QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐƯA NGƯỜI LANG
THANG VÀO CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số
02 /2015/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Chương
I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định về
đối tượng, trình tự thủ tục hồ sơ, thẩm quyền, biện pháp xử lý đưa người lang
thang trên địa bàn thành phố vào chăm sóc nuôi dưỡng tạm thời tại các cơ sở bảo
trợ xã hội công lập do nhà nước quản lý (sau đây viết tắt là cơ sở BTXH)
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Người lang thang trên
địa bàn thành phố (sau đây viết tắt là đối tượng) quy định tại Điều 1 bao gồm:
1. Người lang thang
xin ăn, người kết hợp công việc khác với việc xin ăn có hoàn cảnh khó khăn;
2. Người tâm thần lang
thang trên đường phố;
3. Người dẫn dắt trẻ
em hoặc mang theo trẻ em, người khuyết tật để bán hàng rong đeo bám chèo kéo
khách có hoàn cảnh khó khăn;
4. Các đối tượng xã hội
khác sống lang thang trên đường phố.
Điều
3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này,
các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.Người lang thang xin
ăn, người kết hợp công việc khác với việc xin ăn có hoàn cảnh khó khăn: Là những
người trực tiếp xin ăn, người vừa làm một công việc khác kết hợp với việc xin
ăn (như bán hàng rong, bán sách báo, vé số dạo…) hoặc người xin ăn giả danh dưới
một việc làm nào đó (như giả danh người bị đau ốm đang nằm viện, bị mất cắp…)
2.Người tâm thần lang
thang trên đường phố: Là những người có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần đi lang
thang trên đường phố có hành vi gây mất trật tự xã hội, gây nguy hiểm cho người
khác hoặc có các hành vi thiếu văn hoá làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
3. Người dẫn dắt trẻ
em, người khuyết tật hoặc mang theo trẻ em, người khuyết tật để bán hàng rong
đeo bám chèo kéo khách có hoàn cảnh khó khăn: Là những người đi theo để hỗ trợ
hoặc trực tiếp dẫn dắt mang theo trẻ em, người khuyết tật để bán hàng rong, bán
sách báo, vé số dạo…
4. Các đối tượng xã hội
khác sống lang thang trên đường phố: Là những người già yếu, trẻ em, người khuyết
tật nặng, người ốm yếu không còn khả năng lao động sống lang thang trên đường
phố, không xác định được nơi cư trú, tối ngủ ở những nơi công cộng như vỉa hè,
chợ, bến xe, nhà ga, gầm cầu, công viên…
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng
1. Việc đưa
người lang thang trên địa bàn thành phố vào cơ sở BTXH chăm sóc nuôi dưỡng tạm
thời phải đúng qui trình, thủ tục; đồng thời nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị của
thành phố.
2. Người được
đưa vào cơ sở BTXH chăm sóc nuôi dưỡng tạm thời không bị coi là bị xử lý hành
chính.
Chương II
NHỮNG
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở BTXH
1. Biên bản đưa đối tượng
vào cơ sở BTXH
2. Biên bản ghi lời
khai (nếu có)
3. Biên bản bàn giao đối
tượng
4. Sơ yếu lý lịch của
đối tượng (ảnh 4 x 6);
5. Quyết định tiếp nhận
đối tượng
Điều
6. Thẩm quyền đưa đối tượng vào hoặc ra cơ sở BTXH
Thực hiện theo Điều
24, Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định
điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở BTXH
Điều
7. Trình tự, thủ tục
1. Đối với đối tượng
quy định tại Khoản 1,3,4 Điều 2 Quy định này
a) Khi phát hiện
đối tượng, Công an xã, phường, quận, huyện hoặc Phòng Cảnh sát trật tự Công an
thành phố lập biên bản ban đầu để đưa đối tượng vào cơ sở BTXH (thuộc Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội); phối hợp với Tổ thường trực xử lý thông tin về người
lang thang (sau đây viết tắt là Tổ xử lý thông tin) đưa đối tượng đến Trung tâm
Bảo trợ xã hội thành phố để lập biên bản bàn giao cho Trung tâm quản lý.
b) Trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày đưa đối tượng vào Trung tâm, Phòng Cảnh sát trật tự Công an
thành phố cùng với Tổ xử lý thông tin đến Trung tâm Bảo trợ xã hội ghi lời
khai, lý lịch và tiến hành phân loại đối tượng đồng thời, đề xuất cơ quan có thẩm
quyền ra quyết định tiếp nhận đối tượng vào Trung tâm Bảo trợ xã hội để chăm
sóc, nuôi dưỡng tạm thời.
2. Đối với đối tượng
quy định tại khoản 2, Điều 2 Quy định này
a) Khi phát hiện đối
tượng, Công an xã, phường, quận, huyện hoắc Phòng Cảnh sát trật tự Công an
thành phố lập biên bản ban đầu, phối hợp với Tổ xử lý thông tin đưa đối tượng đến
Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng để lập biên bản bàn giao cho Bệnh viện tiếp nhận quản
lý và điều trị. Trường hợp đối tượng đang lên cơn kích động thì đề nghị cán bộ
Y tế xã, phường hoặc Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng phối hợp đưa đối tượng về Bệnh
viện Tâm thần.
b) Trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày đưa đối tượng vào Bệnh viện, Phòng Cảnh sát trật tự Công an
thành phố cùng Tổ xử lý thông tin đến Bệnh viện ghi lời khai, tiến hành phân loại
đối tượng và lấy ý kiến xác nhận của Bệnh viện; đồng thời đề xuất cơ quan có thẩm
quyền ra quyết định tiếp nhận đối tượng vào Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần
thành phố để chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời.
Điều
8. Nhiệm vụ của cơ sở BTXH
1.Tổ chức tiếp nhận quản
lý, nuôi dưỡng đối tượng, cấp phát đồ dùng cá nhân cho đối tượng, khám và lập hồ
sơ sức khoẻ, tiến hành điều trị các bệnh xã hội (nếu có). Chế độ nuôi dưỡng,
trang cấp đồ dùng cá nhân, chăm sóc y tế được thực hiện như chế độ đối với các
đối tượng xã hội đang nuôi dưỡng tập trung tại Trung tâm.
2. Trong thời hạn 30
ngày kể từ ngày đối tượng được đưa vào Trung tâm, Trung tâm tiến hành xác minh
nơi cư trú, tìm thân nhân và thông báo để thân nhân gia đình đến bảo lãnh hoặc
quyết định đưa đối tượng về địa phương nơi cư trú để bàn giao. Trường hợp đối
tượng là trẻ em, người già yếu, tàn tật, ốm đau, sống lang thang không xác định
dược thân nhân và nơi cư trú thì Giám đốc Trung tâm lập danh sách đề nghị Giám
đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định đưa vào cơ sở BTXH để nuôi
dưỡng tập trung;
3. Tổ chức các hoạt động
chăm sóc sức khoẻ, lao động sản xuất, tổ chức dạy văn hoá, dạy nghề,giáo dục hướng
nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân
cách;
4. Phối hợp với chính
quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự nguyện xin ra khỏi cơ sở
BTXH trở về gia đình tái hoà nhập cộng đồng; hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng
ổn định cuộc sống.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều
9. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
1. Phối hợp với Công
an thành phố hướng dẫn biểu mẫu, thủ tục hồ sơ đưa đối tượng xã hội lang thang
vào cơ sở BTXH chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời;
2. Phối hợp với Sở
Giáo dục và Đào tạo trong việc chỉ đạo tổ chức dạy văn hoá, dạy nghề cho các đối
tượng nuôi dưỡng tập trung tại cơ sở;
3. Chỉ đạo Tổ thường
trực xử lý thông tin người lang thang phối hợp với Phòng Cảnh sát trật tự Công
an thành phố và các quận, huyện, xã, phường thường xuyên kiểm tra, phát hiện
đưa các đối tượng vào cơ sở BTXH;
4.Chỉ đạo các cơ sở
BTXH chuẩn bị đầy đủ điều kiện cơ sở vật chất để tiếp nhận nuôi dưỡng, chăm sóc
tạm thời đối tượng; đồng thời, tiến hành xác minh dưa đối tượng về hoà nhập cộng
đồng đúng quy định
Điều
10. Công an thành phố
1. Chỉ đạo Phòng Cảnh
sát trật tự và Công an các quận, huyện, xã, phường có trách nhiệm lập biên bản
đưa đối tượng tại Điều 2 Quy định này và phối hợp với Tổ xử lý thông tin chuyển
giao đối tượng vào cơ sở BTXH
2. Chỉ đạo hệ thống
ngành dọc tổ chức điều tra và phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý kịp thời
đối với người dẫn dắt trẻ em, xúi giục người khác hoặc mang theo trẻ em, người
khuyết tật để bán hàng rong đeo bám chèo kéo khách hoặc kết hợp với xin ăn có
hoàn cảnh khó khăn.
Điều
11. Sở Y tế
1. Chỉ đạo Bệnh viện
Tâm thần, các Trung tâm y tế có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị, địa phương
có liên quan để điều trị, chăm sóc người tâm thần và người lang thang xin ăn và
các đối tượng xã hội khác được tập trung vào các cơ sở BTXH;
2. Hướng dẫn nghiệp vụ
chăm sóc sức khoẻ, điều trị phục hồi chức năng cho người tâm thần tại Trung tâm
điều dưỡng người tâm thần và cộng đồng.
Điều
12. UBND các quận, huyện.
1. Tổ chức tuyên truyền
phổ biến giáo dục nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân về thực hiện chủ trương
ngăn chặn, xử lý tình trạng xin ăn biến tướng, lang thang đánh giày, bán hàng
rong đeo bám, chèo kéo khách;
2. Chỉ đạo các đơn vị
có liên quan và UBND các xã, phường kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các đối
tượng lang thang xin ăn, đối tượng xã hội khác sống lang thang trên địa bàn,
đơn vị mình quản lý;
3. Chỉ đạo các phòng,
ban phối hợp với các hội đoàn thể và UBND các xã, phường rà soát, thống kê số đối
tượng xã hội trên địa bàn đi lang thang, bán hàng rong để động viên họ chuyển đổi
việc làm khác; đồng thời, lồng ghép vào các chương trình, dự án để hỗ trợ cho
các đối tượng tạo việc làm ổn định cuộc sống.
Điều
13. Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc, các sở, ngành, các địa phương, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Lao động
– Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh,
sửa đổi và bổ sung cho phù hợp./.