1. Về kinh tế:
- Phấn đấu tăng
GDP bình quân đầu người từ nay đến năm 2000 bằng 1,5 lần và đến năm 2010 bằng
3,54 lần so với năm 1994.
- Phát triển
kinh tế đối ngoại phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân từ nay tới năm 2010
đạt 18%/năm; Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.490 triệu USD vào năm 2000, và 8.600 triệu
USD năm 2010.
- Thực hiện tỷ
lệ tích lũy đầu tư từ nội bộ nền kinh tế đạt 11,6% GDP thời kỳ từ nay tới năm
2000; và đạt 15,5% GDP thời kỳ 2001 - 2010.
- Phấn đấu đổi
mới công nghệ và thiết bị, tốc độ đổi mới 15%/năm đối với các thiết bị và công
nghệ hiện có; trang bị công nghệ tiên tiến cho các cơ sở mới; tạo ra sản phẩm công
nông nghiệp và dịch vụ có sức cạnh tranh trên thị trường.
2. Về xã hội:
- Tạo việc làm,
thu hẹp diện lao động thiếu việc làm, phấn đấu tăng tỷ lệ lao động công nghiệp,
xây dựng và dịch vụ đạt 50% lao động của vùng; đến năm 2005 cơ bản xóa được
tình trạng hộ đói; đến năm 2000 điện khí hoá nông thôn 100%, số hộ nông dân được
dùng điện là 90% và 100% số dân nông thôn được cấp nước sạch, hơn 90% số dân có
nhà ở kiên cố và bán kiên cố.
- Phấn đấu phổ
cập giáo dục tiểu học cho trẻ em vào năm 2000, phổ cập phổ thông trung học cơ sở
ở các thành phố, thị xã vào năm 2010; đa dạng hóa các hình thức đào tạo chuyên
nghiệp và dạy nghề, đưa tỷ lệ lao động kỹ thuật đạt 30% vào năm 2010.
- Củng cố phát
triển mạng lưới y tế, chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân
dân; bảo đảm tốt các nhu cầu cơ bản cho người dân, chú trọng cải thiện điều kiện
sống cho vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và hải đảo. Xây dựng xã hội công bằng
văn minh; xây dựng văn hóa cộng đồng lành mạnh, xóa bỏ các tệ nạn xã hội.
- PHấn đấu phát
triển kinh tế - xã hội gắn liền với cải thiện môi trường sinh thái và phát triển
bền vững.
3. Về an ninh
quốc phòng.
Bảo đảm kỷ
cương, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, xây dựng kinh tế phải gắn chặt với củng
cố quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn chủ quyền quốc gia.
1. Về phát triển
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản:
- Về nông nghiệp:
Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 5%/năm giai đoạn từ nay tới
năm 2010.
Phấn đấu tăng sản
lượng thóc có chất lượng cao, đặc sản, đến năm 2010 xuất khẩu đạt 3,5 - 4 triệu
tấn gạo/ năm.
Chuyển dịch cơ
cấu nông nghiệp, đưa tỷ trọng chăn nuôi từ 20% hiện nay lên 37% vào năm 2010
phát triển chăn nuôi thành ngành sản xuất chính; xây dựng nền nông nghiệp sinh
thái phát triển bền vững; tăng tỷ suất hàng hóa nông sản, mở rộng thị trường
góp phần phục vụ xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp nhằm tạo nguồn nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến. Chuyển đổi cây trồng, coi trọng thâm canh phát triển
sản phẩm cây lúa, nghiên cứu chuyển đổi mùa vụ một số loại cây trồng để phòng
tránh thiên tai, lũ lụt. Chú trọng sử dụng quỹ đất và cơ cấu quỹ đất thay đổi
theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, các vùng cây chuyên canh có năng suất cao, bảo
đảm chất lượng; đến năm 2010 đất nông nghiệp đạt từ 3,5 - 4 triệu ha. Tập trung
khai thác vùng Đồng Tháp Mười, Tây Sông Hậu và bán đảo Cà Mau.
- Về lâm nghiệp:
thực hiện công tác trồng cây, gây rừng nhằm khôi phục và bảo vệ môi trường sinh
thái, hình thành tuyến phòng thủ dọc biển Đông. Trồng mới và bảo vệ rừng phòng
hộ vùng Bẩy Núi, giữ vững diện tích cây tràm, ổn định diện tích dừa nước, bảo vệ
rừng ngập mặn. Đẩy mạnh trồng cây phân tán, kết hợp chặt giữa phát triển nông
nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và nuôi trồng thủy sản. Từng bước thực hiện giao đất,
giao và khoán rừng để kết hợp làm vườn và sản xuất lâm, ngư kết hợp giữa nuôi
tôm và trồng rừng.
- Về thủy, hải
sản: phát huy thế mạnh của vùng có bờ biển dài, ngư trường rộng và nhân dân có
kinh nghiệm nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản. Tăng cường năng lực cho ngành
kinh tế quan trọng, đóng góp 50% gía trị xuất khẩu thủy, hải sản của cả nước. Đầu
tư trang bị hiện đại cho các phương tiện để từng bước đẩy mạnh việc đánh bắt xa
bờ.
Phát triển nuôi
trồng thủy sản có giá trị cao: tôm, cua và các loại đặc sản có giá trị xuất khẩu
cao. Khuyến khích các mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện của vùng này để
góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống nhân
dân.
2. Về phát triển
ngành công nghiệp:
- Phấn đấu nhịp
độ tăng trưởng công nghiệp bình quân thời kỳ từ nay đến năm 2000 đạt 13%/năm;
và thời kỳ 2001 - 2010 đạt 14%/năm.
Chú trọng phát
triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm để đến năm 2010 tỷ trọng ngành
công nghiệp đạt trên 60%. Phát triển các ngành may mặc, dệt, da giầy, cơ khí điện
tử, vật liệu xây dựng, hóa chất, chế biến thức ăn gia súc... tạo ra những sản
phẩm có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
- Từng bước đổi
mới nhằm tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng.
- Đẩy mạnh thu
hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Chuẩn bị điều kiện để đầu tư cho các khu
công nghiệp khi có điều kiện: Trà Nóc, Nam Hưng Phú, Vị Thanh, Bến Lức, Đức
Hòa, Cầu Ván, Gò Đen, Lương Hòa, Cần Đước, Năm Căn, Cà Mau, Bạc Liêu, Đại Ngãi,
Đài An, thị xã Trà Vinh, Bắc Mỹ Thuận, Bình Minh, Bắc Cổ Chiên, Diều Gà, Tân
Quy Tây, Trần Quốc Toản, Mỹ Trà, Sông Hậu, Kiền Lương, Ba Hòn, Hòn Chông, Rạch
Giá, Tắc Cẩu, Bến Nhất, Phú Quốc, Vàm Cống, Châu Đốc, Bẩy Núi, Châu Thành (Tiền
Giang), Cai Lậỵ, Gò Công Đông. Từng bước xây dựng các khu công nghiệp theo
phương châm làm dứt điểm từng khu, không giàn trải, để đạt hiệu quả kinh tế
cao.
- Tập trung
phát triển các ngành công nghiệp có khả năng tận dụng nguồn lao động tại chỗ,
và có khả năng bố trí phân tán với những nhà máy có quy mô vừa và nhỏ với công
nghệ tiên tiến nhằm giải quyết việc làm và góp phần công nghiệp hóa nông thôn.
3. Về phát triển
các ngành thương mại và dịch vụ:
- Phấn đấu nhịp
độ tăng trưởng bình quân thời kỳ từ nay tới năm 2000 đạt 11%/năm và thời kỳ
2001 - 2010 đạt 13%/năm.
Phát triển
ngành thương mại và các ngành dịch vụ phải thúc đẩy sự phát triển các ngành
kinh tế tòan vùng nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra.
- Hình thành
các trung tâm thương mại , siêu thị, mạng lưới chợ.... tạo môi trường thuận lợi
cho sản xuất kinh doanh. Từ nay đến 2010 xây dựng trung tâm thương mại vùng tại
Cần Thơ là đầu mối cho các hoạt động thương mại liên vùng. Đồng thời tiến hành
xây dựng một số trung tâm thương mại thuộc tỉnh như: Tân An, Cao Lãnh, Mỹ Tho,
Long Xuyên, Rạch Gía, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Cà Mau, Bạc
Liêu, Hà Tiên, Châu Đốc, Tân Châu và Mộc Hóa...nhằm cung cấp các thông tin
thương mại tổ chức và quản lý xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa phục vụ sản xuất
và đời sống dân cư.
- Chuyển dịch
cơ cấu ngành dịch vụ theo hướng ưu tiên du lịch dịch vụ tài chính, ngân hàng,
viễn thông, chuyển giao công nghệ, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia
họat động dịch vụ.
- Khai thác lợi
thế về vị trí địa lý để phát triển nhanh các ngành du lịch, miệt vườn, sinh
thái, gắn kết với thành phố Hồ Chí Minh, vùng kinh tế trọng điểm và các tuyến
du lịch liên vùng: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ để thu hút khách. Xây dựng đồng bộ kết
cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, khai thác gắn với tôn tạo, bảo tồn thiên
nhiên, duy trì phát triển tài nguyên du lịch, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
4. Về kết cấu hạ
tầng cơ sở:
Phát triển mạng
lưới giao thông: đường thủy, đường bộ, hàng không theo quy hoạch. Chú trọng mạng
lưới giao thông nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, tạo điều kiện
phát triển cho các vùng khó khăn, căn cứ kháng chiến cũ, hải đảo.
Nâng cấp cảng
biển và các cảng nằm dọc sông Tiền, sông Hậu, thường xuyên nạo vét luồng lạch,
đặc biêt là luồng cửa Định An, cửa Tiền, cửa Trần Đề.
Nâng cấp các quốc
lộ của vùng, hoàn chỉnh hệ thống giao thông các tỉnh. Gắn giao thông với hòan
chỉnh hệ thống thủy lợi , cầu cống và các công trình phục vụ thoát lũ, phòng chống
bão lụt. Đi đôi với việc chống nhiễm mặn, thau chua, cần xem trọng việc giữ ngọt.
Xây dựng sân
bay Trà Nóc trở thành sân bay Trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long, quản lý và
bảo quản các sân bay khác để khi cần thiết đưa vào sử dụng.
Nâng cấp và xây
dựng mới hệ thống cấp, thoát nước các khu đô thị, các khu công nghiệp, chú trọng
giải quyết nhu cầu nước sạch của dân cư nông thôn.
Xây dựng mới kết
hợp với nâng cấp hệ thống các trường học, bệnh viện, nhà văn hóa nhằm đáp ứng
nhu cầu dân sinh.
Về bưu chính viễn
thông: hiện đại hóa bưu chính viễn thông theo hướng tự động hóa, số hoá, đồng bộ
hóa mạng lưới thông tin liên lạc phù hợp với yêu cầu thông tin trong nước và
giao lưu quốc tế.
Về mạng lưới điện:
đầu tư xây dựng mới, kết hợp với cải tạo mở rộng nhà máy nhiệt điện Trà Nóc,
hoàn chỉnh mạng đường dây 220 KV, và 110 KV, mở rộng các trạm biến áp hiện có,
xây dựng các trạm phân phối nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống.
Coi trọng mục tiêu điện khí hóa nông thôn và phục vụ công nghiệp hóa.
Về mạng lưới đô
thị và không gian hành lang lãnh thổ: xây dựng mới kết hợp với cải tạo nhằm
hình thành mạng lưới đô thị các cấp, phấn đấu đưa tỉ lệ đô thị hóa vùng này đến
năm 2000 đạt 19%; và đến 2010 đạt 30%. Phát triển 3 khu vực đô thị: khu tứ giác
trung tâm (thành phố Cần Thơ, Long Xuyên, Vĩnh Long và Cao lãnh); tổ chức không
gian hành lang Đông - Nam (thành phố Mỹ Tho, Tân An, Thủ Thừa, Bến Lức...) và
hành lang đô thị Tây - Bắc ven Vịnh Tây. Chú trọng tổ chức phát triển các điểm
dân cư khu vực nông thôn, đặc biệt là đô thị hóa nông thôn; tạo điều kiện phát
triển cho vùng biên giới,vùng ven biển hải đảo, vùng ngập lũ, khắc phục tình trạng
chênh lệch giữa các vùng.
5. Về văn hóa,
giáo dục, y tế và xã hội:
- Phát triển và
nâng cao chất lượng, hiệu quả của hệ thống giáo dục và đào tạo để nâng cao dân
trí, đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa vùng và
cả nước.
- Cải tạo, nâng
cấp và xây dựng mới cở sở; củng cố và phát triển hệ thống các bệnh viện đa khoa
phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch, khám chữa bệnh
cho nhân dân, thực hiện có hiệu qủa chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình.
Từng bước xã hội hóa công tác y tế phục vụ chống các bệnh nhiễm khuẩn, phổ biến
dinh dưỡng hợp lý, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường sống và lao động.
Tiếp tục đổi mới,
nâng cao hiệu quả công tác văn hóa, truyền thanh, truyền hình, thể dục thể thao
đạt trình độ tiên tiến xứng đáng với vai trò là nguồn động lực phát triển.
Nghiên cứu vận dụng khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa nền tảng và động
lực cho kinh tế - xã hội của vùng phát triển. Lồng ghép có hiệu quả các chương
trình quốc gia và các chương trình mục tiêu, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm
nghèo đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn.