VỀ VIỆC GIAO NHIỆM VỤ CHO CÁC NGÀNH CẤP TỈNH
VÀ UBND CÁC HUYỆN, THỊ THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUỐC PHÒNG THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ
119/2004/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định
119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương; Quyết định số
26/2005/QĐ-BQP ngày 21/02/2005 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc giao nhiệm vụ
cho các cơ quan, đơn vị Quân đội thực hiện công tác quốc phòng ở các bộ, cơ
quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương;
Theo văn bản đề nghị số
62/TT-QSLA ngày 23/01/2005 của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Giao nhiệm vụ cho các ngành cấp tỉnh và UBND
các huyện, thị xã thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng ở địa phương như sau:
I- Đối với
các Sở, Ban ngành, Đoàn thể tỉnh:
Quán triệt sâu rộng nội dung
Nghị định số 119/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở
các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương cho cán bộ,
công nhân viên chức thuộc quyền, lập kế hoạch tổ chức phối hợp cơ quan hữu quan
thực hiện.
Kết hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
xây dựng lực lượng tự vệ cơ quan vững mạnh, đối phó có hiệu quả với chiến lược
“Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Xây dựng cơ sở vững mạnh toàn
diện, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện vững chắc.
Phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
tham mưu UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết về việc thực hiện công tác
quốc phòng theo Nghị định 119/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ.
Nắm và quản lý chắc nguồn nhân
lực, tài lực sẵn sàng làm tốt kế hoạch động viên phục vụ nhu cầu quốc phòng
theo yêu cầu của Quân đội.
II- Nhiệm vụ
của một số đơn vị cụ thể:
1-Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
Là cơ quan chuyên ngành, có nhiệm
vụ chủ trì phối hợp với các Sở, Ban, ngành, tham mưu UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo,
lập kế hoạch thực hiện công tác quốc phòng địa phương hàng năm.
Chỉ đạo thực hiện công tác quản
lý Nhà nước về quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại
Nghị định số 30/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ.
Xây dựng các kế hoạch A, A2, A3
, A4 và các kế hoạch đảm bảo cho tác chiến theo nhiệm vụ, đồng thời tổ chức kiểm
tra việc thực hiện công tác quốc phòng ở các địa phương đơn vị.
Phối hợp các Sở, Ban ngành liên
quan nghiên cứu soạn thảo trình UBND tỉnh ban hành các văn bản về chỉ đạo, hướng
dẫn, tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, quân sự địa phương thống nhất theo
sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng.
Tham mưu UBND tỉnh tổ chức phổ
biến các chủ trương của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực quốc phòng, lập kế hoạch tổ
chức các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh, tập huấn cho sĩ quan biệt
phái, cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm công tác quốc phòng ở Sở, Ban ngành, địa
phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tỉnh.
Phối hợp Sở Tài chính lập dự
toán ngân sách quân sự địa phương, hướng dẫn và đảm bảo kinh phí quốc phòng địa
phương, theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các chế độ chính sách đối với
lực lượng Dân quân tự vệ, Dự bị động viên, sĩ quan biệt phái, cán bộ chuyên
trách, kiêm nhiệm công tác quốc phòng.
Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các
địa phương về công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ, xây dựng quản lý, huy
động lực lượng dự bị động viên và động viên công nghiệp, huy động tiềm lực khoa
học và công nghệ phục vụ quốc phòng.
Phối hợp cơ quan chức năng giúp
UBND tỉnh chủ trì thẩm định các dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm
vụ quốc phòng ở địa phương theo Nghị định 119/2004/NĐ-CP của Chính phủ.
Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, hướng
dẫn về tổ chức xây dựng, huấn luyện hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ, tổ
chức kiểm tra sơ kết, tổng kết về thực hiện công tác Dân quân tự vệ của các địa
phương theo quy định của Pháp lệnh Dân quân tự vệ, Nghị định 184/2004/NĐ-CP của
Chính phủ và sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân khu.
Lãnh đạo, chỉ đạo Đảng ủy, Ban
Chỉ huy Quân sự huyện-thị, tham mưu cho cấp ủy-UBND cùng cấp có chủ trương,
chính sách và kế hoạch toàn diện về nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng
Dân quân tự vệ, chú trọng nâng cao chất lượng về chính trị.
Tăng cường củng cố, nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ Dân quân tự vệ các cấp, chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng quy
hoạch, kế hoạch đào tạo cán bộ xã, phường đội, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ
chức.
Chỉ đạo, chỉ huy lực lượng Dân
quân tự vệ trong huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu tham gia giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thực hiện công tác dân vận và các hoạt
động phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, địch họa.
Nghiên cứu, tổng hợp biên soạn
lịch sử truyền thống lực lượng Dân quân tự vệ của tỉnh qua các thời kỳ, bổ
sung, chỉnh lý tài liệu huấn luyện cho phù hợp tình hình địa phương.
Chỉ đạo các đơn vị Bộ đội địa
phương thuộc quyền tham gia giúp đỡ địa phương, xây dựng, huấn luyện, hoạt động
của lực lượng Dân quân tự vệ tại địa bàn đóng quân.
Phối hợp Sở Văn hóa Thông tin,
Đài Phát thanh - Truyền hình, Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh tuyên truyền phản
ảnh kịp thời các hoạt động, những kinh nghiệm thực tiễn (kịp thời biểu dương,
khen thưởng), những điển hình tiên tiến, tiêu biểu của lực lượng vũ trang địa
phương, lực lượng Dân quân tự vệ, Dự bị động viên về tổ chức thực hiện công tác
quốc phòng địa phương.
Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm
thực hiện công tác quốc phòng, quân sự địa phương, công tác Dân quân tự vệ hàng
năm.
2-Sở Nội vụ:
Kết hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
thống nhất về tổ chức biên chế tuyển chọn, bố trí cán bộ Ban chỉ huy quân sự
xã, phường, thị trấn và đội ngũ cán bộ Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức,
cán bộ khóm ấp, đội trưởng.
Phối hợp các Sở, Ban ngành liên
quan hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ, Dự bị
động viên, sĩ quan biệt phái, cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm theo pháp luật hiện
hành.
3-Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Kết hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
lập qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ quốc phòng
ở các Sở, Ban ngành các địa phương, nắm chắc và xây dựng kế hoạch sẵn sàng động
viên công nghiệp phục vụ cho nhu cầu quốc phòng trình UBND tỉnh phê duyệt.
4-Sở Tài chính:
Kết hợp Sở Nội vụ, Bộ Chỉ huy
Quân sự tỉnh lập hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách hậu phương quân đội và
các chính sách khác liên quan đến công tác quốc phòng và lập dự toán ngân sách
quân sự địa phương đảm bảo cho hoạt động quân sự quốc phòng địa phương theo Luật
Ngân sách Nhà nước.
5-Sở Giáo dục và Đào tạo:
Kết hợp Bộ chỉ huy quân sự tỉnh
tham mưu cho Hội đồng Giáo dục Quốc phòng tỉnh chỉ đạo công tác giáo dục quốc
phòng cho học sinh Trung học phổ thông và sinh viên các Trường Cao đẳng, Trường
Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; tổ chức sơ kết tổng kết công tác giáo dục quốc
phòng và kiểm tra đôn đốc việc tổ chức thực hiện của hệ thống các trường trong
tỉnh.
Phối hợp Trường quân sự tỉnh tổ
chức tập huấn giáo viên giảng dạy môn giáo dục quốc phòng cho các trường Trung
học phổ thông về công tác quốc phòng và làm tốt công tác tuyển sinh quân sự
hàng năm.
6-Sở Y tế:
Kết hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
xây dựng lực lượng tự vệ chuyên ngành và tổ chức khám sức khỏe cho thanh niên sẵn
sàng nhập ngũ, sẵn sàng thực hiện lệnh động viên theo quy định của pháp luật.
Tổ chức khám, giám định sức khỏe
cho cán bộ làm công tác quân sự - quốc phòng.
Chủ động phối hợp với ngành
quân sự trong điều trị bệnh cho cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang và thân nhân
sĩ quan quân đội.
7-Sở Văn hóa Thông tin:
Kết hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
đề xuất việc đổi mới nội dung hình thức, phương pháp giáo dục chính trị tư tưởng
cho lực lượng vũ trang tỉnh, chú trọng lực lượng Dân quân tự vệ , Dự bị động
viên và quần chúng nhân dân, từng bước nâng dần ý thức quốc phòng, tích cực thực
hiện công tác quốc phòng quân sự địa phương.
Tuyên truyền phản ảnh kịp thời
các hoạt động, những kinh nghiệm thực tiễn, những điển hình tiên tiến, tiêu biểu
của lực lượng vũ trang địa phương, lực lượng Dân quân tự vệ, Dự bị động viên về
thực hiện công tác quốc phòng quân sự địa phương.
8-Công an tỉnh:
Kết hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
quản lý nắm chắc nguồn sẵn sàng nhập ngũ, xây dựng kế hoạch phối hợp hoạt động
tác chiến trị an theo Quyết định số 107/CP của Chính phủ, nắm chắc tình hình mọi
mặt trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp với cơ quan quân sự,
Biên phòng tổ chức tuần tra bảo vệ các địa bàn biên giới, ven biển, trọng điểm
nội địa, kiểm tra công tác trực sẵn sàng chiến đấu ở các cơ quan, đơn vị, kịp
thời thông báo tình hình trên địa bàn tỉnh cho cơ quan quân sự thường xuyên.
9-Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh:
Kết hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
nắm chắc tình hình biên giới, cùng lực lượng vũ trang địa phương tuần tra, kiểm
tra giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội trên
tuyến biên giới.
Cùng lực lượng vũ trang địa
phương thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự quốc phòng và xây dựng cơ sở vững mạnh
toàn diện.
Chủ động phối hợp với các ngành
chức năng làm tốt công tác đối ngoại với chính quyền Campuchia.
10-Trường Chính trị tỉnh:
Kết hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh,
tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị, công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng
cho cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm công tác quốc phòng địa phương, cán bộ chủ
chốt huyện - thị, cơ sở; cán bộ công chức cấp huyện, cấp tỉnh.
Phối hợp Trường quân sự tỉnh
đào tạo trung cấp lý luận cho các lớp Chỉ huy trưởng Quân sự xã, phường, thị trấn
theo kế hoạch.
Phối hợp Phòng chính trị-Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh xây dựng đề cương tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng cho
cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang địa phương.
III- UBND
các huyện, thị xã:
Tổ chức tuyên truyền giáo dục
quốc phòng toàn dân và thực hiện xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế
trận chiến tranh nhân dân, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ theo quy định.
Tập trung phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội gắn với quốc phòng - an ninh; kết hợp chặt chẽ quốc phòng an
ninh với kinh tế, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh toàn diện làm nòng cốt để
xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, quản lý, bảo vệ các công trình quốc phòng
và các khu vực quân sự ở địa phương.
Tham gia xây dựng lực lượng vũ
trang địa phương không ngừng lớn mạnh từng bước đáp ứng tốt hơn nhiệm vụ sẵn
sàng chiến đấu, tích cực xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận
an ninh nhân dân trong khu vực phòng thủ.
Chỉ đạo, tổ chức, xây dựng, huấn
luyện và đảm bảo cho hoạt động tác chiến của BCHQS huyện-thị xã, lực lượng Dân
quân tự vệ, lực lượng Dự bị động viên, thực hiện công tác tuyển quân và động
viên theo quy định của pháp luật.
Chỉ đạo cơ quan quân sự huyện-
thị xã, lực lượng Dân quân tự vệ, Dự bị động viên kết hợp với Bộ đội Biên
phòng, Công an và các lực lượng khác giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội. Làm tốt công tác vận động quần chúng và tổ chức huy động các lực
lượng thực hiện công tác phòng thủ dân sự ở địa phương.
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng kế
hoạch, bảo đảm hậu cần tại chổ, bảo đảm ngân sách chi cho công tác quốc phòng địa
phương, thực hiện mọi chủ trương chính sách về củng cố quốc phòng, xây dựng Dân
quân tự vệ, Dự bị động viên theo quy định của pháp luật. Thực hiện chính sách hậu
phương quân đội, động viên sức người, sức của ở địa phương cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện công tác thanh tra,
kiểm tra, sơ kết, tổng kết về công tác quốc phòng địa phương hàng năm và từng
thời kỳ theo Nghị định số 119/NĐ-CP của Chính phủ.
Điều 2. Thủ trưởng các ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Quyết định nầy.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở,
Ban ngành, Đoàn thể tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thi hành Quyết định
này kể từ ngày ký./.