Quy định 183-QĐ/TW năm 2013 về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Số hiệu | 183-QĐ/TW |
Ngày ban hành | 08/04/2013 |
Ngày có hiệu lực | 08/04/2013 |
Loại văn bản | Quy định |
Cơ quan ban hành | Ban Chấp hành Trung ương |
Người ký | Lê Hồng Anh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BAN CHẤP
HÀNH TRUNG ƯƠNG |
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM |
Số: 183-QĐ/TW |
Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2013 |
VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA BAN NỘI CHÍNH TỈNH ỦY, THÀNH ỦY TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XI,
Ban Bí thư quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ban nội chính tỉnh ủy) như sau:
Ban nội chính tỉnh ủy là cơ quan tham mưu của tỉnh ủy mà trực tiếp, thường xuyên là ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng.
1- Nghiên cứu, đề xuất
- Chủ trì hoặc phối hợp tham mưu, đề xuất xây dựng chủ trương, nghị quyết của tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng.
- Chủ trì hoặc phối hợp tham mưu, đề xuất cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng đối với đảng bộ tỉnh.
- Chủ trì xây dựng các đề án về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, báo cáo tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy xem xét, quyết định.
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất với ban thường vụ tỉnh ủy cho chủ trương về hoạt động của các cơ quan nội chính ở địa phương (tòa án, kiểm sát, tư pháp, thanh tra, công an, quân sự, hải quan), hội luật gia…
- Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất với ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy cho chủ trương, định hướng xử lý một số vụ việc, vụ án theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
2- Hướng dẫn, kiểm tra
- Chủ trì hoặc phối hợp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng ở địa phương.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan giúp tỉnh ủy, ban thường vụ tỉnh ủy kiểm tra, giám sát các cơ quan nội chính địa phương thực hiện các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật về công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng.
3- Thẩm định
Chủ trì hoặc phối hợp thẩm định các đề án về lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng trước khi trình tỉnh ủy và ban thường vụ tỉnh ủy.
4- Tham gia với ban tổ chức tỉnh ủy về công tác cán bộ theo phân cấp; tham gia với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm một số chức danh tư pháp theo quy định.
5- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban thường vụ tỉnh ủy, thường trực tỉnh ủy giao.
Điều 3. Tổ chức bộ máy và biên chế
1- Lãnh đạo ban: Gồm trưởng ban và từ 1 đến 2 phó trưởng ban. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh không quá 3 phó trưởng ban.
2- Cơ cấu tổ chức và biên chế
- Các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, phức tạp về an ninh, chính trị hoặc có quy mô dân số từ 1 triệu người trở lên thì ban nội chính tỉnh (thành) ủy có 3 đầu mối trực thuộc gồm: văn phòng; phòng theo dõi công tác phòng, chống tham nhũng; phòng theo dõi công tác các cơ quan nội chính; biên chế không quá 21 người, riêng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh không quá 30 người.
- Các tỉnh có quy mô dân số dưới 1 triệu người, tốc độ đô thị hóa chưa nhiều thì ban nội chính tỉnh ủy có 2 đầu mối trực thuộc gồm: văn phòng và phòng nghiệp vụ; biên chế không quá 15 người.