Quyết định 452-QĐ năm 1965 về việc ban hành thể lệ tạm thời cho vay đối với hợp tác xã nghề cá do Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu | 452-QĐ |
Ngày ban hành | 27/07/1965 |
Ngày có hiệu lực | 27/07/1965 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký | Tạ Hoàng Cơ |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Tiền tệ - Ngân hàng |
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 452-QĐ |
Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 1965 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH THỂ LỆ TẠM THỜI CHO VAY ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NGHỀ CÁ
Căn cứ Nghị định số 171-CP
ngày 26-10-1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ vào phương hướng và chủ trương phát triển nghề cá của Đảng và Chính
phủ;
Để giúp đỡ các hợp tác xã nghề cá tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật, đẩy mạnh
khai thác và chế biến cá biển,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này thể lệ tạm thời cho vay vốn đối với hợp tác xã nghề cá.
Điều 2. Thể lệ tạm thời cho vay đối với hợp tác xã nghề cá này được áp dụng kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Các ông Chánh văn phòng, Cục trưởng, Vụ trưởng ở Ngân hàng Trung ương và các ông Trưởng chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành có nghề cá có trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
TỔNG
GIÁM ĐỐC |
VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NGHỀ CÁ
(ban hành kèm theo Quyết định số 452-QĐ ngày 27 tháng 07 năm 1965 của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam)
MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN CHO VAY
Điều 1. Ngân hàng Nhà nước cho hợp tác xã nghề cá vay nhằm mục đích:
Giúp hợp tác xã nghề cá một phần vốn cần thiết để tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật, để giải quyết kịp thời nhu cầu vốn sản xuất, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã đẩy mạnh sản xuất và bảo vệ sản xuất, đảm bảo hoàn thành kế hoạch khai thác và chế biến thủy sản do Nhà nước giao cho hợp tác xã.
2. Thông qua công tác cho vay, Ngân hàng góp phần giúp đỡ hợp tác xã cải tiến các mặt quản lý, nhất là quản lý tài vụ, phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, thực hành tiết kiệm, tăng cường củng cố hợp tác xã. Trên cơ sở đó tăng thêm tích lũy cho hợp tác xã, nâng cao dần đời sống của xã viên, thắt chặt mối quan hệ giữa Nhà nước với hợp tác xã.
Điều 2. Việc cho hợp tác xã nghề cá vay phải bảo đảm đầy đủ ba nguyên tắc cơ bản của tín dụng xã hội chủ nghĩa sau đây:
1. Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng ghi trong kế hoạch và hợp tác xã chỉ được nhận tiền vay theo mức thực hiện kế hoạch;
2. Vốn vay phải được trả lại cả vốn và lãi, đúng thời hạn đã quy định;
3. Vốn vay phải được bảo đảm bằng giá trị vật chất tương đương và phải đưa lại hiệu quả kinh tế thật sự.
Điều 3. Các hợp tác xã nghề cá muốn vay vốn Ngân hàng cần có những điều kiện sau đây:
1. Lập được kế hoạch sản xuất, lao động, tài vụ, kế hoạch mua sắm tài sản cố định và xây dựng cơ bản, kế hoạch vay vốn và trả nợ.
2. Có vốn cố định tự có (vốn cổ phần, vốn khấu hao, vốn tích lũy) và vốn lưu động tự có, có mở tài khoản và gửi các khoản tiền chưa dùng đến vào Ngân hàng hay vào hợp tác xã tín dụng được Ngân hàng ủy nhiệm.
3. Có sổ sách kế toán rõ ràng.
4. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM |
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA |
Số: 452-QĐ |
Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 1965 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH THỂ LỆ TẠM THỜI CHO VAY ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NGHỀ CÁ
TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Căn cứ Nghị định số 171-CP
ngày 26-10-1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ vào phương hướng và chủ trương phát triển nghề cá của Đảng và Chính
phủ;
Để giúp đỡ các hợp tác xã nghề cá tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật, đẩy mạnh
khai thác và chế biến cá biển,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này thể lệ tạm thời cho vay vốn đối với hợp tác xã nghề cá.
Điều 2. Thể lệ tạm thời cho vay đối với hợp tác xã nghề cá này được áp dụng kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Các ông Chánh văn phòng, Cục trưởng, Vụ trưởng ở Ngân hàng Trung ương và các ông Trưởng chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành có nghề cá có trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
TỔNG
GIÁM ĐỐC |
VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NGHỀ CÁ
(ban hành kèm theo Quyết định số 452-QĐ ngày 27 tháng 07 năm 1965 của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam)
MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN CHO VAY
A. MỤC ĐÍCH CHO VAY
Điều 1. Ngân hàng Nhà nước cho hợp tác xã nghề cá vay nhằm mục đích:
Giúp hợp tác xã nghề cá một phần vốn cần thiết để tăng cường cơ sở vật chất và kỹ thuật, để giải quyết kịp thời nhu cầu vốn sản xuất, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hợp tác xã đẩy mạnh sản xuất và bảo vệ sản xuất, đảm bảo hoàn thành kế hoạch khai thác và chế biến thủy sản do Nhà nước giao cho hợp tác xã.
2. Thông qua công tác cho vay, Ngân hàng góp phần giúp đỡ hợp tác xã cải tiến các mặt quản lý, nhất là quản lý tài vụ, phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, thực hành tiết kiệm, tăng cường củng cố hợp tác xã. Trên cơ sở đó tăng thêm tích lũy cho hợp tác xã, nâng cao dần đời sống của xã viên, thắt chặt mối quan hệ giữa Nhà nước với hợp tác xã.
B. NGUYÊN TẮC CHO VAY
Điều 2. Việc cho hợp tác xã nghề cá vay phải bảo đảm đầy đủ ba nguyên tắc cơ bản của tín dụng xã hội chủ nghĩa sau đây:
1. Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng ghi trong kế hoạch và hợp tác xã chỉ được nhận tiền vay theo mức thực hiện kế hoạch;
2. Vốn vay phải được trả lại cả vốn và lãi, đúng thời hạn đã quy định;
3. Vốn vay phải được bảo đảm bằng giá trị vật chất tương đương và phải đưa lại hiệu quả kinh tế thật sự.
Điều 3. Các hợp tác xã nghề cá muốn vay vốn Ngân hàng cần có những điều kiện sau đây:
1. Lập được kế hoạch sản xuất, lao động, tài vụ, kế hoạch mua sắm tài sản cố định và xây dựng cơ bản, kế hoạch vay vốn và trả nợ.
2. Có vốn cố định tự có (vốn cổ phần, vốn khấu hao, vốn tích lũy) và vốn lưu động tự có, có mở tài khoản và gửi các khoản tiền chưa dùng đến vào Ngân hàng hay vào hợp tác xã tín dụng được Ngân hàng ủy nhiệm.
3. Có sổ sách kế toán rõ ràng.
4. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
CHO VAY DÀI HẠN ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NGHỀ CÁ
Điều 4. Ngân hàng cho hợp tác xã nghề cá vay dài hạn theo các loại sau đây:
1. Cho vay để sắm thêm thuyền mới,
2. Cho vay để sắm thêm lưới mới,
3. Cho vay để cải thiện thuyền, lưới cũ,
4. Cho vay để xây dựng cơ bản khác cho nghề cá,
5. Cho vay để sửa chữa lớn và mua sắm thiết bị thay thế,
6. Cho vay để mua sắm phương tiện cơ bản làm các ngành nghề khác,
7. Cho vay đặc biệt đối với các khoản thiệt hại về thiên tai, địch họa.
A. CHO VAY ĐỂ SẮM THÊM THUYỀN MỚI
Điều 5. Ngân hàng cho hợp tác xã nghề cá vay để sắm thêm thuyền mới (bao gồm cả thuyền thủ công và thuyền lắp máy) theo hai phương thức sắm thuyền của hợp tác xã:
a) Mua thuyền ngoài,
b) Tự tổ chức đóng thuyền.
Điều 6. Hợp tác xã nghề cá muốn vay để sắm thêm thuyền mới phải có những điều kiện cụ thể sau đây:
1. Hợp tác xã còn lao động đánh cá có khả năng sử dụng thuyền mới;
2. Thuyền sắm mới phải phù hợp với phương hướng khả năng và điều kiện phát triển nghề nghiệp của hợp tác xã, có ghi trong kế hoạch mua sắm tài sản cố định đã được đại hội hoặc đại hội đại biểu xã viên thông qua.
3. Nếu hợp tác xã sắm thuyền theo kiểu mới thì phải có bảng thiết kế thuyền do cơ quan thủy sản hướng dẫn, nếu khôi phục lại kiểu thuyền cũ thì phải được Phòng thủy sản huyện xác nhận kiểu thuyền đó có tác dụng tốt.
Đối với cả hai trường hợp trên hợp tác xã đều phải lập dự trù chi phí gửi đến cho Ngân hàng;
4. Nếu hợp tác xã mua lại thuyền của hợp tác xã khác thì phải được cơ quan Ngân hàng và thủy sản nơi hợp tác xã bán đồng ý;
5. Nếu hợp tác xã tự tổ chức đóng thuyền thì phải được cơ quan thương nghiệp địa phương đồng ý cung cấp đủ nguyên vật liệu và việc đóng thuyền phải do xã viên trong hợp tác xã đảm nhiệm là chính.
Điều 7. Trong việc mua sắm thuyền mới, Ngân hàng cho hợp tác xã vay để:
1. Trả tiền mua vỏ thuyền,
2. Trả tiền mua nguyên vật liệu và trả nhân công dùng vào việc đóng vỏ thuyền nếu hợp tác xã tự tổ chức đóng thuyền;
3. Trả tiền mua các thiết bị cần thiết cho thuyền như cột buồm, vải buồm, móc neo, dây neo, dây chằng; chèo, thùng đựng cá, ang đựng nước ngọt, máy thu thanh v.v… và máy đẩy đối với thuyền lắp máy.
Điều 8. Mức cho vay để mua sắm thuyền mới bằng giá trị của vỏ thuyền và các thiết bị cần thiết cho thuyền trừ ( - ) vốn cố định tự có của hợp tác xã khi vay vốn. Giá trị vỏ thuyền và các thiết bị cho thuyền nói trên không được cao hơn giá bán các thứ ấy cùng loại của xí nghiệp quốc doanh đóng thuyền ở địa phương. Nếu hợp tác xã tự đóng thuyền thì mức cho vay không quá giá thành kế hoạch của hợp tác xã xây dựng đã được Ty Thủy sản hướng dẫn.
Điều 9. Nếu hợp tác xã có hợp đồng mua thuyền của xí nghiệp đóng thuyền thì tiền cho vay được phát một lần để chuyển trả cho người bán khi nhận thuyền. Nếu hợp tác xã tự tổ chức đóng thuyền thì Ngân hàng chỉ phát dần theo mức cần thiết để trả tiền mua nguyên vật liệu, mua thiết bị, trả chi phí nhân công thuê ngoài và ứng trước ngày công đóng thuyền cho xã viên trong hợp tác xã.
Điều 10. Thời hạn cho vay nói chung đối với các loại thuyền thủ công tối đa không quá 7 năm, và đối với các loại thuyền máy tối đa không quá 10 năm.
Thời hạn cho vay cụ thể đối với từng loại thuyền về nguyên tắc không được vượt quá thời hạn tối đa nói trên và phải ngắn hơn thời gian có thể sử dụng loại thuyền đó đã được quy định trong kế hoạch.
Điều 11. Ngân hàng sẽ căn cứ vào số tiền cho vay và thời hạn cho vay đối với từng loại thuyền định mức thu nợ hàng năm.
Hợp tác xã phải dùng hết quỹ khấu hao cơ bản để trả nợ cho Ngân hàng, nếu quỹ khấu hao cơ bản không đủ thì hợp tác xã phải trích thêm quỹ tích lũy để trả nợ.
Mức nợ phải thu hàng năm sẽ được chia ra từng vụ, từng tháng phụ hợp với mức thu hoạch của hợp tác xã.
Ngoài ra nếu hợp tác xã có thuyền thừa hoặc hư hỏng đem bán thì phải dùng tiền bán đó để trả nợ cho Ngân hàng.
B. CHO VAY ĐỂ SẮM THÊM LƯỚI MỚI
Điều 12. Ngân hàng cho hợp tác xã nghề cá vay để sắm thêm lưới mới theo những nhu cầu sau đây:
1. Số lưới cần thiết cho một đơn vị thuyền;
2. Số lưới cần sắm thêm để kết hợp sản xuất nhiều nghề trên một đơn vị thuyền;
3. Số lưới dự trữ thích đáng cho những nghề thật cần thiết để dự phòng khi đang sản xuất bị mất lưới thì có sẵn lưới để tiếp tục sản xuất.
Điều 13. Hợp tác xã muốn vay để sắm thêm lưới mới phải có những điều kiện cụ thể như khi vay để sắm thêm thuyền mới nói ở điều 6. Đối với việc vay sắm thêm lưới để kết hợp sản xuất nhiều nghề thì hợp tác xã phải có lao động biết sử dụng loại lưới đó.
Điều 14. Trong việc sắm thêm lưới mới, Ngân hàng cho hợp tác xã vay để:
1. Trả tiền mua lưới mới (gồm lưới và các phụ tùng theo lưới như chì, phao, giềng, dây kéo lưới vv..)
2. Trả tiền mua nguyên vật liệu, tiền mua các phụ tùng theo lưới và trả nhân công đan lưới nếu hợp tác xã tự tổ chức đan lưới;
Điều 15. Mức cho vay để sắm thêm lưới mới bằng trị giá lưới, và các phụ tùng theo lưới trừ (-) vốn cố định tự có của hợp tác xã khi vay vốn. Giá trị lưới và các phụ tùng theo lưới không được cao hơn giá quy định của Nhà nước.
Điều 16. Nếu hợp tác xã mua lưới của cơ quan thương nghiệp thì tiền cho vay được phát một lần để chuyển trả cho người bán. Nếu hợp tác xã tự tổ chức đan lưới thì Ngân hàng cho vay theo mức cần thiết để trả tiền mua nguyên vật liệu, mua phụ tùng, trả nhân công thuê ngoài và ứng trước ngày công đan lưới cho xã viên trong hợp tác xã.
Điều 17. Thời hạn cho vay đối với lưới dã tối đa không quá 18 tháng, đối với các loại lưới khác tối đa không quá 3 năm, riêng đối với lưới làm bằng tơ tằm tối đa không quá 4 năm.
Điều 18. Cách thu nợ đối với lưới cũng áp dụng theo điều 11 nói trên về cách thu nợ đối với thuyền.
C. CHO VAY ĐỂ CẢI TIẾN THUYỀN, LƯỚI CŨ
Điều 19. Việc cải tiến thuyền, lưới cũ phải phù hợp với phương hướng, khả năng và điều kiện phát triển nghề nghiệp của hợp tác xã và phải theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật do cơ quan thủy sản quy định nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trước. Muốn vay để cải tiến thuyền, lưới cũ thì hợp tác xã phải có kế hoạch và dự trù chi phí được đại hội hoặc đại hội đại biểu xã viên thông qua và cơ quan thủy sản huyện đồng ý.
Điều 20. Cải tiến thuyền, lưới cũ bao gồm các việc sau đây:
1. Giải bán thuyền cũ để làm thuyền mới;
2. Cải tiến lưới thêm dài và thêm rộng;
3. Sắm thêm thiết bị (theo tiêu chuẩn tài sản cố định) cho thuyền cũ của hợp tác xã v.v…
Điều 21. Đối với việc cải tiến thuyền, lưới, Ngân hàng cho hợp tác xã vay để:
1. Mua sắm nguyên vật liệu, thiết bị dùng cho việc cải tiến thuyền lưới;
2. Trả chi phí nhân công trong việc cải tiến thuyền lưới.
Điều 22. Cách tính mức cho vay và cách phát tiền vay về cải tiến thuyền, lưới cũng áp dụng theo các điều 8, 9 (đối với thuyền) và các điều 15, 16 (đối với lưới)
Điều 23. Cách định thời hạn cho vay để cải tiến thuyền lưới cũng áp dụng theo các điều 10 và 17 nói trên.
Điều 24. Ngân hàng sẽ căn cứ vào số tiền cho vay và thời hạn cho vay đối với thuyền, lưới đã cải tiến và giá trị sản lượng ước tính tăng lên do hiệu quả kinh tế của việc cải tiến đưa lại để định mức thu hồi nợ hàng năm. Mức nợ hàng năm được chia ra từng vụ và từng tháng phù hợp với mức thu hoạch của hợp tác xã.
D. CHO VAY ĐỂ XÂY DỤNG CƠ BẢN KHÁC CHO NGHỀ CÁ
Điều 25. Ngân hàng cho hợp tác xã nghề cá vay để xây dựng cơ bản khác trực tiếp dùng vào việc sản xuất nghề cá như:
1. Xây dựng nhà kho chứa dụng cụ đánh cá;
2. Góp với hợp tác xã khác để xây dựng bến đậu theo quy mô nhỏ;
Điều 26. Hợp tác xã chỉ được vay để xây dựng nhà kho và xây dựng bến đậu trong những trường hợp sau đây:
1. Hợp tác xã đã tận dụng nhà công cộng hay nhà của xã viên nhưng chưa đủ để chứa dụng cụ đánh cá và chứa nguyên vật liệu dùng vào việc đóng thuyền đan lưới;
2. Xây dựng nhà kho sẽ tạo điều kiện tốt hơn nữa cho việc quản lý, bảo quản tài sản của hợp tác xã, tiết kiệm được nhiều vốn;
3. Hợp tác xã không thể sử dụng được những bến đậu đã có do Nhà nước xây dựng, nên cần thiết phải cùng các hợp tác xã khác làm bến đậu theo quy mô nhỏ để tiết kiệm công sức và có điều kiện bảo quản thuyền lưới được tốt hơn.
Điều 27. Hợp tác xã muốn vay để xây dựng nhà kho và bến đậu phải có những điều kiện cụ thể sau đây:
1. Có kế hoạch và dự trù chi phí xây dựng nhà kho được đại hội hoặc đại hội đại biểu xã viên thông qua và cơ quan thủy sản huyện đồng ý;
2. Đối với bến đậu thì kế hoạch xây dựng phải nằm trong quy hoạch chung của địa phương được Uỷ ban hành chính huyện duyệt y giao cho hợp tác xã tự làm;
3. Được cơ quan thương nghiệp địa phương đồng ý cung cấp đủ nguyên vật liệu.
Điều 28. Việc cho vay để xây dựng bến đậu do Trưởng chi nhánh ngân hàng tỉnh, thành phố quyết định.
Điều 29. Trong việc xây dựng nhà kho và xây dựng bến đậu, Ngân hàng chỉ cho hợp tác xã vay để mua sắm nguyên vật liệu và trả chi phí nhân công kỹ thuật chứ không cho vay để trả chi phí nhân công thường. Hợp tác xã phải huy động xã viên góp công lao động vào việc xây dựng và coi đó như nguồn vốn tự có của hợp tác xã.
Điều 30. Mức cho vay để xây dựng nhà kho và xây dựng bến đậu chỉ bằng số tiền dùng để mua nguyên vật liệu và trả nhân công kỹ thuật như đã nói ở điều 29. Trong quá trình xây dựng, Ngân hàng sẽ căn cứ vào chi phí thực tế về mua nguyên vật liệu và trả nhân công kỹ thuật để phát tiền vay dần cho hợp tác xã.
Điều 31. Thời hạn cho vay để xây dựng nhà kho và bến đậu tối đa không quá 7 năm.
Điều 32. Ngân hàng sẽ căn cứ vào số tiền cho vay và thời hạn cho vay đối với nhà kho và bến đậu để định mức thu hồi nợ hàng năm. Mức thu nợ hàng năm phải chia ra từng quý và được trao đổi thống nhất trước với hợp tác xã.
E. CHO VAY ĐỂ SỬA CHỮA LỚN VÀ MUA SẮM THIẾT BỊ THAY THẾ
Điều 33. Ngân hàng cho hợp tác xã vay để sửa chữa lớn thuyền, lưới, nhà kho và bến đậu theo kế hoạch sửa chữa lớn hàng năm của hợp tác xã đã được đại hội hoặc đại hội đại biểu xã viên thông qua và gửi đến Ngân hàng vào đầu năm kế hoạch.
Điều 34. Muốn vay để sửa chữa lớn hợp tác xã phải mở tài khoản và gửi kịp thời, đầy đủ số tiền đã trích khấu hao sửa chữa lớn vào Ngân hàng hay hợp tác xã tín dụng được Ngân hàng ủy nhiệm.
Điều 35. Trong việc sửa chữa lớn, Ngân hàng cho hợp tác xã vay để mua nguyên vật liệu và trả chi phí nhân công kỹ thuật.
Điều 36. Ngoài việc cho vay để sửa chữa lớn thông thường theo kế hoạch hàng năm như đã nói ở điều 33. Ngân hàng còn cho hợp tác xã vay để mua sắm những thiết bị thay thế khi cần thiết như cột buồm, bánh lái và những thiết bị khác của thuyền (theo tiêu chuẩn tài sản cố định) bị hư hỏng bất thường.
Điều 37. Mức cho vay để sửa chữa lớn là số chênh lệch giữa kế hoạch chi phí sửa chữa lớn và số tiền đã trích khấu hao sửa chữa lớn chưa sử dụng. Mức cho vay để mua sắm thiết bị thay thế bằng (=) giá trị các thiết bị đó theo giá bán của cơ quan thương nghiệp địa phương trừ (-) phần vốn tự lực của hợp tác xã.
Điều 38. Thời hạn cho vay để sửa chữa lớn và mua sắm thiết bị thay thế tối đa không quá 3 năm.
Điều 39. Hợp tác xã phải trích đủ mức khấu hao sửa chữa lớn theo kế hoạch để trả nợ vay về sửa chữa lớn và trích quỹ tích lũy để trả nợ về mua sắm thiết bị thay thế.
G. CHO VAY ĐỂ MUA SẮM PHƯƠNG TIỆN CƠ BẢN LÀM CÁC NGÀNH NGHỀ KHÁC
Điều 40. Ngân hàng cho hợp tác xã nghề cá vay để mua sắm phương tiện cơ bản làm một số ngành nghề khác nhằm sử dụng tốt nhân lực trong hợp tác xã, tăng thu nhập cho hợp tác xã và xã viên.
Trong việc làm thêm các ngành nghề, Ngân hàng cho hợp tác xã vay để:
1. Xây dựng cơ sở chế biến thủy sản, làm nhà xưởng để sản xuất tiểu thủ công, làm các công trình nuôi cá, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, trồng và chăm sóc các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả v.v…;
2. Mua sắm phương tiện, dụng cụ cơ bản cho các ngành nghề;
3. Mua sắm phương tiện vận tải, v.v…
Điều 41. Điều kiện cho vay, cách cho vay, cách thu nợ và thời hạn cho vay đối với các ngành nghề khác trong hợp tác xã nghề cá thì khi cho vay làm ngành nghề nào sẽ áp dụng theo các thể lệ và biện pháp cho vay đối với ngành nghề đó do Ngân hàng Nhà nước đã ban hành.
Khi cho vay làm các ngành nghề khác trong hợp tác xã nghề cá cần chú ý là Ngân hàng chỉ cho vay làm những ngành nghề do hợp tác xã nghề cá quản lý và do người lao động trong hợp tác xã đảm nhiệm. Những ngành nghề này phải nhằm phục vụ cho việc khai thác và chế biến thủy sản hoặc không ảnh hưởng đến nhiệm vụ sản xuất cá của hợp tác xã.
H. CHO VAY ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN THIỆT HẠI VỀ THIÊN TAI, ĐỊCH HỌA
Điều 42. Khi hợp tác xã nghề cá bị thiên tai, địch họa làm mất mát, hư hỏng thuyền, lưới thì Ngân hàng sẽ cho hợp tác xã vay để:
1. Mua sắm lại thuyền, lưới mới;
2. Sửa chữa lại thuyền, lưới và mua sắm thiết bị thay thế.
Điều 43. Hợp tác xã muốn vay để mua sắm hay để sửa chữa lại thuyền, lưới bị thiệt hại do thiên tai, địch họa phải có những điều kiện sau đây:
1. Có báo cáo và thống kê đầy đủ cả về số lượng và giá trị những tài sản bị thiệt hại được cơ quan thủy sản và Ủy ban hành chính huyện chứng nhận;
2. Có kế hoạch và dự trù chi phí về những phương tiện cần thiết phải mua sắm lại, được đại hội hoặc đại hội đại biểu xã viên thông qua và Ủy ban hành chính huyện đồng ý;
Điều 44. Khoản cho vay nói ở điều 42 được coi như khoản cho vay mới, do đó cách cho vay, cách thu nợ và định thời hạn nợ cũng áp dụng theo các điều ở mục A, mục B và mục E nói trên, thích ứng với từng loại cho vay.
Điều 45. Đối với các món nợ cũ thuộc về những tài sãn đã bị thiệt hại được Ủy ban hành chính huyện chứng nhận không còn vật tư đảm bảo nữa, thì Ngân hàng sẽ chuyển sang loại “cho vay đặc biệt về thiên tai, địch họa” để theo dõi riêng, khi chuyển số nợ này thì ghi “Nợ” tài khoản ”cho vay đặc biệt đối với các khoản thiệt hại về thiên tai, địch họa” và ghi “Có” tài khoản cho vay thích ứng.
Điều 46. Đối với khoản nợ đặc biệt về thiên tai địch họa thì Trưởng chi nhánh Ngân hàng tỉnh, thành phố được tạm thời cho hoãn nợ và báo cáo lên Ngân hàng Trung ương quyết định.
CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NGHỀ CÁ
A. CÁC LOẠI CHO VAY NGẮN HẠN
Điều 47. Ngân hàng cho hợp tác xã nghề cá vay ngắn hạn theo các loại sau đây:
1. Cho vay chi phí sản xuất nghề cá;
2. Cho vay chi phí sản xuất các ngành nghề khác;
B. ĐỐI TƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN
Điều 48. Về chi phí sản xuất nghề cá, Ngân hàng cho vay để:
1. Mua sắm các nguyên vật liệu như nâu để nhuộm lưới, gai, sợi, tơ, nilông, để vá lưới, đay để làm dây kéo lưới, muối để ướp cá, vật liệu làm chà rào và vật liệu dùng cho việc sửa chữa thường xuyên như nứa, bôi để thui thuyền..vv…
2. Mua nhiên liệu cho thuyền máy (nếu có);
3.Mua sắm dụng cụ rẻ tiền mau hỏng như phao cứu sinh;
4.Mua sắm công cụ đắt tiền nhưng mau hỏng như bè, câu, giống v.v…
Điều 49. Về chi phí sản xuất cho các ngành nghề khác, Ngân hàng cho vay để:
1. Mua sắm các nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu dùng cho nghề chế biến thủy sản, dùng trong sản xuất thủ công nghiệp và trong sản xuất nông nghiệp;
2. Mua sắm dụng cụ rẻ tiền mau hỏng để làm các ngành nghề khác.
C. CÁCH CHO VAY NGẮN HẠN
Điều 50. Đối với các chi phí sản xuất nghề cá cũng như các nghề khác trong hợp tác xã, sau khi huy động hết khả năng tự lực của hợp tác xã (vốn và nhân lực) nếu còn thiếu thì Ngân hàng cho vay đủ mức cần thiết.
Về nguyên, nhiên, vật liệu và dụng cụ, Ngân hàng cho vay trong phạm vi mức tiêu chuẩn kỹ thuật cần thiết và theo giá bán của thương nghiệp (nếu mua của cơ quan thương nghiệp) hoặc theo giá thực tế mua ngoài (nếu mua của hợp tác xã và nhân dân) cộng thêm các khoản chi phí về chuyên chở và bốc dỡ.
Điều 51. Trong cùng một thời gian, hợp tác xã có thể vay để làm nhiều công việc khác nhau, nhưng mỗi công việc phải có bản dự trù và đơn xin vay riêng. Đối với mỗi công việc, Ngân hàng xét cho vay một lần nhưng phát tiền dần theo mức thực hiện.
Điều 52. Số tiền được vay trước tiên phải dùng để chuyên trả tiền mua nguyên nhiên vật liệu, dụng cụ cho các đơn vị bán có mở tài khoản tại Ngân hàng hay tại hợp tác xã tín dụng được Ngân hàng ủy nhiệm. Số còn lại, hợp tác xã dùng để trả tiền nguyên vật liệu mua ngoài.
D. THỜI HẠN CHO VAY
Điều 53. Tùy theo chu kỳ sản xuất dài, ngắn và tình hình tiêu thụ sản phẩm của từng ngành nghề trong hợp tác xã mà quy định thời hạn cho thích hợp, nhưng tối đa không quá 12 tháng.
E. CÁCH THU NỢ
Điều 54. Ngân hàng thu nợ theo từng loại vay riêng biệt. Khi hợp tác xã bán sản phẩm do các ngành nghề sản xuất ra thì phải trả đủ nợ đến hạn cho Ngân hàng, trường hợp vì điều kiện khách quan, thu nhập của hợp tác xã kém không thể trả nợ đúng hạn thì phải báo cáo với Ngân hàng để xét cho gia thêm hạn.
Điều 55. Mức lãi cho vay dài hạn và ngắn hạn của Ngân hàng đối với hợp tác xã nghề cá điều áp dụng biểu lãi suất cho vay Ngân hàng ban hành kèm theo Nghị định số 94-TTg/TN ngày 10-10-1964 của Hội đồng Chính phủ.
LẬP VÀ XÉT DUYỆT KẾ HOẠCH VAY VỐN
Điều 56. Muốn được vay vốn dài hạn và ngắn hạn của Ngân hàng, các hợp tác xã nghề cá phải có kế hoạch vay vốn kèm theo các tài liệu có liên quan gửi trước đến Ngân hàng.
Việc lập kế hoạch vay vốn dài hạn và ngắn hạn của hợp tác xã nghề cá phải theo đúng sự hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
KIỂM TRA VỐN VAY VÀ KỶ LUẬT TÍN DỤNG
Điều 57. Ngân hàng kiểm tra hợp tác xã nghề cá nhằm xem xét việc sử dụng vốn của hợp tác xã và mức vật tư để làm bảo đảm cho vốn vay của Ngân hàng.
Điều 58. Ngân hàng tiến hành kiểm tra bằng cách:
1. Xem xét các chứng từ và sổ sách kế toán của hợp tác xã;
2. Đối chiếu công việc làm thực tế của hợp tác xã với kế hoạch vay vốn và các tài liệu có liên quan đã gửi tới Ngân hàng;
3. Từng thời kỳ Ngân hàng phải tính toán giá trị tài sản và vật tư của hợp tác xã để kiểm tra mức độ bảo đảm vốn vay của Ngân hàng.
Điều 59. Đối với những hợp tác xã đã sản xuất, kinh doanh tốt, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ sòng phẳng thì Ngân hàng sẽ chiếu cố thích đáng việc cho vay và thu nợ như cho vay khi hợp tác xã chưa kịp làm kế hoạch hoặc không chuyển ngay qua nợ quá hạn khi hợp tác xã chưa kịp trả nợ đến hạn.
Đối với những hợp tác xã sử dụng vốn vay không đúng mục đích thì Ngân hàng sẽ thu hồi về trước kỳ hạn phần vốn vay bị sử dụng sai. Nếu hợp tác xã không có tiền để trả thì Ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn và tính lãi cao hơn.
Điều 60. Đối với hợp tác xã có nợ thiếu vật tư đảm bảo thì tùy trường hợp mà Ngân hàng xử lý:
1. Nếu do khách quan gây ra làm cho tài sản của hợp tác xã bị hư hao tổn thất dẫn đến nợ thiếu vật tư đảm bảo thì Ngân hàng không chuyển số nợ đó qua nợ quá hạn mà còn giúp đỡ hợp tác xã tạo điều kiện thuận lợi để có thể tiếp tục sản xuất mau chóng.
2. Nếu do chủ quan hợp tác xã gây ra làm hư hao tổn thất tài sản, phát sinh nợ thiếu vật tư đảm bảo thì Ngân hàng sẽ giúp hợp tác xã kiểm điểm, phân tích tìm biện pháp để khắc phục. Nếu qua nhiều lần góp ý mà hợp tác xã không chịu sửa chữa thì Ngân hàng sẽ áp dụng kỷ luật tín dụng đến mức có thể tạm thời đình chỉ việc cho vay trong một thời gian. Việc đình chỉ cho vay đối với hợp tác xã phải có sự thống nhất với Ủy ban hành chính huyện. Sau thời gian đó, nếu hợp tác xã tích cực sửa chữa được khuyết điểm, thì Ngân hàng sẽ tiếp tục cho vay lại như thường.
THỦ TỤC VAY, THU NỢ ĐỐI VỚI HỢP TÁC XÃ NGHỀ CÁ
Điều 61. Về thủ tục giấy tờ (khế ước, đơn xin vay, giấy nhận nợ) và thủ tục kế toán (cách lập chứng từ, cách ghi chép sổ sách kế toán) về cho vay dài hạn và ngắn hạn đối với hợp tác xã nghề cá đều áp dụng theo chế độ kế toán cho vay số 27-KT/CDE. 49 ngày 19-03-1965 của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 62. Hợp tác xã nghề cá vay vốn Ngân hàng có trách nhiệm:
1. Chấp hành đầy đủ thể lệ cho vay của Ngân hàng đối với hợp tác xã nghề cá;
2. Sủ dụng vốn vay của Ngân hàng đúng mục đích đã kê khai trong khi xin vay, đôn đốc hoàn thành đúng thời hạn việc đóng thuyền, đan lưới, việc xây dựng các công trình để đưa nhanh vào sản xuất, trường hợp cần thiết phải kéo dài thời hạn vay hoặc sử dụng tiền vay loại này sang loại khác thì phải được sự đồng ý của Ngân hàng;
3. Trả nợ cho Ngân hàng đúng mức và đúng hạn;
4. Chịu sự kiểm tra của Ngân hàng, cung cấp các tài liệu, số liệu cần thiết cho việc kiểm tra, tích cực phát huy những ưu tiên và sửa chữa những khuyết điểm đã phát hiện được.
Điều 63. Cán bộ Ngân hàng phụ trách công tác cho vay đối với hợp tác xã nghề cá có trách nhiệm:
1. Giúp hợp tác xã nghề cá chấp hành đúng chế độ và thể lệ cho vay, giúp hợp tác xã lập kế hoạch vay vốn đúng đắn;
2. Cho vay kịp thời, đúng phương hướng và định mức;
3. Giúp hợp tác xã sử dụng tốt vốn tự có và vốn vay. Cuối mỗi vụ cùng hợp tác xã phân tích một số chi tiêu kinh tế và tình hình tài vụ của hợp tác xã, giúp hợp tác xã tăng cường cải tiến các mặt quản lý;
4. Thu nợ đúng mức và đúng thời hạn;
Điều 64. Thể lệ cho vay đối với hợp tác xã nghề cá này được ban hành theo Quyết định số 452-QĐ ngày 27-07-1965 của ông Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Điều 65. Các văn bản trước đây về cho vay, thu nợ đối với hợp tác xã nghề cá trái với thể lệ này đều bãi bỏ.
|
TỔNG
GIÁM ĐỐC |