Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Quyết định 06/2006/QĐ-BTP ban hành Quy chế thẩm định điều ước quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 06/2006/QĐ-BTP
Ngày ban hành 24/07/2006
Ngày có hiệu lực 15/08/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Uông Chu Lưu
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 06/2006/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 24 tháng 07 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THẨM ĐỊNH ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế ngày 14 tháng 06 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Để thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1815/VP-QHQT ngày 05 tháng 04 năm 2006 giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, ban hành theo thẩm quyền Quy chế thẩm định điều ước quốc tế căn cứ theo các quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thẩm định điều ước quốc tế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG




Uông Chu Lưu

 

QUY CHẾ

THẨM ĐỊNH ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BTP ngày 24/07/2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với việc thẩm định các dự thảo điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước và Chính phủ theo quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.

Quy chế này cũng áp dụng đối với việc thẩm định các điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập.

Điều 2. Thẩm định điều ước quốc tế

Thẩm định dự thảo điều ước quốc tế hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam gia nhập (sau đây gọi chung là điều ước quốc tế) là hoạt động nghiên cứu, xem xét, đánh giá về nội dung và hình thức của điều ước quốc tế nhằm bảo đảm tính hợp hiến, mức độ tương thích của điều ước quốc tế với các quy định của pháp luật Việt Nam; xem xét, đánh giá về khả năng áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước quốc tế tại Việt Nam và kiến nghị các biện pháp sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế.

Điều 3. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp và cơ quan đề xuất đàm phán, ký hoặc gia nhập điều ước quốc tế trong việc thẩm định điều ước quốc tế

1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định điều ước quốc tế khi nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định của cơ quan đề xuất đàm phán, ký hoặc đề xuất gia nhập điều ước quốc tế theo quy định tại các điều từ Điều 17 đến Điều 21 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.

2. Cơ quan đề xuất đàm phán, ký hoặc gia nhập điều ước quốc tế trước khi đàm phán, ký hoặc gia nhập điều ước quốc tế phải lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp bằng văn bản. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong quá trình thẩm định, cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết hoặc tham gia các cuộc họp về thẩm định điều ước quốc tế do Bộ Tư pháp tổ chức và giải trình các vấn đề có liên quan đến điều ước quốc tế.

Điều 4. Phụ trách công tác thẩm định

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp phụ trách chung công tác thẩm định điều ước quốc tế, đảm bảo chất lượng và thời hạn thẩm định theo quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế.

2. Thứ trưởng Bộ Tư pháp phụ trách công tác pháp luật quốc tế giúp Bộ trưởng thực hiện công tác thẩm định trong các lĩnh vực theo sự phân công của Bộ trưởng. Đối với điều ước quốc tế có nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến đường lối, chính sách đối ngoại và các vấn đề quan trọng khác, thì Thứ trưởng phụ trách công tác pháp luật quốc tế báo cáo Bộ trưởng theo Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định số 220/2005/QĐ-BTP ngày 14 tháng 04 năm 2005 của Bộ Tư pháp (sau đây gọi là Quy chế làm việc của Bộ Tư pháp).

Điều 5. Chủ trì và phối hợp thẩm định

[...]