Quy định 03-QĐi/TW năm 2018 về quy trình xin chủ trương thành lập hoặc giải thể và bố trí nhân sự lãnh đạo các tổ chức hữu nghị các cấp do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
Số hiệu | 03-QĐi/TW |
Ngày ban hành | 19/07/2018 |
Ngày có hiệu lực | 19/07/2018 |
Loại văn bản | Quy định |
Cơ quan ban hành | Ban Chấp hành Trung ương |
Người ký | Trần Quốc Vượng |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BAN
CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG |
ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM |
Số: 03-QĐi/TW |
Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 2018 |
- Căn cứ Điều lệ Đảng;
- Căn cứ Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư khóa XII;
- Căn cứ Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại (ban hành kèm theo Quyết định số 272-QĐ/TW, ngày 21/01/2015 của Bộ Chính trị khóa XI),
Ban Bí thư quy định quy trình xin chủ trương thành lập hoặc giải thể và bố trí nhân sự lãnh đạo các tổ chức hữu nghị các cấp như sau:
I- THÀNH LẬP HOẶC GIẢI THỂ CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ SONG PHƯƠNG HOẶC ĐA PHƯƠNG CÁC CẤP
1. Đối với các tổ chức thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ở Trung ương
Bước 1: Đảng đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam trình xin ý kiến Ban Bí thư (đồng gửi Ban Đối ngoại Trung ương) về chủ trương thành lập hoặc giải thể các tổ chức thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ở Trung ương.
Bước 2: Ban Đối ngoại Trung ương chủ trì thẩm định, lấy và tổng hợp ý kiến Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao, Ban Tổ chức Trung ương, Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các cơ quan có liên quan để tham mưu đề xuất, trình Ban Bí thư xem xét, quyết định về chủ trương.
Bước 3: Trên cơ sở ý kiến Ban Bí thư về chủ trương thành lập hoặc giải thể các tổ chức thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ở Trung ương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam triển khai thực hiện các quy trình, thủ tục theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức.
2. Đối với liên hiệp các tổ chức hữu nghị (hoặc tổ chức tương đương) cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bước 1: Trên cơ sở thống nhất với Đảng đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương trình xin ý kiến đồng chí Thường trực Ban Bí thư (đồng gửi Ban Đối ngoại Trung ương) về chủ trương thành lập hoặc giải thể liên hiệp các tổ chức hữu nghị (hoặc tổ chức tương đương) cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bước 2: Ban Đối ngoại Trung ương chủ trì thẩm định, lấy và tổng hợp ý kiến Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao, Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ để tham mưu đề xuất, trình đồng chí Thường trực Ban Bí thư xem xét, quyết định về chủ trương.
Bước 3: Trên cơ sở ý kiến của đồng chí Thường trực Ban Bí thư về chủ trương thành lập hoặc giải thể liên hiệp các tổ chức hữu nghị (hoặc tổ chức tương đương) cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện các quy trình, thủ tục thành lập hoặc giải thể tổ chức theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức.
3. Đối với các tổ chức hữu nghị song phương hoặc đa phương ở địa phương
3.1. Trường hợp tổ chức hữu nghị song phương hoặc đa phương tương ứng cấp Trung ương đã có chủ trương của Ban Bí thư hoặc đã được thành lập hoặc giải thể
3.1.1. Đối với tổ chức hữu nghị song phương hoặc đa phương cấp tỉnh
Bước 1: Trên cơ sở thống nhất ý kiến với Đảng đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương xin ý kiến Ban Đối ngoại Trung ương về việc thành lập hoặc giải thể tổ chức hữu nghị song phương hoặc đa phương cấp tỉnh.
Bước 2: Ban Đối ngoại Trung ương phối hợp, thống nhất với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao và các cơ quan có liên quan xem xét, cho ý kiến về việc thành lập hoặc giải thể tổ chức.
Bước 3: Trên cơ sở ý kiến Ban Đối ngoại Trung ương, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan và đơn vị có liên quan triển khai các thủ tục thành lập hoặc giải thể tổ chức theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức.
3.1.2. Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương xem xét, quyết định về chủ trương thành lập hoặc giải thể các tổ chức hữu nghị song phương hoặc đa phương cấp huyện, xã và tương đương; chỉ đạo các cơ quan và đơn vị có liên quan triển khai các thủ tục thành lập hoặc giải thể tổ chức theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức.
3.2. Trường hợp tổ chức hữu nghị song phương hoặc đa phương tương ứng cấp Trung ương chưa có chủ trương của Ban Bí thư cho phép thành lập hoặc giải thể
Bước 1: Trên cơ sở thống nhất với Đảng đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương trình xin ý kiến Ban Bí thư (đồng gửi Ban Đối ngoại Trung ương) về việc thành lập hoặc giải thể tổ chức hữu nghị song phương hoặc đa phương ở địa phương (bao gồm cấp tỉnh, huyện, xã và tương đương).
Bước 2: Ban Đối ngoại Trung ương chủ trì thẩm định, lấy và tổng hợp ý kiến của Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao, Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan để tham mưu đề xuất, trình Ban Bí thư xem xét, quyết định về chủ trương.
Bước 3: Trên cơ sở ý kiến Ban Bí thư, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan và đơn vị có liên quan triển khai các thủ tục thành lập hoặc giải thể tổ chức theo quy định của pháp luật và Điều lệ của tổ chức.
(Trong các bước ở các mục nêu trên của phần 1 này, văn bản trình xin ý kiến các cấp cần nêu rõ về sự cần thiết, tên gọi, tôn chỉ mục đích, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc, cơ cấu của tổ chức thành lập mới hoặc lý do giải thể tổ chức, các giải pháp xử lý sau khi giải thể).
II- VỀ NHÂN SỰ CHỦ TỊCH CÁC TỔ CHỨC HỮU NGHỊ SONG PHƯƠNG HOẶC ĐA PHƯƠNG CÁC CẤP