ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
|
Số:
05/2009/QĐ-UBND
|
Hà
Tĩnh, ngày 06 tháng 03 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI PHÁT TRIỂN XUẤT
KHẨU GIAI ĐOẠN 2009 - 2015 TỈNH HÀ TĨNH.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14/11/2005;
Căn cứ Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu
tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Quyết định số 156/2006/QĐ-TTg ngày
06/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển xuất khẩu
giai đoạn 2006 -2010; Văn bản số 481/TTg-KTTH ngày 31/3/2008 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI nhiệm kỳ 2005-2010; Nghị quyết
04/NQ/TU ngày 29/10/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo phát
triển xuất khẩu giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2020; Quyết định số
06/2008/QĐ-UBND ngày 23/01/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc phê
duyệt Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2020;
Các Quyết định của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến
khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh;
Xét đề nghị của Sở Kế hoạch Đầu tư tại Văn bản số 65/SKH-KTN ngày 10/2/2009,
sau khi thống nhất với các sở, ngành liên quan, kèm theo báo cáo thẩm định của
Sở Tư pháp tại Văn bản số 128/BC-STP ngày 26/02/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định cơ chế, chính
sách ưu đãi phát triển xuất khẩu giai đoạn 2009-2015 tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2.
Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa
phương liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện; tổng hợp đề xuất UBND tỉnh xử
lý các vướng mắc bổ sung, điều chỉnh quy định cho phù hợp với tình hình thực tế.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh, Giám đốc các sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.ỦY
BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Văn Chất
|
QUY ĐỊNH
VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN
2009-2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2009/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2009 của
Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương I.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Ủy ban nhân tỉnh khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà sản xuất hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và các doanh nghiệp làm chức
năng xuất, nhập khẩu trên địa bàn tỉnh được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật
Đầu tư, Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.
Ngoài các ưu đãi được hưởng theo
quy định hiện hành của Nhà nước, khi đầu tư tham gia các hoạt động xuất khẩu
còn được hưởng thêm một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh (tại Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND ngày 12/7/2007 của
UBND tỉnh), một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng và
các khu công nghiệp của tỉnh (tại Quyết định số 16/2007/QĐ-UBND ngày 27/4/2007
của UBND tỉnh), một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư tại Khu kinh tế cửa khẩu
Quốc tế Cầu Treo (tại Quyết định số 26/2008/QĐ-UBND ngày 28/8/2008 của UBND tỉnh)
và chính sách ưu đãi của tỉnh theo Quy định tại Chương III của Quy định này.
Điều 2.
Phạm vi điều chỉnh
Quy định về các khuyến khích, ưu
đãi đối với các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực:
1.Hoạt động xuất khẩu lao động
trực tiếp.
2. Hoạt động xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ cho xuất khẩu.
3.Hoạt động xuất khẩu hàng hóa
và dịch vụ.
Điều 3.
Đối tượng áp dụng
Công ty TNHH, Công ty Cổ phần,
Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã, Doanh
nghiệp Nhà nước, Công ty liên doanh với nước ngoài, Doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài, Các cơ sở kinh tế, các doanh nghiệp của các tổ chức chính trị - xã hội
nghề nghiệp có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và có đăng ký kinh doanh về
xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Chương II.
CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Điều 4.
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, khắc dấu,
mã số thuế, mã số xuất nhập khẩu và tiếp nhận hồ sơ đăng ký đầu tư; thủ tục về
đảm bảo đất đại cho sản xuất kinh doanh xuất khẩu được thực hiện theo Điều 4 và
Điều 5, Chương II, Quyết định số 30/2007/QĐ-UBND ngày 12/7/2007 của UBND tỉnh.
Chương
III.
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ƯU
ĐÃI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU CỦA TỈNH
Điều 5.
Chính sách chung
1.Về vị trí đất xây dựng: Ưu
tiên cho thuê đất theo quy mô và năng lực tài chính của doanh nghiệp.
2.Về hỗ trợ đầu tư xây dựng, cơ
sở hạ tầng ngoài hàng rào dự án; san lấp, bồi thường, GPMB, rà soát bom mìn
trong hàng rào dự án; thu tiền sử dụng đất, thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp;
hoạt động khoa học công nghệ; tín dụng ưu đãi… thực hiện theo Điều 1 Quy định
này.
3. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực:
Các doanh nghiệp, tổ chức đã có sản phẩm hàng hóa xuất khẩu có nhu cầu nâng cao
trình độ cho cán bộ quản lý, nâng cao tay nghề cho công nhân, kĩ thuật thì tỉnh
hỗ trợ một lần theo định mức đào tạo nghề thường xuyên, nhưng tối đa không quá
1.500.000 đồng/người/năm, kết thúc khóa học được cấp chứng chỉ.
4. Nguồn ngân sách hỗ trợ cho
lĩnh vực xuất khẩu.
Phân bổ ngân sách tối thiểu 7 tỷ
đồng/năm trong giai đoạn 2009-2015 và 12 tỷ đồng trong giai đoạn từ 2015-2020 để
hỗ trợ các hoạt động như sau:
- Mở rộng thị trường, xúc tiến
các hoạt động xuất khẩu; chi cho công tác dự báo thị trường, thị trường giá cả
cung ứng;
- Tham quan các mô hình sản xuất
hàng xuất khẩu, du nhập các ngành nghề mới chế biến hàng xuất khẩu;
- Hỗ trợ lãi xuất tiền vay khi
vay vốn tại các ngân hàng mua nguyên liệu phục vụ sản xuất, bảo quản nông lâm sản
sau thu hoạch phục vụ chế biến xuất khẩu và thu mua, xuất khẩu hàng nông, lâm,
thủy sản…;
- Trợ giá giống cây, giống con
phục vụ sản xuất hàng nông, lâm, thủy sản cho xuất khẩu;
- Lập quỹ khen thưởng khuyến
khích sản xuất hàng xuất khẩu và trực tiếp xuất khẩu.
5. Hàng năm tỉnh mở các lớp tập
huấn miễn phí về hàng rào kỹ thuật trong Thương mại hội nhập kinh tế quốc tế;
tư vấn xây dựng thương hiệu hàng hóa, tham gia giới thiệu hàng hóa, sản phẩm
trên hàng giao dịch Thương mại điện tử Hà Tĩnh (không thu phí trong thời gian sản
suất thử); tổ chức cho một sô doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động xuất khẩu đi
thâm quan, học tập kinh nghiệm tại một số thị trường xuất khẩu trong và ngoài
nước ( do Ban chỉ đạo Đề án phát triển xuất khẩu của tỉnh chủ trì và hỗ trợ
kinh phí). Tổ chức các lớp tập huấn miễn phí kĩ thuật gieo trồng, chăn nuôi bảo
quản sau thu hoạch cho người sản xuất. Các hộ sản xuất, chăn nuôi để tạo nguồn
nguyên liệu phục vụ cho chế biến hàng hóa xuất khẩu được vay vốn ưu đãi theo
quy định của Nhà nước.
Điều 6.
Hỗ trợ cho sản xuất hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu
1. Hỗ trợ vùng sản xuất hàng
nông sản xuất khẩu thuộc quy hoạch
- Hỗ trợ 100% tiền nilon che phủ.
- Hỗ trợ 50% tiền mua giống mới
đưa vào sản xuất đối với cây lạc, 70% đối với cây ớt.
2. Hỗ trợ vùng sản xuất cây lâm
nghiệp phục vụ xuất khẩu (hỗ trợ lần đầu).
Hỗ trợ vườn ươm cây giống theo
quy mô 50 vạn cây giống/vườn/năm, giá trị mỗi vườn 250 triệu đồng.
- Hỗ trợ giống cây keo lai đạt
tiêu chuẩn: 1,5 triệu đồng/ha;
- Được hỗ trợ 70% kinh phí để
hoàn tất thủ tục cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC).
3. Hỗ trợ hàng thủy sản xuất khẩu
Hỗ trợ một lần 50% giá trị con
giống đạt tiêu chuẩn/vụ nuôi cho các cơ sở ươm giống.
Điều 7.
Hỗ trợ hoạt động xuất khẩu lao động
- Hỗ trợ kinh phí cho các đại
phương để tổ chức điều tra tình hình cung cầu lao động hàng năm, bình quân mỗi
xã có đăng ký tổ chức điều tra 10 triệu đồng; Ban chỉ đạo tỉnh 50 triệu đồng;
- Hỗ trợ doanh nghiệp có giấy
phép XKLĐ trực tiếp tối đa 300 triệu đồng/doanh nghiệp/năm khi mở rộng thêm được
một thị trường mới, với số lao động thực thi tối thiểu là 100 người.
- Hỗ trợ lãi suất tiền vaycho
các đối tượng chính sách, đối tượng nghèo và đối tượng bị thu hồi đất sản xuất,
đối tượng khác có hoàn cảnh khó khăn vay vốn ngân hàng (ngoài số tiền được vay
ưu đãi theo chế độ quy định) hoặc các tổ chức tín dụng (hoạt động hợp pháp theo
quy định của pháp luật) đi xuất khẩu lao động nhưng tối đa không quá 3,0 triệu
đồng/người/năm và tối đa không quá 3 năm;
- Hỗ trợ đào tạo định hướng XKLĐ
cho người lao động: bình quân 300 ngàn đồng/người.
Điều 8.
Các hỗ trợ khác
1. Hỗ trợ trong tuyên truyền quảng
cáo:
- Miễn thu phí lần đầu khi quảng
cáo trên Đài Phát thanh - Truyền hình, trên Báo Hà Tĩnh và trên Báo Hà Tĩnh điện
tử.
- Được ưu tiên đặt logo quảng
cáo miễn phí; không hạn chế số lần, thời gian trên trang tin, cổng thông tin điện
tử, sàn giao dịch điện tử của tỉnh.
- Trang tin điện tử của doanh
nghiệp được liên kết miễn phí trên các thông tin điện tử của tỉnh, của các sở,
ngành, địa phương.
2. Hỗ trợ trong tiếp cận, ứng dụng
trong tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới:
- Được hỗ trợ và cung cấp thông
tin liên quan đến thiết bị, công nghệ đổi mới công nghệ để tạo ra các sản phẩm
xuất khẩu có giá trị; được mời tham gia miễn phí các Hội thảo khoa học; tham
gia các hội chợ công nghệ, thiết bị trong và ngoài nước; được tư vấn về các
công nghệ nhập và xuất khẩu đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước về các
công nghệ đó; hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện công tác đăng kí tiêu chuẩn chất lượng
sản phẩm xuất khẩu theo HACCP và ISO…
- Khi đầu tư xây dựng nhà máy sản
xuất hàng hóa, chế biến sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu theo hướng tập
trung hàng hóa phục vụ xuất khẩu sẽ được hỗ trợ tiền đào tạo chuyển giao
KH&CN, quảng bá và giới thiệu sản phẩm, mức hỗ trợ sẽ được tính cụ thể cho
từng laọi sản phẩm, nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/nhà máy và 50 triệu đồng/50ha
vùng nguyên liệu ( tùy theo quy mô nhà máy và giá trị nguyên liệu).
- Việc du nhập các công nghệ để
tạo ra sản phẩm xuất khẩu sẽ được hỗ trợ chi phí chuyển giao công nghệ, mức hỗ
trợ tối đa không quá 20 triệu đồng/sản phẩm.
- Hỗ trợ du nhập và chuyển giao
công nghệ cho các làng nghề để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu
với mức tối đa không quá 50 triệu đồng/1 loại sản phẩm.
Chương IV.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9.
Về chế độ khen thưởng, kỷ luật
Tổ chức, cá nhân có thành tích
trong việc thực hiên quy định của Quy định này được khen thưởng theo quy địhn của
nhà nước. Tổ chức cá nhân có hành vi sách nhiễu, gây phiền hà cho các nhà đầu
tư, các đơn vị tham gia hoạt động trực tiếp hoặc liên quan đến công tác xuất khẩu
theo các nôi dung nêu tại Quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ
bị xử lý kỹ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; phải chịu trách
nhiệm bồi thường phần thiệt hại đã gây ra (nếu có)
Điều 10.
Về tổ chức thực hiện
Sở Công thương chủ trì, phối hợp
với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh - Xã hội, Sở
Tài nguyên và Môi trường, các sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan và Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố, thị xã hướng dẫn, phổ biến và kiểm tra, đôn đốc
thực hiện Quy định này; tổng hợp ý kiến của các ngành, địa phương, doanh nghiệp,
kịp thời trình UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi Quy định phù hợp với thực tiễn với
các quy định mới của Chính phủ; định kỳ 6 tháng sơ kết đánh giá tình hình, kết
quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.