Phương án 07/PA-UBND về bảo vệ trọng điểm tỉnh Ninh Bình năm 2023

Số hiệu 07/PA-UBND
Ngày ban hành 12/05/2023
Ngày có hiệu lực 12/05/2023
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Trần Song Tùng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/PA-UBND

Ninh Bình, ngày 12 tháng 5 năm 2023

 

PHƯƠNG ÁN

BẢO VỆ TRỌNG ĐIỂM TỈNH NINH BÌNH NĂM 2023

I. CÁC CĂN CỨ

- Luật Đê điều ngày 29/11/2006; Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;

- Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

- Quyết định số 278/QĐ-UBND ngày 12/02/2020 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Ninh Bình;

- Thông báo số 15/TB-BCH ngày 17/3/2021 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN;

- Văn bản số 01/ĐĐ-QLĐĐ ngày 15/02/2023 của Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai về việc tổ chức đánh giá hiện trạng công trình đê điều, xác định trọng điểm đê điều xung yếu và xây dựng phương án hộ đê năm 2023;

- Báo cáo đánh giá hiện trạng công trình đê điều, xác định trọng điểm xung yếu năm 2023, tỉnh Ninh Bình.

II. XÁC ĐỊNH TRỌNG ĐIỂM CHỐNG LỤT BÃO

1. Trọng điểm chống lụt bão của tỉnh

- Âu Chanh (đê Trường Yên);

- Đoạn từ K7+300 - K7+500; đoạn từ K8+100 - K8+200 đê biển Bình Minh III, phía ngoài biển cây chắn sóng thưa thớt và không có tường chắn sóng nên cần phải xây dựng phương án bảo vệ và tăng cường kiểm tra khi có bão.

- Cống Lạc Thiện 1 (K70+198 đê Hữu Đáy).

2. Trọng điểm chống lụt bão của các địa phương: Từng địa phương xây dựng báo cáo hiện trạng và Phương án bảo vệ riêng.

Để thực hiện tốt Phương án bảo vệ trọng điểm phương châm là chuẩn bị tốt công tác “4 tại chỗ”: Chỉ đạo tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

III. PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ TRỌNG ĐIỂM

1. Phương án bảo vệ trọng điểm của tỉnh

1.1. Công tác chỉ đạo

- Theo phương châm lấy phòng ngừa là chính, chủ động về mọi mặt, tuân thủ kỹ thuật hộ đê và các phương án được UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh phê duyệt.

- Để chủ động ứng phó với mọi tình huống thiên tai xảy ra, trước mùa mưa bão Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các cấp, các ngành phải kiện toàn các tiểu ban tiền phương, tiểu ban hậu phương, tiểu ban cứu hộ cứu nạn và phân công phụ trách địa bàn cụ thể, hợp lý.

- Trưởng các tiểu ban (Tiền Phương, Hậu phương, cứu hộ cứu nạn), Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác PCTT và Tìm kiếm cứu nạn khi có thiên tai tại các địa bàn được phân công.

* Trụ sở Chỉ huy tại chỗ:

- Đối với chống bão: Trụ sở tại Trung tâm chỉ huy Phòng chống bão, lụt và giảm nhẹ thiên tai tại đê biển Bình Minh 2.

- Đối với chống lũ: Trụ sở tại Nhà Chỉ huy vận hành Tràn Lạc Khoái. Trong trường hợp có sự cố đê điều, hồ đập, … phải có mặt tại hiện trường để chỉ đạo trực tiếp xử lý sự cố.

1.2. Lực lượng

Ngoài lực lượng xung kích (11.906 người) còn có lực lượng thường trực PCTT của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh và các huyện, thành phố. Các xã còn huy động thêm lực lượng cơ động của quân đội, công an với số lượng 1.000 chiến sỹ quân đội và 700 chiến sỹ công an để tăng cường cho các địa phương thường trực, bảo vệ các trọng điểm PCTT trên địa bàn toàn tỉnh.

1.3. Vật tư, trang thiết bị

[...]