UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
07/2010/QĐ-UBND
|
Tuyên
Quang, ngày 18 tháng 3 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ HỖ TRỢ, KHUYẾN
KHÍCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG (QUỸ
KHUYẾN CÔNG)
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29/11/2005; Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu
tư;
Căn cứ Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích
phát triển công nghiệp nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 125/2009/TTLT/BTC-BCT ngày 17/6/2009 của Bộ Tài
chính - Bộ Công Thương hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp
kinh tế đối với Chương trình khuyến công;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 74/TTr-SCT ngày 02
tháng 11 năm 2009 về việc ban hành Quyết định thay thế Quyết định số
57/2005/QĐ-UBND ngày 08/7/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế
tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp
trên địa bàn tỉnh (Quỹ khuyến công),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ, khuyến
khích phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh (Quỹ khuyến
công).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết
định số 57/2005/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc
ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ hỗ trợ, khuyến khích phát triển
công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh (Quỹ khuyến công).
Điều 3.
Các ông (bà) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Đỗ Văn Chiến
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ HỖ TRỢ, KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP, THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG (QUỸ KHUYẾN CÔNG)
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2010/QĐ-UBND ngày 18/3/2010 của Uỷ
ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục
đích thành lập Quỹ khuyến công
Quỹ hỗ trợ, khuyến khích phát
triển công nghiệp, thủ công nghiệp (sau đây gọi tắt là Quỹ khuyến công) được
thành lập để tiếp nhận các nguồn hỗ trợ của ngân sách Nhà nước và các tổ chức,
cá nhân nhằm đầu tư cho phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Điều 2.
Nguồn hình thành Quỹ khuyến công
Quỹ khuyến công được hình thành
từ các nguồn sau đây:
- Nguồn ngân sách nhà nước;
- Nguồn hỗ trợ của các tổ
chức, cá nhân đầu tư cho phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác
theo quy định của pháp luật.
Điều 3.
Nguyên tắc quản lý và sử dụng Quỹ khuyến công
1. Quỹ khuyến công được quản lý
tại Sở Công Thương, tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước tỉnh Tuyên Quang; việc quản
lý, sử dụng Quỹ khuyến công tuân thủ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước,
chế độ tài chính hiện hành và quy định tại Quy chế này, đảm bảo đúng mục đích,
đúng đối tượng, đạt hiệu quả trong quá trình sử dụng.
2. Các tổ chức, cá nhân được hỗ
trợ từ Quỹ khuyến công phải sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ, chịu sự
kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền; quyết toán kinh phí
được hỗ trợ theo đúng quy định hiện hành.
3. Quỹ khuyến công được hạch
toán, kế toán, thu, chi Quỹ theo đúng chế độ tài chính hiện hành. Nghiêm cấm
đơn vị quản lý Quỹ sử dụng nguồn Quỹ để cho vay hoặc chi cho các nội dung trái
với quy định tại Quy chế này.
Điều 4. Về
chế độ công khai Quỹ
1. Quỹ khuyến công được thực hiện
công khai tài chính theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn công
khai tài chính của Bộ Tài chính về các quỹ có nguồn từ ngân sách Nhà nước và
các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân.
2. Hàng năm, Sở Công Thương có
trách nhiệm quyết toán thu, chi Quỹ với Sở Tài chính và tổng hợp báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh theo quy định.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Phạm
vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
Quỹ khuyến công là nguồn kinh
phí dùng để thực hiện Chương trình khuyến công của tỉnh theo quy định tại Thông
tư liên tịch số 125/2009/TTLT/BTC-BCT ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính-Bộ Công
Thương quy định việc quản lý sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với Chương
trình khuyến công và thực hiện chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công
nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Điều 6. Hồ
sơ đề nghị hỗ trợ từ Quỹ khuyến công
Hồ sơ được lập thành 05 bộ gửi
Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, bao gồm:
1. Thành phần hồ sơ chung
1.1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh
phí khuyến công của tổ chức, cá nhân thụ hưởng, trong đó có cam kết đầu tư đủ
kinh phí thực hiện đề án khuyến công (nếu tổng kinh phí thực hiện đề án lớn hơn
kinh phí hỗ trợ từ Quỹ khuyến công) và chưa được hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh
phí nào của Nhà nước để thực hiện đề án khuyến công.
1.2. Đề án khuyến công (có nội
dung phù hợp với Chương trình khuyến công của tỉnh).
2. Thành phần hồ sơ riêng
Đối với từng loại hình khuyến
công cụ thể, thành phần hồ sơ riêng thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm
theo Quy định này.
Điều 7.
Trình tự xét duyệt hồ sơ, lập, chấp hành dự toán và quyết toán kinh phí hỗ trợ
từ Quỹ khuyến công
Việc lập dự toán, cấp phát và
quyết toán kinh phí chi cho các nhiệm vụ khuyến công thực hiện theo quy định của
Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành của Nhà nước, một số nội dung
cụ thể như sau:
1. Lập dự
toán, xét duyệt hồ sơ
Trong thời gian 10 ngày kể từ
ngày kết thúc tiếp nhận hồ sơ (vào ngày cuối quý I, quý II, quý III hàng năm),
Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tổng hợp, lập dự toán
kinh phí hỗ trợ; báo cáo, trình Sở Công Thương.
Trong thời gian 10 ngày, kể từ
ngày nhận được báo cáo của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp,
Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính căn cứ
các quy định hiện hành của nhà nước và tình hình thực tế của tỉnh, lựa chọn các
đề án khuyến công phù hợp với nhiệm vụ khuyến công của địa phương, tổ chức thẩm
định; tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt hỗ trợ kinh phí cụ thể từng
đề án.
2. Thực hiện dự toán
2.1. Trong thời gian 05 ngày, kể
từ ngày Quyết định phê duyệt của Uỷ ban nhân dân tỉnh có hiệu lực, Sở Công
Thương thông báo bằng văn bản tới các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ kinh phí
khuyến công để tổ chức thực hiện đề án theo kế hoạch được phê duyệt.
2.2. Căn cứ Quyết định phê duyệt
của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi kinh phí khuyến công
theo định mức, chế độ tài chính hiện hành. Kinh phí thực hiện cho các nhiệm vụ
khuyến công theo Quy chế này được phản ảnh và quyết toán vào Chương 416, Loại
070 khoản 102 "Hoạt động khuyến công" và chi tiết theo Mục lục ngân
sách Nhà nước.
3. Quyết toán và cấp bổ sung
kinh phí
Các tổ chức, cá nhân sử dụng
kinh phí khuyến công cuối quý, năm phải quyết toán kinh phí đã sử dụng với Sở
Công Thương.
Hàng năm, Sở Công Thương quyết
toán Quỹ khuyến công, tổng hợp gửi Sở Tài chính và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Hàng năm, căn cứ vào tình hình sử
dụng Quỹ khuyến công và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ khuyến công, Sở Công Thương
lập kế hoạch gửi Sở Tài chính thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp bổ sung
kinh phí cho Quỹ khuyến công.
Điều 8. Xử lý
vi phạm
Mọi vi phạm làm thất thoát Quỹ
khuyến công và sử dụng Quỹ khuyến công sai mục đích, tuỳ theo tính chất, mức độ
vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của pháp luật.
Điều 9. Tổ
chức thực hiện
1. Sở Công Thương
chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, hàng năm xây dựng kế hoạch
và tổ chức thực hiện khuyến công trên địa bàn tỉnh; quản lý, giám sát, kiểm
tra, đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí khuyến công; tham mưu, đề xuất các cơ
chế, chính sách liên quan đến việc sử dụng Quỹ khuyến công đảm bảo có hiệu quả;
tổng hợp, báo cáo hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh theo yêu cầu của Bộ
Công Thương và Uỷ ban nhân dân tỉnh.
2. Ủy ban nhân
dân huyện, thị xã có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương xây dựng kế hoạch
và tổ chức thực hiện khuyến công trên địa bàn quản lý.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm
phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán, quản
lý, sử dụng Quỹ khuyến công theo quy định tại Quy chế này bảo đảm đúng mục
đích, đúng quy định, có hiệu quả.
4. Trung tâm
Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp và các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ
kinh phí từ Quỹ khuyến công có trách nhiệm tổ chức thực hiện đúng theo quy định
tại Quy chế này.
5. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vướng mắc, các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về
Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ
sung cho phù hợp./.
PHỤ LỤC
THÀNH PHẦN HỒ SƠ YÊU CẦU RIÊNG CỦA MỘT SỐ DẠNG ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số: 07/2010/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2010
của Uỷ ban nhân dân tỉnh)
1. Đề án đào tạo nghề, đào tạo
nâng cao tay nghề
- Bản sao đăng ký kinh doanh của
đơn vị thụ hưởng.
- Chương trình đào tạo.
- Hợp đồng đào tạo.
- Danh sách học viên học nghề,
nâng cao tay nghề.
2. Đề án truyền nghề
- Bản sao đăng ký kinh doanh của
đơn vị thụ hưởng.
- Kế hoạch truyền nghề.
- Danh sách trích ngang giảng
viên là thợ lành nghề, thợ giỏi, nghệ nhân (có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp
xã).
3. Đề án đào tạo tập huấn khởi sự
doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý; Tổ chức hội thảo, giới thiệu các kinh
nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ mới
- Bản sao đăng ký kinh doanh của
đơn vị thực hiện hoặc chức năng, nhiệm vụ của tổ chức dịch vụ khuyến công (trừ
Trung tâm khuyến công).
- Chương trình, tài liệu đào tạo,
tập huấn.
- Danh sách trích ngang giảng
viên tham gia đào tạo, tập huấn.
4. Đề án hỗ trợ thành lập doanh
nghiệp
- Văn bản đề nghị hỗ trợ có xác
nhận của chính quyền địa phương nơi doanh nghiệp được thành lập.
- Bản sao giấy đăng ký kinh
doanh.
5. Đề án xây dựng mô hình trình
diễn kỹ thuật; hỗ trợ ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại
- Dự án đầu tư hoặc báo cáo kinh
tế - kỹ thuật, kèm theo quyết định phê duyệt của chủ đầu tư;
- Bản sao đăng ký kinh doanh của
cơ sở công nghiệp nông thôn.
6. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ
và tiến bộ khoa học kỹ thuật
- Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
- Văn bản xác nhận đăng ký hợp đồng
chuyển giao công nghệ của Sở Khoa học Công nghệ.
- Bản sao đăng ký kinh doanh của
đơn vị thụ hưởng
7. Đề án hỗ trợ tổ chức hội chợ
triển lãm hàng công nghiệp nông thôn cấp tỉnh
- Bản sao đăng ký kinh doanh của
đơn vị thực hiện (đối với các tổ chức không phải là Trung tâm Khuyến công)
8. Đề án hỗ trợ tham gia hội chợ,
triển lãm trong nước. Hỗ trợ xây dựng và đăng ký thương hiệu
- Bản sao đăng ký kinh doanh của
đơn vị thụ hưởng
9. Đề án xây dựng các chương
trình truyền hình, truyền thanh, ấn phẩm khuyến công, trang web và các hình thức
thông tin đại chúng khác
- Nội dung kế hoạch tuyên truyền,
truyền thanh, ấn phẩm khuyến công và các hình thức thông tin đại chúng khác
10. Đề án hỗ trợ xây dựng cụm
liên kết doanh nghiệp. Thành lập điểm tư vấn khuyến công. Xây dựng mạng lưới cộng
tác viên khuyến công
- Văn bản chấp thuận của Uỷ ban
nhân dân tỉnh
11. Đề án hỗ trợ lập quy hoạch
chi tiết cụm công nghiệp
- Văn bản của cơ quan có thẩm
quyền liên quan tới việc thành lập cụm công nghiệp và giao cho đơn vị chủ đầu
tư lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp.
12. Đề án hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng cho cụm công nghiệp, thủ công nghiệp
Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
cụm công nghiệp, thủ công nghiệp của chủ đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt.
( Đối với các trường hợp chưa
có trong hướng dẫn tại Phụ lục này, khi có yêu cầu đề nghị hỗ trợ, Sở Công
Thương sẽ hướng dẫn cụ thể để thực hiện).