nhập đến Internet.
b) Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các đơn vị, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và với Internet quốc tế.
c) Dịch vụ ứng dụng Internet là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp cho người sử dụng các ứng dụng hoặc dịch vụ bao gồm: bưu chính, viễn thông, thông tin, văn hoá, thương mại, ngân hàng, tài chính, y tế, giáo dục, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ khác trên Internet.
4. Đại lý Internet công cộng là tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nhân danh doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập, dịch vụ ứng dụng Internet để cung cấp các dịch vụ truy nhập, dịch vụ ứng dụng Internet cho người sử dụng thông qua hợp đồng đại lý và hưởng thù lao.
5. Dịch vụ Internet công cộng là dịch vụ Internet do đại lý Internet công cộng cung cấp cho người sử dụng.
6. Người sử dụng dịch vụ truy nhập Internet, ứng dụng Internet và sử dụng khác trên Internet được gọi chung là người sử dụng dịch vụ.
Điều 3. Nghiêm cấm các hành vi sau đây
1. Lưu giữ trên máy tính kết nối Internet tin, tài liệu, số liệu thuộc bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam qui định.
2. Lợi dụng Internet để chống lại nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, gây rối loạn an ninh trật tự, xâm hại đến lợi ích của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục; xây dựng các trang Web, tổ chức các diễn đàn trên Internet có nội dung hướng dẫn, lôi kéo, kích động người khác thực hiện các hành vi trên.
3. Truy nhập đến các nhà cung cấp dịch vụ Internet nước ngoài bằng việc quay số điện thoại trực tiếp; sử dụng hoặc hướng dẫn người khác sử dụng công cụ hỗ trợ để truy cập vào các trang thông tin trên Internet (trang Web) do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấm truy cập; gửi, lan truyền, phát tán vi rút tin học, chương trình phần mềm có tính năng lấy trộm thông tin, phá huỷ dữ liệu máy tính lên mạng Internet.
4. Gây rối, phá hoại hệ thống thiết bị và cản trở việc cung cấp, sử dụng các dịch vụ Internet; đánh cắp và sử dụng trái phép mật khẩu, khoá mật mã và thông tin riêng trên Internet của các tổ chức, cá nhân.
5. Cung cấp dịch vụ cho người sử dụng khi chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đại lý Internet và hợp đồng đại lý ký kết với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.
6. Cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến hoặc làm đại lý cung cấp dịch vụ trò chơi trực tuyến khi chưa được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép; Quảng cáo, giới thiệu các trò chơi trực tuyến chưa được phép lưu hành tại Việt Nam.
7. Làm đại lý dịch vụ điện thoại Internet cho doanh nghiệp nước ngoài, triển khai cung cấp dịch vụ điện thoại Internet thông qua hệ thống máy chủ Internet đặt tại nước ngoài.
8. Phát hành, buôn bán và sử dụng các thẻ Internet trả trước không rõ nguồn gốc, làm đại lý phát hành thẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài.
QUY ĐỊNH VỀ CUNG CẤP, SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET CÔNG CỘNG
Điều 4. Điều kiện kinh doanh đại lý Internet công cộng
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu kinh doanh đại lý Internet phải cam kết đảm bảo thực hiện các điều kiện, trình tự quy định tại Mục II Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT ngày 14 tháng 7 năm 2005 của Liên Bộ Bưu chính, Viễn thông, Văn hóa - Thông tin, Công an, Kế hoạch và Đầu tư về quản lý đại lý Internet (sau đây gọi là Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT), cụ thể:
1. Có địa điểm và mặt bằng dành riêng làm đại lý Internet, có quyền sử dụng hợp pháp địa điểm và mặt bằng này. Địa điểm, mặt bằng phải phù hợp với qui mô hoạt động kinh doanh của đại lý và bảo đảm các tiêu chuẩn:
a. Diện tích sử dụng cho mỗi một máy tính tối thiểu là 1m2. Tất cả các màn hình máy tính, thiết bị nghe nhìn làm dịch vụ phải bố trí lắp đặt đảm bảo cho người quản lý có khả năng quan sát dễ dàng.
b. Có trang bị các phương tiện về phòng cháy, chữa cháy theo qui định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
c. Có biện pháp bảo vệ môi trường, vệ sinh, âm thanh, ánh sáng và các điều kiện khác để bảo vệ an toàn và sức khỏe cho người sử dụng dịch vụ.
2. Chủ đại lý phải có trình độ tin học đạt chứng chỉ A trở lên. Trong trường hợp chủ đại lý không có chứng chỉ thì phải thuê nhân viên (gọi là người hướng dẫn) có trình độ tin học đạt chứng chỉ từ trình độ A trở lên để thực hiện việc hướng dẫn và kiểm tra người sử dụng tuân thủ các qui định về sử dụng dịch vụ tại đại lý Internet.
Đối với các địa điểm kinh doanh đại lý Internet được bố trí thành nhiều phòng riêng biệt độc lập với nhau, chủ đại lý phải bố trí nhân viên hướng dẫn và kiểm tra riêng cho từng phòng.
3. Làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật.
4. Ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet.
5. Đầu tư hệ thống trang thiết bị máy chủ quản lý tập trung để thực hiện các biện pháp kỹ thuật, nghiệp vụ đảm bảo an toàn thiết bị, an ninh thông tin tương xứng với qui mô kinh doanh của đại lý. Trang bị phần mềm quản lý đại lý Internet do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet ký hợp đồng đại lý cung cấp.
6. Có sơ đồ hệ thống máy tính sử dụng tại đại lý Internet trong đó các máy tính được đánh số thứ tự theo vị trí của từng máy.
7. Có sổ tập hợp các qui định của Nhà nước về quản lý, sử dụng dịch vụ Internet cho người sử dụng tham khảo và hướng dẫn người sử dụng dịch vụ tuân thủ các qui định này khi người sử dụng yêu cầu.
8. Niêm yết nội quy sử dụng dịch vụ Internet tại địa điểm kinh doanh đại lý Internet ở vị trí thuận lợi và dễ nhìn nhất đối với người sử dụng dịch vụ Internet của đại lý. Nội qui này phải ghi đầy đủ và rõ ràng các điều cấm đã được qui định tại Điều 11, Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet; giờ mở cửa, đóng cửa của đại lý; giá cước sử dụng các dịch vụ truy nhập Internet, ứng dụng Internet; các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ Internet tại Điều 7 Quy định này.
Ngoài các điều kiện nêu trên, các tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý Internet công cộng phải đảm bảo thực hiện tốt các điều kiện sau:
a. Có biển hiệu rõ ràng.
b. Người hướng dẫn, theo dõi tại đại lý phải luôn có mặt trong thời gian đại lý mở cửa hoạt động.
Người hướng dẫn phải đảm bảo các yêu cầu đủ độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật; có hợp đồng lao động với chủ đại lý (nếu người hướng dẫn không phải là chủ đại lý).
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của đại lý Internet công cộng
Đại lý Internet có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Mục III Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT, cụ thể:
1. Được phép kinh doanh tại địa điểm kinh doanh của đại lý Internet từ 6 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
2. Hướng dẫn và kiểm tra người sử dụng tuân thủ các qui định về sử dụng dịch vụ Internet; Có biện pháp đề phòng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các khách hàng có hành vi vi phạm nội qui của đại lý và qui định của pháp luật về Internet.
3. Lập sổ đăng ký sử dụng dịch vụ trong đó thống kê đầy đủ, chi tiết thông tin về người sử dụng dịch vụ và người bảo lãnh cho người dưới 14 tuổi bao gồm họ tên; địa chỉ thường trú; số chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu (đối với người nước ngoài) hoặc các giấy tờ có giá trị khác như thẻ nghiệp vụ, bằng lái xe, thẻ học sinh, sinh viên...., vị trí máy tính và thời gian mà người sử dụng dịch vụ đã sử dụng. Đại lý Internet phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong sổ đồng thời có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản sổ đăng ký sử dụng dịch vụ để cung cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
4. Cài đặt chương trình phần mềm quản lý đại lý Internet, đồng thời thực hiện các giải pháp kỹ thuật đảm bảo ngăn chặn người sử dụng truy cập đến các trang Web có nội dung xấu trên Internet. Đại lý Internet chỉ được cung cấp nội dung thông tin về người sử dụng cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
5. Sử dụng chương trình phần mềm quản lý đại lý đã được cài đặt để lưu giữ thông tin về người sử dụng dịch vụ bao gồm địa chỉ đã truy cập, thời gian truy cập, loại hình dịch vụ (email, chat, ftp, Telnet….) trong thời gian 30 ngày. Thời gian lưu giữ tính từ khi thông tin đi/đến máy chủ để phục vụ cơ quan chức năng trong công tác đảm bảo an ninh thông tin.
6. Cung cấp đầy đủ số liệu về cấu hình kỹ thuật, sơ đồ kết nối lưu lượng thông tin trong phạm vi quản lý của đại lý một cách trung thực, chi tiết cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu.
7. Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về các quy định của Nhà nước về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet đối với đại lý Internet do doanh nghiệp ký hợp đồng đại lý với mỡnh tổ chức, khi được yêu cầu.
8. Phối hợp với cơ quan Công an và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện yêu cầu đảm bảo an toàn và an ninh thông tin.
9. Ngoài ra, đại lý Internet có trách nhiệm thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a. Tuân thủ các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin Internet.
b. Cài đặt chương trình phần mềm quản lý đại lý Internet chính thức do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cung cấp và có trách nhiệm sử dụng phần mềm quản lý này tại đại lý Internet của mình theo đúng quy định của nhà nước.
c. Chỉ được cung cấp dịch vụ trũ chơi trực tuyến (Online Games) tại các địa điểm kinh doanh đại lý Internet từ 6 giờ đến 23 giờ hàng ngày.
d. Chỉ được cung cấp dịch vụ trũ chơi trực tuyến ở các địa điểm cách cổng ra vào của các trường học (từ mẫu giáo đến phổ thông trung học) tối thiểu 200 m.
e. Không được kinh doanh, cung cấp dịch vụ điện thoại Internet trái pháp luật.
f. Có quyền khiếu nại và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị nhà cung cấp dịch vụ vi phạm.
g. Phát hiện, ngăn chặn kịp thời người sử dụng dịch vụ vi phạm các quy định của pháp luật; trường hợp vi phạm nghiêm trọng phải báo cáo ngay với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet
Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Mục IV Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT, cụ thể:
1. Ký hợp đồng đại lý Internet với các tổ chức, cá nhân đã đáp ứng các điều kiện tại Điểm 1, 2, 3 Điều 4 và cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, dịch vụ ứng dụng Internet cho đại lý đã ký hợp đồng với mình.
2. Ngừng cung cấp dịch vụ và chấm dứt hợp đồng đại lý theo các điều khoản của hợp đồng hoặc khi phát hiện chủ đại lý tạo điều kiện hoặc cố tình bao che cho các hành vi ăn cắp mật khẩu, tài khoản truy nhập, phát tán vi rút, truy cập đến các trang tin điện tử hoặc tuyên truyền, phát tán các tài liệu có nội dung đồi trụy, khiêu dâm, vi phạm thuần phong mỹ tục, vi phạm an ninh quốc gia.
3. Xây dựng qui chế quản lý đại lý Internet và phổ biến đến các đại lý Internet của doanh nghiệp.
4. Ban hành mẫu hợp đồng đại lý Internet.
5. Chủ động giám sát việc thực hiện hợp đồng của các đại lý Internet công cộng; Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan thanh tra, kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của đại lý Internet công cộng.
6. Phải có chương trình và các trang thiết bị quản lý tập trung đặt tại doanh nghiệp và kết nối trực tuyến tới đại lý đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động đại lý Internet.
7. Cung cấp và phối hợp với đại lý trong việc cài đặt phần mềm quản lý đại lý đặt tại đại lý để giao tiếp trực tuyến với chương trình phần mềm quản lý đại lý tập trung của doanh nghiệp đảm bảo:
a. Quản lý, lưu trữ địa chỉ truy cập, loại hình dịch vụ và thời gian sử dụng dịch vụ của người sử dụng dịch vụ tại các đại lý;
b. Quản lý, lưu trữ tên và số chứng minh nhân dân, hộ chiếu đối với người nước ngoài hoặc các giấy tờ có giá trị khác như thẻ nghiệp vụ, bằng lái xe, thẻ học sinh, thẻ sinh viên của người sử dụng dịch vụ;
c. Ngăn chặn việc truy cập đến các trang thông tin trên Internet có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây rối an ninh trật tự; vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; hỗ trợ hoạt động kinh doanh lậu dịch vụ bưu chính viễn thông theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
8. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày ký kết hợp đồng với đại lý Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các đại lý Internet đã ký hợp đồng đại lý với mình về các qui định quản lý đối với dịch vụ Internet, các qui định về an toàn an ninh thông tin, các giải pháp kỹ thuật phù hợp để đại lý thực hiện tốt nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ vào những mục đích lành mạnh, phát hiện, ngăn chặn kịp thời những khách hàng có hành vi vi phạm qui định của Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và Quy định này.
9. Trong quá trình kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng của đại lý Internet, nếu có đủ cơ sở kết luận chủ đại lý vi phạm các điều khoản hợp đồng là điều kiện đình chỉ hợp đồng thì doanh nghiệp lập biên bản, ngừng cung cấp dịch vụ đồng thời gửi văn bản cho Sở Bưu chính, Viễn thông để thông báo việc vi phạm pháp luật của đại lý. Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông để cắt số điện thoại hoặc đường truyền viễn thông dùng để truy nhập Internet của đại lý Internet khi có yêu cầu của Sở Bưu chính, Viễn thông.
Ngoài ra, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ sau:
a. Phối hợp với các đơn vị chức năng của Công an tỉnh, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi lợi dụng Internet để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
b. Phát hiện, thông báo kịp thời cho Phòng Bảo vệ An ninh kinh tế - Công an tỉnh và Sở Bưu chính, Viễn thông về các hoạt động vi phạm an toàn, an ninh thông tin, tấn công, phá hoại hệ thống thiết bị, gây cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ Internet và các hành vi vi phạm pháp luật khác; phối hợp chặt chẽ trong quá trình xác minh làm rõ nội dung sự việc vi phạm, cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu có liên quan các vụ việc khi có yêu cầu.
c. Tạm ngừng cung cấp dịch vụ hoặc cung cấp dịch vụ một cách hạn chế trong trường hợp cần thiết để đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết dứt điểm các vi phạm.
d. Cung cấp, cài đặt phần mềm quản lý đại lý Internet cho tất cả các đại lý Internet do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ; Tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện các điều khoản ký kết trong hợp đồng đại lý để kịp thời ngăn chặn, hạn chế các vi phạm xẩy ra.
e. Có trách nhiệm báo cáo định kỳ 03 tháng 01 lần (vào tuần đầu tiên của quý tiếp theo) về tình hình phát triển thuê bao Internet, danh sách các đại lý Internet công cộng ngừng và mới phát triển trong quý; kết quả thực hiện công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet với Sở Bưu chính, Viễn thông, Công an tỉnh (qua Phòng Bảo vệ An ninh kinh tế) để nắm và tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ Internet công cộng
Người sử dụng dịch vụ tại đại lý Internet có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Mục V Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT, cụ thể:
1. Người sử dụng dịch vụ Internet được lựa chọn đại lý Internet để sử dụng dịch vụ truy nhập Internet và các dịch vụ ứng dụng Internet trong viễn thông.
2. Người dưới 14 tuổi sử dụng dịch vụ tại đại lý Internet phải có người thành niên bảo lãnh và giám sát trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ tại đại lý.
3. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình đưa vào, lưu trữ, truyền đi trên Internet.
4. Không đưa vào Internet hoặc lợi dụng Internet để truyền bá các thông tin, hình ảnh đồi trụy, vi phạm thuần phong mỹ tục hoặc để chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, gây rối an ninh, trật tự an toàn xã hội.
5. Không sử dụng Internet để đe dọa, quấy rối, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác.
6. Không sử dụng các công cụ phần mềm để truy nhập, sử dụng dịch vụ Internet trái phép.
7. Không tạo ra và cố ý lan truyền, phát tán các chương trình vi rút trên Internet.
8. Không đánh cắp và sử dụng mật khẩu, khóa mật mã, thông tin riêng của tổ chức, cá nhân hoặc phổ biến cho người khác sử dụng.
9. Khi phát hiện các trang thông tin, dịch vụ trên Internet có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, gây mất an ninh trật tự xã hội phải nhanh chóng thông báo cho Sở Văn hóa Thông tin hoặc các cơ quan chức năng gần nhất để xử lý.
Ngoài ra, người sử dụng dịch vụ Internet công cộng phải thực hiện đầy đủ các nội dung sau:
a. Chấp hành nội quy của đại lý Internet công cộng.
b. Khi phát hiện có đối tượng vi phạm các quy định về sử dụng dịch vụ Internet cần kịp thời báo cho người hướng dẫn biết để xử lý.
c. Không được đưa lên các diễn đàn của trò chơi (Online Games) những thông tin vi phạm các nội dung sau:
- Kích động nhân dân chống lại Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân;
- Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác;
- Tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định;
- Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.
d. Không được sử dụng thẻ Internet lậu, dịch vụ điện thoại Internet trái pháp luật.
e. Khi nhận được thông tin gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm thuần phong mỹ tục thì không được in, sao, phát tán và phải báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để xử lý.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CUNG CẤP, SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET CÔNG CỘNG
Điều 8. Sở Bưu chính, Viễn thông
1. Tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động Internet trên địa bàn; là đầu mối phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan trên địa bàn tỉnh trong công tác quản lý Internet công cộng; tiếp nhận, xử lý thông tin báo cáo UBND tỉnh và thông báo các cơ quan liên quan về tình hình hoạt động Internet công cộng trên địa bàn tỉnh theo quy định.
2. Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch liên ngành để thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất và có biện pháp xử lý kịp thời các đối tượng vi phạm pháp luật trong hoạt động cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet công cộng.
3. Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Internet nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc khai thác thông tin lành mạnh, phòng tránh những thông tin độc hại trên mạng Internet.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet trong việc tổ chức tập huấn cho các đại lý Internet công cộng các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet.
Điều 9. Sở Văn hóa - Thông tin
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tuyên truyền rộng rãi trên báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng về khai thác, sử dụng dịch vụ Internet theo đúng các quy định của Nhà nước và hạn chế các sai phạm trong hoạt động của đại lý Internet công cộng.
2. Tham gia các đoàn liên ngành thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet công cộng theo quy định.
3. Phối hợp với các cơ quan chức năng, UBND các huyện, thành phố đề xuất với UBND tỉnh các biện pháp để xử lý, ngăn chặn thông tin có nội dung vi phạm pháp luật trong hoạt động của đại lý Internet.
4. Hướng dẫn các đơn vị cung cấp dịch vụ Internet, các đại lý Internet thực hiện quy chế về cung cấp, sử dụng thông tin trên Internet.
1. Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố tổ chức, triển khai công tác bảo đảm an toàn, an ninh và phòng chống tội phạm trong hoạt động Internet.
2. Phối hợp với Thanh tra Sở Bưu chính, Viễn thông, Sở Văn hoá - Thông tin tiến hành thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động Internet công cộng theo quy định của pháp luật.
3. Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động Internet thực hiện công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn các hoạt động lợi dụng dịch vụ Internet để xâm hại an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Điều 11. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thực hiện, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố trong việc cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ Internet công cộng theo quy định; phối hợp các ngành, địa phương có liên quan kiểm tra sau đăng ký kinh doanh đối với tổ chức, cá nhân hoạt động, kinh doanh Internet công cộng.
Điều 12. UBND các huyện, thành phố.
1. Tổ chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước về Internet tại địa phương theo thẩm quyền.
2. Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định về hoạt động kinh doanh Internet công cộng; cấp, thu hồi giấy đăng ký kinh doanh Internet công cộng theo quy định.
3. Chỉ đạo các cơ quan chức năng của UBND huyện, thành phố thực hiện công tác quản lý hoạt động Internet công cộng tại địa phương; tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất, có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
4. Hỗ trợ, phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động Internet công cộng tại địa phương.
5. Báo cáo định kỳ 06 tháng một lần và báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động Internet công cộng tại địa phương theo đề nghị của Sở Bưu chính, Viễn thông.
Điều 13. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
1. Việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm được thực hiện theo quy định tại Mục VI Thông tư liên tịch số 02/2005/TTLT-BCVT-VHTT-CA-KHĐT.
2. Đại lý Internet công cộng vi phạm các quy định về quản lý Internet, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo các hình thức sau:
a) Bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
b) Bị ngừng cung cấp dịch vụ Internet, bị chấm dứt hợp đồng đại lý, bị cắt số điện thoại hoặc đường truyền dẫn viễn thông dùng để truy nhập Internet.
c) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đại lý Internet.
d) Bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Người sử dụng dịch vụ Internet công cộng vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng Internet chịu xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 41 Nghị định số 55/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 14. Sở Bưu chính, Viễn thông, Sở Văn hoá - Thông tin, Công an tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các nội dung của Quy định này. Sở Bưu chính, Viễn thông chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh và chưa phù hợp, phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Bưu chính, Viễn thông) để kịp thời sửa đổi, bổ sung.