UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
|
Số:
01/2010/QĐ-UBND
|
Yên
Bái, ngày 05 tháng 01 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH HOẠT ĐỘNG KARAOKE, VŨ TRƯỜNG TỈNH
YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 14 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Chỉ thị số 17/2005/CT-TTg ngày 25/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc
chấn chỉnh các hoạt động tiêu cực trong quán Bar, nhà hàng Karaoke, vũ trường;
Căn cứ Nghị định số 11/2006/NĐ-CP ngày 18/01/2006 của Chính phủ về việc ban
hành quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng;
Căn cứ Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 của Chính phủ ban hành quy chế
hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng;
Căn cứ Thông tư số 54/2006/TT- BVHTT ngày 24/5/2006 của Bộ Văn hoá-Thông tin về
việc hướng dẫn quy hoạch nhà hàng Karaoke, vũ trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số
733/TTr- VHTTDL ngày 30 tháng 11 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.
Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án quy hoạch hoạt động Karaoke, vũ trường
tỉnh Yên Bái đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
Điều 2. Sở
Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực thực hiện Đề án, có trách nhiệm
phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan của tỉnh và Uỷ ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo nội dung
đã được phê duyệt.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể
của tỉnh; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức,
cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định có hiệu lực thi hành
sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ;
- TT HĐND tỉnh ;
- TT UBND tỉnh;
- Như điều 3 QĐ;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu VT, VX.
|
T.M
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Thị Thanh Trà
|
ĐỀ ÁN
QUY HOẠCH HOẠT ĐỘNG KARAOKE, VŨ TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM
2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 01 /2010/QĐ-UBND ngày 05/ 01/2010)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển của cả nước,
Yên Bái hiện nay đang bước vào công cuộc đổi mới với những chính sách hội nhập
và mở cửa nhằm thu hút đầu tư để phát triển. Kinh tế đã có bước tăng trưởng khá
và đạt được những thành quả đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân từng bước được cải thiện, các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá (trong đó
có hoạt động Karaoke, vũ trường) đang có xu hướng phát triển nhanh, phong phú
và đa dạng góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh. Tuy nhiên, có một thực
trạng là hiện nay một số cơ sở kinh doanh đã lợi dụng loại hình hoạt động
Karaoke, vũ trường để tìm cách kinh doanh biến tướng, trá hình gây hậu quả xấu
làm xói mòn đạo đức, ảnh hưởng đến truyền thống văn hoá, thuần phong mỹ tục của
dân tộc, gây mất an ninh trật tự và an toàn xã hội.
Từ yêu cầu phát triển dịch vụ
Karaoke, vũ trường theo một định hướng, phù hợp với điều kiện thực tế ở địa
phương tất yếu phải có quy hoạch tổng thể để góp phần đảm bảo môi trường văn
hoá lành mạnh, từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân theo đúng
tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 Khoá VIII và kết luận Hội nghị Trung ương 10
Khoá IX của Đảng về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm
đà bản sắc dân tộc”.
Phần thứ I
TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU XÂY DỰNG QUY HOẠCH.
1. Khái quát về
sự ra đời, phát triển và quá trình du nhập của Karaoke, vũ trường vào Việt Nam
Karaoke là một loại hình hát
theo ca từ trên nền âm nhạc, được xuất hiện đầu tiên tại Nhật Bản. Đầu những
năm 80, Karaoke đã được du nhập vào Việt Nam. Ban đầu, loại hình sinh hoạt này
chỉ mang tính cá nhân hoặc gia đình, nhưng sau đó do chính sự hấp dẫn cùng với
sự phát triển của nền kinh tế thị trường, loại hình sinh hoạt này đã trở thành
một hình thức kinh doanh có lợi nhuận cao và phát triển mạnh trên phạm vi cả
nước.
Vũ trường cũng là một loại hình
sinh hoạt văn hoá từ nước ngoài du nhập vào nước ta. Về bản chất vũ trường là
nơi diễn ra các hoạt động khiêu vũ, nhảy múa lành mạnh. Tuy nhiên cùng với quá
trình mở cửa, hội nhập, những vấn đề tiêu cực trong hoạt động vũ trường có điều
kiện phát triển. Những hoạt động như: nhảy múa khiêu dâm, khoả thân, sử dụng
thuốc lắc, ma tuý, mại dâm, tổ chức hoạt động quá giờ quy định có nguy cơ ngày
một gia tăng.
2. Vai trò, vị
trí, chức năng của hoạt động Karaoke, vũ trường trong đời sống xã hội hiện nay
và trong tương lai
Về bản chất, hoạt động Karaoke,
vũ trường là một loại hình sinh hoạt văn hoá giải trí lành mạnh và mang nhiều
yếu tố tích cực. Cùng với các hoạt động văn hoá, văn nghệ vui chơi giải trí
khác, hoạt động Karaoke, vũ trường đã giúp cho đời sống tinh thần của con người
ngày càng thêm phong phú, làm giảm bớt những mệt nhọc, căng thẳng sau những
ngày học tập, lao động, công tác vất vả. Chính vì những yếu tố tích cực đó nên
hoạt động Karaoke, vũ trường tuy mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng đã thu hút được nhiều đối tượng tham gia, đặc biệt là giới trẻ. Karaoke, vũ
trường là loại hình kinh doanh giải trí đem lại lợi nhuận cao do đó thu hút
được nhiều nhà đầu tư kinh doanh vào lĩnh vực này. Với tư cách là một loại hình
sinh hoạt văn hoá phục vụ xã hội, hoạt động Karaoke, vũ trường trong thời gian
qua đã có những đóng góp không nhỏ trong việc phát triển phong trào văn hoá văn
nghệ quần chúng, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá tinh thần của nhân dân và góp
phần phát triển thương mại- du lịch. Trong tương lai, với sự phát triển của các
ngành vui chơi giải trí và xu thế hội nhập, mở cửa, nếu được quản lý tốt, hoạt
động Karaoke, vũ trường sẽ vẫn là một loại hình sinh hoạt văn hoá được đông đảo
quần chúng nhân dân lựa chọn và tiếp tục có vai trò trong đời sống kinh tế, văn
hoá, xã hội.
3. Tính cấp thiết
của việc xây dựng quy hoạch hoạt động Karaoke, vũ trường
Như đã nói ở trên, hoạt động
Karaoke, vũ trường ngoài những mặt tích cực thì trong thời gian qua hoạt động
này đã có những dấu hiệu biến tướng, trá hình gây ra những hậu quả xấu với xã
hội, làm xói mòn đạo đức, ảnh hưởng đến truyền thống văn hoá, thuần phong mỹ tục
của dân tộc, gây mất an ninh trật tự an toàn xã hội. Chính vì vậy, để có một
định hướng cụ thể, một lộ trình thực hiện thích hợp trong phát triển và quản lý
các hoạt động Karaoke, vũ trường tất yếu phải có quy hoạch tổng thể để góp phần
đảm bảo môi trường văn hoá lành mạnh, từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hoá
của nhân dân theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 Khoá VIII và kết luận
Hội nghị Trung ương 10 Khoá IX của Đảng về “Xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.
4. Những căn cứ
pháp lý để xây dựng quy hoạch
- Căn cứ Nghị định số 11/2006/
NĐ- CP ngày 18/1/2006 của Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động văn hoá
và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng.
- Căn cứ Nghị định số
103/2009/NĐ - CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động văn
hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng
- Căn cứ Nghị định số
56/2006/NĐ- CP ngày 6/6/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động văn hoá thông tin.
- Căn cứ Chỉ thị số 17/2005/CT-
TTg ngày 25/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh các hoạt động
tiêu cực trong quán Bar, nhà hàng Karaoke, vũ trường.
- Căn cứ Thông tư số 54/2006/
TT- BVHTT ngày 24/5/2006 của Bộ Văn hoá - Thông tin về việc hướng dẫn quy hoạch
nhà hàng Karaoke, vũ trường.
- Căn cứ Thông tư số 05/2003/TT
- BKH ngày 22/7/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung, trình tự
thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ.
- Căn cứ Nghị quyết số 90/CP
ngày 21/8/1997 về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các hoạt động giáo dục,
y tế, văn hoá; Nghị quyết số 05/2005/NQ - CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh xã hội
hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao.
- Căn cứ Quyết định số
116/2006/QĐ - TTg ngày 26/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2020.
Phần thứ
II
NỘI DUNG CỦA QUY HOẠCH
1. Đối tượng,
phạm vi quy hoạch
- Đối tượng quy hoạch: Quy hoạch
các điểm hoạt động, kinh doanh Karaoke, vũ trường của các tổ chức, cá nhân Việt
Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài đang hoạt động tại tỉnh Yên Bái; trong trường
hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy
định của Điều ước quốc tế đó .
- Phạm vi quy hoạch: Quy hoạch tổng
thể trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Quan điểm,
mục tiêu xây dựng quy hoạch đến năm 2020
- Trên cơ sở các Chủ trương đường
lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước, việc xây dựng quy hoạch phải
thực hiện đồng bộ đảm bảo đúng định hướng và lộ trình phát triển của địa
phương.
- Việc quy hoạch phải căn cứ vào
nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội cụ thể của địa phương đến năm 2015 và có
tính dự báo trong những năm tiếp theo, góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị,
phát triển kinh tế- xã hội, thương mại- du lịch, thu hút đầu tư và góp phần
nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
- Thông qua quy hoạch làm thay đổi
nhận thức của người dân về tính tích cực của loại hình sinh hoạt văn hoá lành
mạnh này, nhằm đưa các hoạt động Karaoke, vũ trường vào trật tự, nề nếp, tạo
điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý, đảm bảo môi trường văn hoá lành mạnh,
góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
3. Các quy định
khi tham gia hoạt động kinh doanh Karaoke, vũ trường
Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt
động kinh doanh Karaoke, vũ trường phải tuân theo quy định của pháp luật như:
Luật doanh nghiệp, Luật lao động, Nghị định số 08/2001/NĐ- CP, Nghị định số
11/2006/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Khi tham gia hoạt động
cần phải có đủ các điều kiện quy định sau:
3.1. Về hoạt động kinh doanh
Karaoke
- Các quy định về pháp lý:
+ Hoạt động kinh doanh Karaoke
phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật và được cơ quan quản
lý Nhà nước về văn hoá cấp tỉnh (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch) cấp giấy phép
kinh doanh mới được hoạt động.
+ Đối với hoạt động Karaoke
không kinh doanh tại nơi công cộng và hoạt động Karaoke mang tính bổ trợ cho
hoạt động khác không kinh doanh của các tổ chức, cá nhân thì không phải xin cấp
phép, nhưng vẫn phải đảm bảo các quy chuẩn về xã hội, quy định về kỹ thuật, đảm
bảo an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật và chịu sự giám sát, kiểm tra
của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
- Các quy định về xã hội:
+ Địa điểm hoạt động Karaoke phải
cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn
hoá, cơ quan hành chính nhà nước từ 200m trở lên. Địa điểm hoạt động Karaoke
trong khu dân cư phải được sự đồng ý bằng văn bản của các hộ liền kề.
+ Trong khu nhà chung cư, địa điểm
trên các đường, phố, khu vực quảng trường thường tổ chức các hoạt động chính
trị, xã hội có quy mô lớn ở địa phương không được đặt địa điểm Karaoke.
+ Địa điểm kinh doanh Karaoke ở
thành phố, thị xã, thị trấn phải có đường vào rộng từ 4m trở lên, xe cứu hoả có
thể vào được và thuận tiện cho các cơ quan chức năng tiến hành hoạt động thanh
tra, kiểm tra theo quy định.
+ Hoạt động Karaoke phải đảm bảo
điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định đối với nghề kinh doanh có điều kiện.
Không được bán rượu hoặc để cho khách uống rượu trong phòng Karaoke. Nghiêm cấm
các hành vi khiêu dâm, môi giới và mua bán dâm, mua, bán hoặc sử dụng ma tuý
tại phòng Karaoke.
+ Chỉ được phép hoạt động trong
khoảng thời gian từ 8h đến 24h00’.
+ Mỗi phòng Karaoke chỉ được sử
dụng một nhân viên phục vụ từ 18 tuổi trở lên; nếu nhân viên phục vụ là người
làm thuê thì phải có hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động về
hợp động lao động.
- Các quy định về kỹ thuật:
+ Phòng Karaoke phải có diện
tích sử dụng từ 20m2 trở lên (không kể công trình phụ) và phải đảm bảo về điều
kiện phòng, chống cháy nổ. Cửa phòng Karaoke phải là cửa kính không mầu, bên
ngoài có thể nhìn thấy toàn bộ phòng. không được đặt khoá, chốt cửa bên trong
hoặc đặt thiết bị báo động để đối phó với hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
+ Khi hoạt động phải đảm bảo ánh
sáng trong phòng trên 10 lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2, âm
thanh vang ra ngoài phòng Karaoke không vượt quá quy định của nhà nước về tiêu
chuẩn mức ồn tối đa cho phép. Riêng các điểm Karaoke hoạt động ở nông thôn,
vùng dân cư không tập trung không phải thực hiện quy định về âm thanh.
+ Băng, đĩa Karaoke sử dụng tại
phòng Karaoke phải dán nhãn hiệu kiểm soát theo quy định. Nếu sử dụng đầu máy
IC chips thì danh mục bài hát trong IC chips phải được Sở Văn hoá, Thể thao và
Du lịch cho phép sử dụng và đóng dấu đỏ từng trang.
3.2. Về hoạt động vũ trường
- Các quy định về pháp lý:
+ Hoạt động kinh doanh vũ trường
phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật và được Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch cấp giấy phép kinh doanh mới được hoạt động.
+ Đối với các cơ quan, tổ chức
khi tổ chức khiêu vũ trong nội bộ không có mục đích kinh doanh thì không phải
xin phép, nhưng vẫn phải đảm bảo các quy định về xã hội, quy chuẩn về kỹ thuật,
đảm bảo an ninh, trật tự theo quy định của Pháp luật và chịu sự giám sát, kiểm
tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Các quy định về xã hội:
+ Các địa điểm được phép hoạt động
vũ trường là các trung tâm văn hoá, các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi
giải trí đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định. Địa điểm hoạt động phải cách trường
học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lich sử - văn hoá, cơ quan
hành chính nhà nước từ 200m trở lên và phải đảm bảo các điều kiện về phòng,
chống cháy nổ.
+ Địa điểm kinh doanh vũ trường ở
thành phố, thị xã, thị trấn phải có đường vào rộng từ 4m trở lên, xe cứu hoả có
thể vào được và thuận tiện cho các cơ quan chức năng có thể tiến hành hoạt động
thanh tra, kiểm tra theo qui định.
+ Trong khu nhà chung cư, địa điểm
trên các đường, phố, khu vực quảng trường thường tổ chức các hoạt động chính
trị, xã hội có quy mô lớn ở địa phương không được đặt địa điểm vũ trường.
+ Không để người say rượu, bia,
người sử dụng các chất ma tuý và chất kích thích bị cấm sử dụng trong vũ
trường. Nghiêm cấm các hành vi nhảy múa thoát y hoặc các hành vi khác có tính
chất khiêu dâm, môi giới và mua bán dâm; đồng thời phải đảm bảo các điều kiện
về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường đối với nghề kinh doanh có điều kiện.
+ Nếu vũ trường có sử dụng nhân
viên phục vụ yêu cầu phải có hợp đồng lao động và quản lý hoạt động các nhân
viên này theo quy định của Bộ luật Lao động về hợp động lao động. Người điều
hành hoạt động trực tiếp tại phòng khiêu vũ phải có trình độ trung cấp chuyên
ngành văn hoá, nghệ thuật trở lên, không cho người dưới 18 tuổi làm việc hoặc
khiêu vũ tại vũ trường.
+ Chỉ được phép hoạt động trong
khoảng thời gian từ 8h đến 24h00’.
- Các quy định về kỹ thuật:
+ Phòng khiêu vũ phải có diện
tích từ 80m2 trở lên và phải có nội quy hoạt động được niêm yết công khai để
mọi người dễ nhận biết và thực hiện.
+ Trang thiết bị, phương tiện hoạt
động của phòng khiêu vũ phải đảm bảo chất lượng âm thanh, âm thanh vang ra ngoài
phòng khiêu vũ không vượt quá quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn mức ồn tối đa
cho phép.
+ Ánh sáng trong phòng khiêu vũ
phải đảm bảo trên 10 Lux tương đương 01 bóng đèn sợi đốt 40W cho 20m2.
+ Chỉ sử dụng những bài hát, tác
phẩm âm nhạc được phép lưu hành để khiêu vũ; người khiêu vũ phải mặc trang phục
lịch sự.
4. Phát triển
cơ sở Karaoke, vũ trường ở tỉnh Yên Bái đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Căn cứ vào điều kiện phát triển
kinh tế xã hội, trình độ dân trí, mật độ dân cư và khả năng quản lý về các dịch
vụ văn hoá và dịch vụ Karaoke, vũ trường ở từng địa phương trong tỉnh.
Phát triển các dịch vụ Karaoke đến
2015 trong toàn tỉnh có 180 điểm. Đến 2020 toàn tỉnh có 250 điểm Karaoke hoạt
động phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá của cộng đồng dân cư, đặc biệt phục vụ
nhu nhu cầu sinh hoạt văn hoá văn nghệ lành mạnh cho thanh thiếu niên.
Trong đó:
- Đối với mỗi một phường ở thành
phố và thị xã đến 2015 có từ 02 cơ sở kinh doanh Karaoke trở lên, đến năm 2020
có từ 03 điểm kinh doanh Karaoke trở lên.
- Đối với các huyện: Tại mỗi thị
trấn của từng huyện đến 2015 phát triển từ 02 đến 03 cơ sở Karaoke; mỗi xã vùng
thấp phát triển từ 01 đến 02 cơ sở Karaoke; mỗi xã vùng cao phát triển 01 cơ sở
Karaoke tại trung tâm xã hoặc thị tứ. Đến 2020 tại mỗi thị trấn có 02 cơ sở
Karaoke trở lên; tại mỗi xã vùng thấp có từ 01 đến 02 cơ sở Karaoke, tại mỗi xã
vùng cao có 01 cơ sở Karaoke trở lên. Khuyến khích các địa phương trong tỉnh
quy hoạch xây dựng tụ điểm các cơ sở kinh doanh Karaoke gắn với các công trình
sinh hoạt văn hoá công cộng.
Phát triển các điểm hoạt động vũ
trường đến 2015 toàn tỉnh có 01 cơ sở tại thành phố Yên Bái. Đến 2020 toàn tỉnh
có 04 cơ sở, trong đó ở thành phố Yên Bái có 02 cơ sở; thị xã Nghĩa Lộ có 01 cơ
sở; Khu du lịch Thác Bà, huyện Yên Bình có 01 cơ sở.
Phần thứ
III
CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nguồn vốn thực
hiện
Nguồn vốn thực hiện quy hoạch
Karaoke, vũ trường: Do các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động này trực tiếp
đầu tư, quản lý.
2. Giải pháp về
cơ chế và phương pháp quản lý
- Cần phải có sự phối hợp đồng bộ
và toàn diện giữa các ngành, các cấp nhằm đưa hoạt động Karaoke, vũ trường và
các dịch vụ văn hoá đến năm 2015 và định hướng đến 2020 phù hợp với nhu cầu
phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
- Các cơ quan chức năng có trách
nhiệm tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục cấp phép và các thủ tục khác có
liên quan cho các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh hoạt động.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với tình hình phát triển của hoạt động
Karaoke, vũ trường trong những năm tiếp theo.
- Tăng cường thực hiện tốt công
tác thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh nhằm đưa hoạt động này vào nề nếp, đảm bảo
trật tự văn minh đô thị và môi trường văn hoá lành mạnh. Liên kết phối hợp tốt
giữa ngành chức năng và chính quyền địa phương trong việc quản lý các hoạt động
này.
- Nâng cao trình độ năng lực và
trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý trên lĩnh vực văn hoá xã
hội nói chung và lĩnh vực dịch vụ văn hoá nói riêng.
- Thường xuyên làm tốt công tác
tuyên truyền giáo dục trong việc chấp hành thực hiện tốt các chủ trương, đường
lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước cho nhân dân và quy chế hoạt động
văn hoá, kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng cho các tổ chức, cá nhân tham gia
kinh doanh hoạt động Karaoke, vũ trường.
3. Lộ trình thực
hiện
3.1. Năm 2010:
- Uỷ ban Nhân dân tỉnh ra quyết
định phê duyệt và thực hiện quy hoạch cấp tỉnh.
- Các huyện, thị xã, thành phố
trong tỉnh căn cứ vào quy hoạch của tỉnh, tiến hành rà soát, đánh giá thực
trạng các hoạt động Karaoke, vũ trường trên địa bàn, triển khai xây dựng Quy
hoạch chi tiết về phát triển hoạt động Karaoke, vũ trường trình Uỷ ban nhân dân
cùng cấp phê duyệt.
- Xây dựng cơ chế chính sách,
tiêu chuẩn quản lý phù hợp với các hoạt động Karaoke, vũ trường.
3.2. Giai đoạn 2011 - 2015:
- Triển khai thực hiện, kiểm tra
giám sát quá trình thực hiện Quy hoạch.
- Kiểm tra, đánh giá tổng kết
toàn bộ quá trình thực hiện theo lộ trình Quy hoạch, xây dựng Quy hoạch và kế
hoạch phát triển các cơ sở Karaoke, vũ trường của giai đoạn 2010 - 2015.
3.3. Giai đoạn 2015 - 2020:
Căn cứ kết quả đạt được của đề
án giai đoạn 2010 - 2015, rút ra bài học kinh nghiệm, những dự báo chính xác
nhằm xây dựng kế hoạch, phương án cần thiết để có sự điều chỉnh hợp lý và tiếp
tục thực hiện đề án theo lộ trình đã hoạch định.
Phần thứ
IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Để thực hiện tốt các mục tiêu
trong Quy hoạch hoạt động Karaoke, vũ trường đến năm 2015 định hướng đến năm
2020 ở tỉnh Yên Bái. Trách nhiệm của các cấp, các ngành được phân công cụ thể
như sau:
1. Sở Văn hoá,
Thể thao và Du lịch:
- Là cơ quan giúp Uỷ ban nhân
dân tỉnh quản lý nhà nước chuyên ngành về các hoạt động văn hoá, có trách nhiệm
phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan trong quá trình thực hiện Quy
hoạch. Đồng thời có sự vận dụng, lồng ghép với các Đề án của các ngành, các
phong trào của các đoàn thể để thực hiện đồng bộ, có hiệu quả.
- Tăng cường công tác kiểm tra
đôn đốc việc thực hiện Quy hoạch ở cơ sở. Hàng quý, năm báo cáo kết quả thực
hiện Quy hoạch với Uỷ ban nhân dân tỉnh. Kịp thời đề xuất với Uỷ ban nhân dân
tỉnh giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
- Trên cơ sở Quy hoạch đã được
phê duyệt, căn cứ vào nhu cầu phát triển Karaoke, vũ trường ở từng địa phương,
tổ chức thẩm định, kiểm tra, cấp, đổi giấy phép, đồng thời hướng dẫn các phòng
Văn hoá- Thông tin huyện, thị, thành phố trong tỉnh tổ chức kiểm tra, uốn nắn
các hoạt động Karaoke, vũ trường ở từng địa phương. Có trách nhiệm thu hồi giấy
phép của các cơ sở vi phạm các điều kiện kinh doanh đã quy định.
2. Sở Kế hoạch
& Đầu tư:
Căn cứ vào chương trình kế hoạch
hàng năm của tỉnh và mục tiêu của Quy hoạch Karaoke, vũ trường đã được UBND
tỉnh phê duyệt, phối hợp với UBND các huyện, thị, thành phố trong việc cấp giấy
phép thành lập doanh nghiệp kinh doanh hoạt động Karaoke, vũ trường.
3. Sở Khoa học
& Công nghệ:
Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động Karaoke, vũ trường áp
dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, sử dụng công nghệ về cường độ âm thanh,
ánh sáng do nhà nước ban bành; phối hợp kiểm tra, thanh tra về các nội dung này.
4. Sở Lao động,
Thương binh & Xã hội:
Căn cứ vào mục tiêu của Quy hoạch
Karaoke, vũ trường phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Công an tỉnh
quản lý lao động theo quy định của pháp luật ở các cơ sở hoạt động Karaoke, vũ
trường trong toàn tỉnh.
5. Công an tỉnh:
Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch và các ngành, đoàn thể tuyên tuyền vận động nhân dân đẩy mạnh
phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Chỉ đạo lực lượng công an từ
tỉnh đến cơ sở tăng cường công tác nắm tình hình, công tác kiểm tra, phát hiện
kịp thời và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm.
Thực hiện tốt chương trình phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, quản lý hộ
tịch, hộ khẩu trong các cơ sở hoạt động Karaoke, vũ trường.
6. Uỷ ban nhân dân
các huyện, thị, thành phố:
- Căn cứ vào mục tiêu, chỉ tiêu
cụ thể của Quy hoạch này, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh xây dựng
quy hoạch chi tiết về hoạt động Karaoke, vũ trường đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020 của địa phương.
- Phối hợp với Sở Văn hoá, Thể
thao và Du lịch trong việc thẩm định các điều kiện cần và đủ của các hoạt động
Karaoke, vũ trường và tổ chức quản lý các hoạt động đó trên địa bàn của địa
phương.
- Tạo điều kiện thuận lợi trong
việc cấp giấy phép kinh doanh cho các hộ trên địa bàn; phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp theo luật định để các
các cơ sở kinh doanh Karaoke, vũ trường đi vào hoạt động đúng các quy định của
pháp luật.
- Chỉ đạo Phòng Văn hoá- Thông
tin, Trung tâm Văn hoá thông tin và thể thao hàng năm căn cứ vào chương trình
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và mục tiêu của Quy hoạch, xây dựng
kế hoạch hoạt động hàng năm và tổ chức thực hiện tốt các quy định của các hoạt
động văn hoá văn nghệ, Karaoke, vũ trường trên địa bàn.
Phần thứ V
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN
Đến năm 2020, những mục tiêu của
quy hoạch cơ bản được hoàn thành, cùng với các hoạt động văn hoá văn nghệ, vui
chơi giải trí khác thì hoạt động Karaoke, vũ trường sẽ đem lại hiệu quả xã hội
thiết thực:
- Góp phần đảm bảo môi trường
văn hoá lành mạnh, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa
phương.
- Làm thay đổi cơ bản nhận thức
của người dân về loại hình sinh hoạt này theo hướng tích cực, tạo điều kiện cho
mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là lớp trẻ tham gia tích cực vào loại hình sinh
hoạt văn hoá này, đồng thời góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị, phát triển
kinh tế - xã hội, thương mại - du lịch và thu hút đầu tư.
- Tạo điều kiện cho các tổ chức,
cá nhân tham gia kinh doanh loại hình hoạt động này được hoạt động đúng theo
các quy định của pháp luật và có cơ hội mở rộng quy mô hoạt động, hiện đại hoá
trạng thiết bị, đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước./.
PHỤ LỤC SỐ 1
QUY HOẠCH CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG KARAOKE ĐẾN NĂM 2012 VÀ TẦM NHÌN
2020
Đơn
vị tính: cơ sở
Stt
|
Cơ
sở Karaoke theo đơn vị hành chính
|
Số
hiện có đến 30/9/2009 (Đã có giấy phép)
|
Quy
hoạch đến năm 2015
|
Định
hướng đến 2020
|
Ghi
chú
|
|
Cộng toàn tỉnh
|
16
|
180
|
250
|
|
|
I . Thành phố Yên Bái
|
09
|
29
|
57
|
|
1
|
Phường Yên Thịnh
|
|
02
|
04
|
|
2
|
Phường Yên Ninh
|
|
02
|
05
|
|
3
|
Phường Minh Tân
|
|
02
|
04
|
|
4
|
Phường Nguyễn Thái Học
|
04
|
06
|
10
|
|
5
|
Phường Đồng Tâm
|
|
03
|
06
|
|
6
|
Phường Nguyễn Phúc
|
|
02
|
05
|
|
7
|
Phường Hồng Hà
|
05
|
08
|
15
|
|
8
|
4 xã thuộc thành phố
|
|
04
|
08
|
|
|
II. Thị xã Nghĩa Lộ
|
|
07
|
14
|
|
1
|
Phường Pú Trạng
|
|
01
|
02
|
|
2
|
Phường Trung Tâm
|
|
01
|
02
|
|
3
|
Phường Tân An
|
|
01
|
02
|
|
4
|
Phường Cầu Thia
|
|
01
|
02
|
|
5
|
3 xã thuộc thị xã
|
|
03
|
06
|
|
|
III. Huyện Lục Yên
|
|
20
|
26
|
|
1
|
Thị trấn Yên Thế
|
|
02
|
03
|
|
2
|
23 xã còn lại thuộc huyện
|
|
18
|
23
|
|
|
IV. Huyện Văn Yên
|
03
|
25
|
30
|
|
1
|
Thị trấn Mậu A
|
03
|
02
|
04
|
|
2
|
26 xã còn lại thuộc huyện
|
|
23
|
26
|
|
|
V. Huyện Mù Cang Chải
|
|
10
|
15
|
|
1
|
Thị trấn Mù Cang Chải
|
|
02
|
02
|
|
2
|
13 xã còn lại của huyện
|
|
08
|
13
|
|
|
VI. Huyện Trấn Yên
|
02
|
27
|
31
|
|
1
|
Thị trấn Cổ Phúc
|
01
|
02
|
03
|
|
2
|
28 xã còn lại của huyện
|
01
|
25
|
28
|
|
|
VII. Huyện Trạm Tấu
|
|
09
|
13
|
|
1
|
Thị trấn Trạm Tấu
|
|
02
|
02
|
|
2
|
11 xã còn lại của huyện
|
|
07
|
11
|
|
|
VIII. Huyện Văn Chấn
|
|
29
|
36
|
|
1
|
Thị trấn Nông Trường Liên Sơn
|
|
01
|
02
|
|
2
|
Thị trấn Nông Trường Nghĩa Lộ
|
|
01
|
02
|
|
3
|
Thị trấn Nông Trường Trần Phú
|
|
01
|
02
|
|
4
|
Thị trấn huyện lỵ
|
|
02
|
03
|
|
5
|
27 xã còn lại của huyện
|
|
24
|
27
|
|
|
IX. Huyện Yên Bình
|
02
|
24
|
28
|
|
1
|
Thị trấn Yên Bình
|
01
|
02
|
03
|
|
2
|
Thị trấn Thác Bà
|
01
|
02
|
02
|
|
3
|
23 xã còn lại của huyện
|
|
20
|
23
|
|
PHỤ LỤC SỐ 2
QUY HOẠCH CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG VŨ TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2012 VÀ TẦM
NHÌN 2020
Đơn
vị tính: cơ sở
Stt
|
Cơ
sở vũ trường theo đơn vị hành chính
|
Hiện
có đến 30/3/2009
|
Quy
hoạch đến năm 2012
|
Tầm
nhìn đến 2020
|
Ghi
chú
|
1
|
Cộng toàn tỉnh
|
0
|
01
|
04
|
|
2
|
Thành phố Yên Bái
|
0
|
01
|
02
|
|
3
|
Thị xã Nghĩa Lộ
|
0
|
0
|
01
|
|
4
|
Huyện Yên Bình (Khu du lịch
Thác Bà)
|
0
|
0
|
01
|
|