Luật Đất đai 2024

Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022

Số hiệu 02/2022/UBTVQH15
Cơ quan ban hành Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Ngày ban hành 18/08/2022
Ngày công báo Đã biết
Lĩnh vực Vi phạm hành chính,Thủ tục Tố tụng
Loại văn bản Pháp lệnh
Người ký Vương Đình Huệ
Ngày có hiệu lực Đã biết
Số công báo Đã biết
Tình trạng Đã biết

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Pháp lệnh số: 02/2022/UBTVQH15

Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2022

 

PHÁP LỆNH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 67/2020/QH14;

Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Pháp lệnh này quy định về hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt; biện pháp khắc phục hậu quả; biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính; thẩm quyền, thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, cản trở hoạt động giải quyết vụ án, vụ việc của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, cản trở hoạt động giải quyết vụ việc của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dânPháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà không phải là tội phạm thì bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính như hành vi cản trở hoạt động tố tụng theo quy định của Pháp lệnh này.

2. Phiên họp bao gồm phiên họp giải quyết việc dân sự; phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, đối thoại trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính; phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; phiên họp xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và phiên họp khác trong hoạt động tố tụng.

3. Cơ quan, người có thẩm quyền bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an cấp xã, Đồn Công an theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính; Tòa án, Chánh án, Thẩm phán, Thư ký phiên họp thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dânPháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

4. Luật sư quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là người tham gia tố tụng với tư cách:

a) Người bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự;

b) Người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính;

c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân, đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Điều 3. Áp dụng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng

Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 4. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng

1. Cá nhân quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện hành vi quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.

Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 495 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 324 và khoản 1 Điều 325 của Luật Tố tụng hành chính.

Trường hợp Hội thẩm thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng khi đang thực hiện nhiệm vụ của Hội thẩm thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Tổ chức quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 5 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thực hiện hành vi quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.

Điều 5. Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng

1. Các hình thức xử phạt chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng là tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính).

3 . Nguyên tắc áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 21 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền

1. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân đến 40.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi cản trở hoạt động tố tụng của tổ chức đến 80.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

3. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các điều từ Điều 25 đến Điều 32 của Pháp lệnh này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân; thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.

Điều 7. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng

1. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng trong xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng bao gồm:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi cản trở hoạt động tố tụng;

c) Buộc xin lỗi công khai;

d) Buộc thu hồi thông tin, tài liệu, dữ liệu, vật có chứa bí mật điều tra;

d) Buộc gỡ bỏ thông tin, tài liệu, dữ liệu có chứa bí mật điều tra;

e) Buộc thu hồi thông tin sai sự thật;

g) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật;

h) Buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, hình ảnh.

2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 8. Biện pháp ngăn chặn, bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng và nguyên tắc áp dụng

1. Trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng thì có thể áp dụng các biện pháp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 119 của Luật Xử lý vi phạm hành chính bao gồm:

a) Tạm giữ người;

b) Áp giải người vi phạm;

c) Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

d) Khám người;

đ) Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

e) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng thực hiện theo quy định tại Điều 120 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Chương II

HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Mục 1. HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Điều 9. Hành vi tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này:

a) Cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, người có thẩm quyền;

b) Lôi kéo, xúi giục, lừa dối, mua chuộc, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực buộc người khác tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 10. Hành vi tiết lộ bí mật điều tra

1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra mặc dù đã được Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên hoặc Kiểm tra viên yêu cầu phải giữ bí mật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Người tham gia tố tụng tiết lộ bí mật điều tra làm trì hoãn, kéo dài thời gian điều tra mặc dù đã được Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên hoặc Kiểm tra viên yêu cầu phải giữ bí mật, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi thông tin, tài liệu, dữ liệu, vật có chứa bí mật điều tra đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc gỡ bỏ thông tin, tài liệu, dữ liệu có chứa bí mật điều tra đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về sự có mặt theo giấy triệu tập

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng đã được triệu tập mà vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng.

Điều 12. Hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 13. Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Người tham gia tố tụng khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật, trừ người bị buộc tội;

b) Người tham gia tố tụng từ chối khai báo hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ cung cấp tài liệu, đồ vật, trừ người bị buộc tội.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng làm giả hoặc hủy hoại chứng cứ gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án, vụ việc.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người bị hại tham gia tố tụng hoặc buộc người bị hại khai báo gian dối, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;

b) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;

c) Người giám định, người định giá tài sản từ chối kết luận giám định, định giá tài sản mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch, người dịch thuật thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch, người dịch thuật dịch gian dối;

b) Người tham gia tố tụng lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực nham ngăn cản người giám định, người định giá tài sản thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định, người định giá tài sản kết luận sai với sự thật khách quan;

c) Người giám định, người định giá tài sản kết luận gian dối.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư lừa dối, đe dọa, mua chuộc hoặc sử dụng vũ lực buộc người bị hại khai báo gian dối hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Điều 14. Hành vi ngăn cản việc cấp, giao, nhận, thông báo hoặc không thực hiện trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

1. Người được giao trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;

2. Người tham gia tố tụng ngăn cản việc cấp, giao, nhận hoặc thông báo văn bản tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điều 15. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người tham gia tố tụng đe dọa, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp hành vi vi phạm của luật sư đến mức phải áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam có thời hạn theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì việc xử phạt được áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Mục 2. HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ, TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH, VIỆC XEM XÉT, QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN, ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TỪ ĐỦ 12 TUỔI ĐẾN DƯỚI 18 TUỔI VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC; HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Điều 16. Hành vi cố ý không có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người làm chứng, người phiên dịch, người giám định đã được Tòa án triệu tập hợp lệ nhưng cố ý không đến Tòa án hoặc không có mặt tại phiên tòa, phiên họp mà không có lý do chính đáng và nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho hoạt động tố tụng của Tòa án.

Điều 17. Hành vi cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa, hành hung hoặc lợi dụng sự lệ thuộc nhằm cản trở đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tham gia tố tụng theo yêu cầu của Tòa án.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 18. Hành vi cản trở hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ của cơ quan, người có thẩm quyền

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ mà người đó đang quản lý, lưu giữ;

b) Người làm chứng khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật khi làm chứng;

c) Người làm chứng từ chối khai báo, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 78 của Bộ luật Tố tụng dân sựđiểm c khoản 2 Điều 62 của Luật Tố tụng hành chính.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Làm giả hoặc hủy hoại chứng cứ quan trọng gây trở ngại cho việc giải quyết vụ án, vụ việc của Tòa án;

b) Không cử người tham gia Hội đồng định giá theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng;

c) Người giám định từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lừa dối, đe dọa, mua chuộc, cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người làm chứng ra làm chứng hoặc buộc người khác ra làm chứng gian dối, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;

b) Đe dọa, sử dụng vũ lực, gây mất trật tự hoặc có hành vi khác cản trở người có thẩm quyền tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ, quyết định định giá, quyết định trưng cầu giám định hoặc thực hiện các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ khác theo quy định của pháp luật;

c) Người giám định từ chối kết luận giám định mà không có lý do chính đáng;

d) Không tham gia thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng định giá mà không có lý do chính đáng.

4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lừa dối, đe dọa, mua chuộc, cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người phiên dịch thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người phiên dịch dịch không trung thực, không khách quan, không đúng nghĩa;

b) Lừa dối, đe dọa, mua chuộc, cưỡng ép hoặc sử dụng vũ lực nhằm ngăn cản người giám định thực hiện nhiệm vụ hoặc buộc người giám định kết luận sai với sự thật khách quan;

c) Người giám định kết luận giám định sai sự thật;

d) Người phiên dịch cố ý dịch sai sự thật.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2, điểm a và điểm b khoản 3, điểm a và điểm b khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Điều 19. Hành vi cản trở việc cấp, giao, nhận, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của Tòa án

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện việc cấp, giao, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng của Tòa án theo yêu cầu của Tòa án mà không có lý do chính đáng;

b) Ngăn cản việc cấp, giao, nhận, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng của Tòa án.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hủy hoại văn bản tố tụng của Tòa án mà mình được giao để cấp, tống đạt hoặc thông báo theo yêu cầu của Tòa án;

b) Giả mạo kết quả thực hiện việc tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng của Tòa án mà mình được giao thực hiện.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Thừa phát lại tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của Tòa án không đúng quy định thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.

Điều 20. Hành vi can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người nào bằng ảnh hưởng của mình có hành vi tác động dưới bất kỳ hình thức nào với Thẩm phán, thành viên Hội đồng xét xử nhằm làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không khách quan, không đúng pháp luật.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người nào lợi dụng quan hệ lệ thuộc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 21. Hành vi xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín, xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này:

a) Xúc phạm, xâm hại đến sự tôn nghiêm, uy tín của Tòa án;

b) Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án.

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa, sử dụng vũ lực hoặc có hành vi khác xâm hại sức khỏe của người có thẩm quyền hoặc những người khác thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của Tòa án, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Trường hợp hành vi vi phạm của luật sư đến mức phải áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam có thời hạn theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì việc xử phạt được áp dụng theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Điều 22. Hành vi đưa tin sai sự thật

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi đưa tin sai sự thật nhằm cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi đưa tin sai sự thật làm trì hoãn, kéo dài thời gian tiến hành hoạt động tố tụng của Tòa án, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều nảy.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với luật sư thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;

b) Buộc thu hồi thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;

c) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này;

d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

7. Nhà báo đăng, phát nội dung thông tin sai sự thật trên báo chí nhằm cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí.

Mục 3. HÀNH VI VI PHẠM NỘI QUY PHIÊN TÒA, PHIÊN HỌP; HÀNH VI KHÁC CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG; HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Điều 23. Hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng điện thoại, tạo các tạp âm hoặc thực hiện các hành vi khác gây mất trật tự tại phiên tòa;

b) Để thiết bị điện tử ở trạng thái tắt camera hoặc tắt âm thanh micro mặc dù được chủ tọa phiên tòa nhắc nhở;

c) Không đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án, khi Hội đồng xét xử tuyên án mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép;

d) Bị cáo không đứng dậy khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép;

đ) Hút thuốc, ăn uống trong phòng xử án;

e) Mặc trang phục không nghiêm túc, đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án không có lý do chính đáng và không được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa;

g) Bị cáo đang bị tạm giam tiếp xúc với người khác không phải là người bào chữa cho mình mà không được chủ tọa phiên tòa cho phép;

h) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã được nhắc nhở nhưng vẫn vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa;

b) Hỏi, trình bày ý kiến khi chưa được chủ tọa phiên tòa đồng ý;

c) Gây rối tại phòng xử án;

d) Không chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa mặc dù đã được nhắc nhở;

đ) Có thái độ không tôn trọng Hội đồng xét xử;

e) Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án không xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác mặc dù đã được nhắc nhở;

g) Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án không ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa;

h) Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án rời khỏi phòng xử án khi phiên tòa đang diễn ra không có lý do chính đáng và không được chủ tọa phiên tòa đồng ý;

i) Nhà báo không thực hiện yêu cầu của Tòa án về việc xuất trình thẻ nhà báo khi tham dự phiên tòa để hoạt động nghiệp vụ báo chí.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lôi kéo, xúi giục, kích động người khác gây mất trật tự, gây rối tại phòng xử án;

b) Mang đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu hoặc tài liệu, đồ vật khác vào phòng xử án ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa;

c) Cố ý ngắt hệ thống chiếu sáng, âm thanh, ghi âm, ghi hình ảnh hưởng đến phiên tòa.

4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án;

b) Mang vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy hoặc chất độc vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa;

c) Ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b và điểm c khoản 3, điểm b và điểm c khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, hình ảnh đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;

c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.

7. Quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này được áp dụng đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng tại phiên họp của Tòa án.

Điều 24. Hành vi khác cản trở hoạt động tố tụng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Phát tán tài liệu hoặc phát tán thông tin tài khoản đăng nhập vào hệ thống xét xử trực tuyến;

b) Hủy hoại hệ thống đường truyền và thiết bị mạng, hệ thống âm thanh (loa, micro, tăng âm, bộ trộn âm thanh), thiết bị hiển thị hình ảnh tại điểm cầu trung tâm và các điểm cầu thành phần phiên tòa, phiên họp trực tuyến, thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình, phần mềm truyền hình trực tuyến, thiết bị camera ghi hình diễn biến phiên tòa, phiên họp, thiết bị lưu trữ dữ liệu, máy chiếu vật thể dùng để trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa, phiên họp.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương III

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT, THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 25. Thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân

1. Kể từ khi được phân công, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, e, g và h khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

4. Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

Điều 26. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

1. Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.200.000 đồng.

2. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

3. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

4. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

5. Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

Điều 27. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng

1. Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

2. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

3. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

Điều 28. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển

1. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng.

2. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

3. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 12.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

4. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

5. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan

1. Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

2. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

Điều 30. Thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm

1. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

2. Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

3. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

Điều 31. Thẩm quyền xử phạt của Kiểm ngư

1. Kiểm ngư viên được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

2. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

Điều 32. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm từ điểm b đến điểm h khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm từ điểm b đến điểm h khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

Điều 33. Xác định thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân

1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13, Điều 14, Điều 16, khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 19, khoản 1 và khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh này.

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14, khoản 1 Điều 15, Điều 16, Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều 18, Điều 19, khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 22, các khoản 1, 2 và 3 Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.

3. Chánh án Tòa án quân sự khu vực xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 9, Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14, khoản 1 Điều 15, các khoản 1, 2 và 3 Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.

4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 11 đến Điều 24 của Pháp lệnh này.

5. Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15, Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.

Điều 34. Xác định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

1. Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ, Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13 và Điều 14 của Pháp lệnh này.

2. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 10, Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14 và khoản 1 Điều 15 của Pháp lệnh này.

3. Giám đốc Công an cấp tình xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, khoản 1 và khoản 2 Điều 10, Điều 11, Điều 12, các khoản 1, 2 và 3 Điều 13, Điều 14, khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Pháp lệnh này.

4. Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15 của Pháp lệnh này.

Điều 35. Xác định thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng

1. Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 10, Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14 và khoản 1 Điều 15 của Pháp lệnh này.

2. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, khoản 1 và khoản 2 Điều 10, Điều 11, Điều 12, các khoản 1, 2 và 3 Điều 13, Điều 14, khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Pháp lệnh này.

3. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15 của Pháp lệnh này.

Điều 36. Xác định thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển

1. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13 và Điều 14 của Pháp lệnh này.

2. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 10, Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14 và khoản 1 Điều 15 của Pháp lệnh này.

3. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, khoản 1 Điều 10, Điều 11, Điều 12, các khoản 1, 2 và 3 Điều 13, Điều 14, khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Pháp lệnh này.

4. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 9, khoản 1 Điều 10 và các điều từ Điều 11 đến Điều 15 của Pháp lệnh này.

Điều 37. Xác định thẩm quyền xử phạt của Hải quan

1. Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, khoản 1 và khoản 2 Điều 10, Điều 11, Điều 12, các khoản 1, 2 và 3 Điều 13, Điều 14, khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Pháp lệnh này.

2. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15 của Pháp lệnh này.

Điều 38. Xác định thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm

1. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, khoản 1 và khoản 2 Điều 10, Điều 11, Điều 12, các khoản 1, 2 và 3 Điều 13, Điều 14, khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Pháp lệnh này.

2. Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Cục trưởng Cục Kiểm lâm xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15 của Pháp lệnh này.

Điều 39. Xác định thẩm quyền xử phạt của Kiểm ngư

1. Kiểm ngư viên được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13 và Điều 14 của Pháp lệnh này.

2. Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15 của Pháp lệnh này.

Điều 40. Xác định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13, Điều 14, Điều 16, khoản 1 Điều 18 và khoản 1 Điều 19 của Pháp lệnh này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, khoản 1 và khoản 2 Điều 10, Điều 11, Điều 12, các khoản 1, 2 và 3 Điều 13, Điều 14, khoản 1 và khoản 2 Điều 15, Điều 16, Điều 17, các khoản 1, 2 và 3 Điều 18, Điều 19, khoản 1 và khoản 2 Điều 21, khoản 1 và khoản 2 Điều 22 của Pháp lệnh này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 19, Điều 21 và Điều 22 của Pháp lệnh này.

Điều 41. Phân định thẩm quyền xử phạt

1. Người có thẩm quyền xử phạt trong Tòa án nhân dân có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 và Điều 33 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng kể từ thời điểm Tòa án nhân dân nhận, thụ lý vụ án, vụ việc.

2. Người có thẩm quyền xử phạt trong Tòa án quân sự có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 và Điều 33 của Pháp lệnh này đối với:

a) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng kể từ thời điểm Tòa án quân sự nhận, thụ lý vụ án;

b) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Viện kiểm sát quân sự, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và các cơ quan trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, trừ Bộ dội Biên phòng và Cảnh sát biển;

c) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn truy tố của cơ quan, người có thẩm quyền trong Viện kiểm sát quân sự.

3. Người có thẩm quyền xử phạt trong Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 26 và Điều 34 của Pháp lệnh này đối với:

a) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Công an nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn truy tố của cơ quan, người có thẩm quyền trong Viện kiểm sát nhân dân.

4. Người có thẩm quyền xử phạt trong Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 27 và Điều 35 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Bộ đội Biên phòng.

5. Người có thẩm quyền xử phạt trong Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 28 và Điều 36 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Cảnh sát biển.

6. Người có thẩm quyền xử phạt trong Hải quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 29 và Điều 37 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Hải quan.

7. Người có thẩm quyền xử phạt trong Kiểm lâm có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 30 và Điều 38 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Kiểm lâm.

8. Người có thẩm quyền xử phạt trong Kiểm ngư có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 31 và Điều 39 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Kiểm ngư.

9. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 32 và Điều 40 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan, người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 42. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 55 đến Điều 68 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân, các cơ quan trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, trừ Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển thì người có thẩm quyền lập biên bản phải gửi biên bản và các tài liệu khác có liên quan cho người có thẩm quyền xử phạt để xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 43. Lập biên bản vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự bao gồm:

a) Người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh này;

b) Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án, vụ việc;

c) Thẩm tra viên; Thư ký Tòa án đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;

d) Người có thẩm quyền khác của Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.

2. Người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương bao gồm:

a) Kiểm sát viên được phân công giải quyết vụ án, vụ việc;

b) Điều tra viên, cán bộ điều tra được phân công giải quyết vụ án, vụ việc;

c) Kiểm tra viên đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;

d) Người có thẩm quyền khác của Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.

3. Người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư bao gồm:

a) Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các điều từ Điều 26 đến Điều 31 của Pháp lệnh này;

b) Điều tra viên được phân công giải quyết vụ án, vụ việc;

c) Cán bộ điều tra đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;

d) Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;

đ) Người có thẩm quyền khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.

4. Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc lập biên bản, chuyển biên bản vi phạm hành chính, chuyền hồ sơ vụ vi phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 44. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính

1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi quy định tại Điều 9; Điều 10; Điều 13; Điều 15; điểm b và điểm c khoản 1, điểm a và điểm c khoản 2, các điểm a, b và c khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 18; khoản 3 Điều 20; Điều 21; điểm c khoản 2, điểm a khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 23; điểm b khoản 1 Điều 24 và các hành vi khác theo quy định của Pháp lệnh này có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.

2. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 45. Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 69 đến Điều 88 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế bao gồm:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;

b) Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao;

c) Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế trong Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư được thực hiện theo quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 87 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 46. Nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

1. Nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục áp dụng, việc hủy bỏ hoặc thay thế các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 120 đến Điều 129 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Lực lượng Công an nhân dân đang tham gia bảo vệ phiên tòa có trách nhiệm buộc người vi phạm nội quy phiên tòa rời khỏi phòng xử án hoặc bắt giữ, áp giải theo quyết định của chủ tọa phiên tòa.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 47. Hiệu lực thi hành

Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2022.

Điều 48. Trách nhiệm tổ chức thi hành

Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm tổ chức thi hành Pháp lệnh này.

Pháp lệnh này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8 thông qua ngày 18 tháng 8 năm 2022.

 

 

TM.ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Vương Đình Huệ

 

64
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tiện ích dành riêng cho tài khoản TVPL Basic và TVPL Pro
Tải về Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022
Tải văn bản gốc Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022

STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

Ordinance No. 02/2022/UBTVQH15

Hanoi, August 18, 2022

 

ORDINANCE

ON IMPOSITION OF ADMINISTRATIVE PENALTIES ON THE OBSTRUCTION OF JUSTICE

Pursuant to Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

Pursuant to the Law on Administrative Penalties No. 15/2012/QH13 amended according to the Law No. 67/2020/QH14;

The Standing Committee of National Assembly promulgates an Ordinance on imposition of administrative penalties on the obstruction of justice.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 2. Definitions

For the purposes of this Ordinance, the terms below shall be construed as follows:

1. “Obstruction of justice carrying administrative penalties" means a violation which is committed by an individual or organization and causes obstruction of handling a violation case of a competent authority or person according to regulations of the Criminal Code, Civil Code and Law on Administrative Procedures but not constitute a crime; on which administrative penalties must be imposed according to regulations of this Ordinance.

If individuals and organizations commit violations that cause obstruction of handling cases of competent authorities or people according to regulations of the Ordinance on Procedures for consideration and decision on applying administrative measures in the People’s Court and Ordinance on Procedures for consideration and decision on sending addicts aged from full 12 to under 18 into compulsory narcotic rehabilitation centers but these violations do not constitute crimes, administrative penalties shall be imposed on these violations like on the obstruction of justice as prescribed herein.

2. "sessions” include sessions of handling civil affairs; sessions of inspecting the transfer, access, publication of evidence, and mediation, communication in the process of handling civil affairs, administrative cases; sessions of consideration and decision on applying administrative measures; sessions of consideration and decision on sending addicts aged from full 12 to under 18 to compulsory narcotic rehabilitation centers and other sessions in relation to legal procedures.

3. "competent authorities and persons" include proceeding agencies and persons, agencies and persons tasked with conducting some investigating activities, commune-level police offices, police stations in accordance with the Criminal Procedure Code; proceeding agencies and persons defined in the Civil Procedure Code and the Administrative Procedure Law; Court, chief justices, judges and clerks performing tasks according to the Ordinance on Procedures for consideration and decision on the application of administrative handling measures at the People's Court and the Ordinance on Procedures for the People's Court to consider and decide to send addicts aged between full 12 and under 18 to compulsory narcotic rehabilitation centers

4. “lawyer” mentioned in Chapter II herein” is a participant in proceedings as:

a) The defense counsel of the person taken into emergency custody, the person arrested, the person taken into custody, the prosecuted, the defendant or the defender of the legitimate rights and interests of the accused or the person against whom prosecution is proposed, victims, civil plaintiffs, civil defendants, person with related rights and obligations in a criminal case;

b) Representative or defender of the legitimate rights and interests of the litigant in a civil case or administrative case;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 3. Application of regulations of laws on imposition of administrative penalties on the obstruction of justice

The administrative penalties for the obstruction of justice shall comply with regulations of the Law on Handling of Administrative Violations, this Ordinance and other relevant regulations of laws.

Article 4. Entities on whom administrative penalties for the obstruction of justice are imposed

1. Individuals prescribed in point a and point c clause 1 Article 5 of the Law on Handling of Administrative Violations commit violations specified in Chapter II of this Ordinance.

In case officials, public employees, persons of the People's Army, the People's Public Security, persons doing cipher works commit the obstruction of justice while performing their official duties or tasks and such violations are within their official duties or tasks, they shall not be penalized according to the provisions of laws on handling of administrative violations but shall be handled according to the provisions of laws on officials and public employees and other relevant laws, except for the case specified in Article 495 of the Code of Civil Procedure, Article 324 and Clause 1, Article 325 of the Law on Administrative Procedure.

In case jurors commit the obstruction of justice while performing their duties, they shall not be penalized according to the provisions of laws on handling of administrative violations but shall be handled according to the provisions of the Law on Organization of the People's Court and other relevant laws.

2. Organizations prescribed in point b and point c clause 1 Article 5 of the Law on Handling of Administrative Violations commit violations specified in Chapter II of this Ordinance.

Article 5. Penalties and principles of imposition

1. Administrative penalties for the obstruction of justice include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b) Fines.

2. Additional penalties for the obstruction of justice are the confiscation of material evidence of and means used for committing administrative violations (hereinafter referred to as "confiscation of exhibits and means for committing administrative violations).

3. The imposition of administrative penalties for the obstruction of justice shall comply with regulations in clause 3 Article 21 of the Law on Handling of Administrative Violations.

Article 6. Fines and jurisdiction to impose fines

1. The maximum fine for each obstruction of justice for each individual is up to VND 40.000.000. The maximum fine for each obstruction of justice for each organization is up to VND 80.000.000.

2. The fine prescribed in Chapter II hereof is imposed on the obstruction of justice of each individual. A fine for each organization is twice as much as that for each individual.

3. Jurisdiction to impose fines of persons prescribed in Articles from 25 to 32 hereof shall be applied to obstructions of justice of individuals; jurisdiction to impose fines on organizations shall be twice as much as that on individuals.

Article 7. Remedial measures and rules for application

1. Remedial measures in administrative penalties applied to obstructions of justice include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b) obligation to restitute the illegal benefits acquired through obstructions of justice;

c) obligation to publish apologies;

d) obligation to retrieve information, documents, data and items containing investigation secrets;

d) obligation to remove information, documents and data containing investigation secrets;

e) obligation to retrieve false information;

g) obligation to remove false information;

h) obligation to retrieve documentation and images.

2. Rules for application of remedial measures are stipulated in clause 2 Article 28 of the Law on Handling of Administrative Violations.

Article 8. Measures for prevention and assurance of imposition of administrative on obstructions of justice and rules for application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a) temporary detention of persons;

b) escort of violators;

c) temporary confiscation of exhibits and vehicles used for committing administrative violations, licenses and practicing certificates;

d) strip search;

dd) examination of transport vehicles and items;

e) search of places where exhibits and vehicles used for committing administrative violations are concealed;

2. Rules for imposition of measures for prevention and assurance of imposition of administrative penalties on obstructions of justice are stipulated in Article 120 of the Law on Handling of Administrative Violations.

Chapter II

OBSTRUCTIONS OF JUSTICE, PENALTIES AND REMEDIAL MEASURES THEREFOR

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 9. False denunciations and notices of crimes

1. A fine ranging from VND 1.000.000 to 5.000.000 shall be imposed on deliberately false denunciations and notices of crimes.

2. A fine ranging from VND 5.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed on one of the following violations, except for cases prescribed in clause 3 of this Article:

a) Deliberately false denunciations and notices of crimes falling into disrepute of competent agencies and persons;

b) Enticement, instigation, deception, bribery, threat or coercion which makes people falsely denounce or inform crimes.

3. A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on lawyers committing violations prescribed in clause 2 of this Article.

4. Additional penalties:

Confiscation of exhibits and vehicles used for committing administrative violations prescribed in clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 10. Revelation of secrets of investigation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. A fine ranging from VND 8.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed on:

a) Participants in the proceedings who reveal secrets of investigation leading to delay and prolongation of investigation period though they are requested to keep them secret by investigators, investigating officers, procurators or inspectors, except for cases prescribed in clause 3 of this Article;

b) Lawyers committing violations prescribed in clause 1 of this Article.

3. A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on lawyers committing violations prescribed in point a clause 2 of this Article.

4. Remedial measures:

a) Mandatory withdrawal of information, documents, data and items containing secrets of investigation, in respect of violations prescribed clauses 1, 2 and 3 of this Article;

b) Mandatory removal of information, documents and data containing secrets of investigation, in respect of violations prescribed clauses 1, 2 and 3 of this Article;

c) Mandatory surrender of the illegal benefits acquired through the violations prescribed in clauses 2 and 3 of this Article.

Article 11. Violations against regulations on appearing to serve summonses

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 12. Obstructions of representatives of agencies, organizations or individuals in participation in proceedings

1. A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed on participants in proceedings who carry out acts of deception, threat, bribery or coercion in order to obstruct representatives of agencies, organizations or individuals in participation in proceedings.

2. Additional penalties:

Confiscation of exhibits and vehicles used for committing administrative violations, in respect of violations prescribed in Clause 1 of this Article.

Article 13. Obstructions of verification and collection of evidences

1. A warning or a fine ranging from VND 100.000 to VND 1.000.000 shall be imposed on:

a) Participants in proceedings who make false statements or provide false documents, except for the accused;

b) Participants in proceedings who refuse to make statements or perform their duty of providing documents and items, except for the accused.

2. A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 7.000.000 shall be imposed on participants in the proceedings who falsify or destroy evidences, leading to obstructions of settlement of cases.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a) Participants in proceedings who carry out acts of deception, threat, bribery or coercion in order to obstruct victims in participation in proceedings or oblige victims to make false statements, except for cases prescribed in clause 5 of this Article;

b) Participants in proceedings who carry out acts of deception, threat, bribery or coercion in order to obstruct witnesses or oblige others to bear false witness, except for cases prescribed in clause 5 of this Article;

c) Property appraisers or valuators who refuse to conclude property assessments or valuations not due to events of force majeure or objective obstacles.

4. A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on:

a) Participants in proceedings who carry out acts of deception, threat, bribery or coercion in order to obstruct interpreters or translators in performance of their duties or oblige interpreters or translators to deliberately produce an incorrect translation;

b) Participants in proceedings who carry out acts of deception, threat, bribery or coercion in order to obstruct property appraisers or valuators in performance of their duties or oblige them to make unsound conclusions, depending on objective facts;

c) Property appraisers or valuators who make unsound conclusions.

5. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed on lawyers who carry out acts of deception, threat, bribery or coercion in order to oblige victims to make false statements or oblige others to bear false witness.

6. Additional penalties:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 14. Obstructions of issuance, transfer, receipt or notification of procedural documents or failures to issue, transfer, send, post up or notify them

A fine ranging from VND 100.000 to VND 1.000.000 shall be imposed on:

1. Persons who are assigned to issue, transfer, send, post up or notify procedural documents but do not perform or incompletely perform according to the Code of Criminal Procedure;

2. Participants in proceedings who obstruct issuance, transfer, receipt or notification of procedural documents of competent authorities involved in proceedings.

Article 15. Insulting or causing injuries to competent persons involved in proceedings

1. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 7.000.000 shall be imposed on participants in proceedings who insult honor, human dignity and reputation of competent persons involved in proceedings, except for cases prescribed in clause 3 of this Article.

2. A fine ranging from VND 7.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed on participants in proceedings who commit acts of threat, force or other acts causing bodily injury to competent persons involved in proceedings, except for cases prescribed in clause 4 of this Article.

3. A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on lawyers committing violations prescribed in clause 1 of this Article.

In case a lawyer commits a violation that leads to fixed-term suspension of lawyer practising certificate or lawyer practising license in Vietnam according to regulations of the Law on Handling of Administrative Violations, a penalty shall be applied according to regulations of laws on administrative penalties or violations against regulations on legal aid.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

5. Additional penalties:

Confiscation of exhibits and vehicles used for committing administrative violations prescribed in clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

Section 2. Obstructions of criminal justice, administrative justice, consideration and decision of applying administrative measures in the people's Court, sending narcotic addicts aged from full 12 to under 18 to compulsory narcotic rehabilitation centers; penalties and remedial measures therefor

Article 16. Intentional failure to serve summonses of the Court

A warning or a fine ranging from VND 100.000 to VND 1.000.000 shall be imposed on witnesses, interpreters and appraisers who are duly summoned by the Court but intentionally fail to come to the Court or absent in trials or meetings without convincing reasons, leading to obstructions of justice of the Court.

Article 17. Obstructions of representatives of agencies, organizations or individuals in participation in proceedings at the request of the Court

1. A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 5.000.000 shall be imposed on acts of threat, assault or abuse of dependence of agencies, organizations or individuals to obstruct them in participation in proceedings at the request of the Court.

2. Additional penalties:

Confiscation of exhibits and vehicles used for committing administrative violations, in respect of violations prescribed in Clause 1 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. A warning or a fine ranging from VND 100.000 to VND 1.000.000 shall be imposed on:

a) Failure to comply with the requests of the Court and Procuracies for provision of documents and evidences managed and stored by them;

b) Witnesses who make false statements or provide false documents;

c) Witnesses who refuse to make statements, except for cases prescribed in clause 3 Article 78 of the Code on Civil Procedure and point c clause 2 Article 62 of the Law on Administrative Procedure.

2. A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 7.000.000 shall be imposed on:

a) Falsification or destruction of important evidences causing obstructions of settling cases of the Court;

b) Failure to appoint participants in the valuation council at the request of the Court without convincing reasons;

c) Appraisers who refuse to provide documents without convincing reasons.

3. A fine ranging from VND 7.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed on:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b) Acts of threat, force, acts causing disorder or other acts causing obstructions of competent persons in on-site consideration and appraisal, decision on valuation, decision to solicit expertise or apply other measures for verification and collection of evidences according to regulations of laws;

c) Appraisers who refuse to conclude their appraisals without convincing reasons;

d) Failure to participate in performing duties of the valuation counsels without convincing reasons.

4. A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on:

a) Acts of deception, threat, bribery or coercion in order to obstruct interpreters in performance of their duties or oblige interpreters to translate fraudulently, objectively and incorrectly;

b) Acts of deception, threat, bribery or coercion in order to obstruct appraisers in performance of their duties or oblige them to make unsound conclusions, depending on objective facts;

c) Appraisers who make unsound conclusions;

d) Translators who intentionally make incorrect translations.

5. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed on lawyers committing violations prescribed in point a clause 3 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Confiscation of exhibits and vehicles used for committing administrative violations, in respect of violations prescribed in point a clause 2, points a and b clause 3, points a and b clause 4 and clause 5 of this Article.

Article 19. Obstructions of issuance, transfer, receipt or notification of procedural documents of the Court

1. A warning or a fine ranging from VND 100.000 to VND 1.000.000 shall be imposed on:

a) Failure to issue, transfer or notify procedural documents of the Court at the request of the Court without convincing reasons;

b) Obstruction of issuance, transfer, receipt or notification of procedural documents of the Court.

2. A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 7.000.000 shall be imposed on:

a) Destruction of procedural documents of the Court that are assigned to issue, serve or notify at the request of the Court;

b) Falsify results of serving or notifying procedural documents of the Court that are assigned to perform.

3. Additional penalties:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

4. Bailiffs who serve documents at the request of the Court in contravention of regulations shall be penalized according to regulations of laws on handling of administrative violations in the field of legal aid.

Article 20. Interventions in settlement of cases

1. A fine ranging from VND 10.000.000 to 20.000.000 shall be imposed on individuals who commit acts affecting under any form Judges and members of trial panels by their authorities in order to settle cases in a subjective and illegal manner.

2. A fine ranging from VND 20.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on individuals who make corrupt use of their dependent relationships to commit violations prescribed in clause 1 of this Article.

3. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed on individuals who make corrupt use of their positions to commit violations prescribed in clause 1 of this Article.

Article 21. Offences against solemnity and prestige of the Court; offences against honor, dignity, reputation, health of competent persons or others performing their duties at the request of the Court

1. A fine ranging from VND 3.000.000 to VND 7.000.000 shall be imposed on any of the following violations, except for cases prescribed in clause 3 of this Article:

a) Offences against solemnity and prestige of the Court;

b) Offences against honor, dignity, reputation of competent persons or others performing their duties at the request of the Court.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

3. A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on lawyers committing violations prescribed in clause 1 of this Article.

In case a lawyer commits a violation at the level of which fixed-term suspension of lawyer practising certificate or lawyer practising license in Vietnam is required according to regulations of the Law on Handling of Administrative Violations, a penalty shall be applied according to regulations of laws on administrative penalties in the field of legal aid.

4. A fine ranging from VND 30.000.000 to VND 40.000.000 shall be imposed on lawyers committing violations prescribed in clause 2 of this Article.

5. Additional penalties:

Confiscation of exhibits and vehicles used for committing administrative violations prescribed in clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

Article 22. False information

1. A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 7.000.000 shall be imposed on those who provide false information for the purpose of obstruction of justice of the Court, except for cases prescribed in clause 3 of this Article.

2. A fine ranging from VND 7.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed on those who provide false information causing delay or prolongation of period of conducting court proceedings, except for cases prescribed in clause 4 of this Article.

3. A fine ranging from VND 15.000.000 to VND 30.000.000 shall be imposed on lawyers committing violations prescribed in clause 1 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

5. Additional penalties:

Confiscation of exhibits and vehicles used for committing administrative violations prescribed in clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Mandatory offer of public apologies for violations prescribed clauses 2, 3 and 4 of this Article;

b) Mandatory withdrawal of false information with respect to violations prescribed clauses 2, 3 and 4 of this Article;

c) Mandatory removal of false information with respect to violations prescribed clauses 2, 3 and 4 of this Article;

d) Mandatory surrender of the illegal benefits obtained from the violations prescribed in clauses 2, 3 and 4 of this Article.

7. Journalists who post or broadcast false information on the press in order to obstruct court proceedings shall be penalized in accordance with laws on administrative penalties in press activities.

Section 3. Violations against Court rules, other OBSTRUCTIONS OF JUSTICE, PENALTIES AND REMEDIAL MEASURES THEREFOR

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. A warning or a fine ranging from VND 100.000 to VND 500.000 shall be imposed on any of the following acts:

a) Using phones, making noises or committing other acts to cause disorder at the court hearing;

b) Turning off cameras or microphones of electronic devices in the courtroom despite being reminded by the presiding judge;

c) Failure to stand up when the trial panel comes in the courtroom or when the trial panel pronounces sentence without permission of the presiding judge;

d) The defendant's failure to stand up when the procurator announces indictment or decides prosecution without permission of the presiding judge;

dd) Smoking or eating in the courtroom;

e) Wearing informal clothes, hats or colored glasses in the courtroom without any valid reason or consent of the presiding judge;

g) Defendants who are being temporarily detained making contact with other people who are not their defense counsels without the permission of the presiding judge;

h) Children aged from full 14 to under 16 have been reminded but still came in the courtroom, except for cases that the Court sent summonses to participate in the court hearing.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a) Failure to comply with security inspection of forces in charge of protection of the court hearing;

b) Asking questions or expressing opinions without permission of the presiding judge;

c) Making disturbance in the courtroom;

d) Failure to comply with the control of the presiding judge despite being reminded;

dd) Having an irreverent attitude towards the trial panel;

e) Individuals who participate in the court hearing at the request of the Court fail to present their summonses, invitations or other related documents despite being reminded;

g) Individuals who participate in the court hearing at the request of the Court fail to sit in their correct positions in the courtroom under instructions of the Court Clerk;

h) Individuals who participate in the court hearing at the request of the Court leave the courtroom while the court hearing is taking place without valid reasons or consent of the presiding judge;

i) Failure to fulfill requirements of the Court for presenting their press cards when an individual participates in the court hearing as a journalist.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a) Instigating or inciting others to cause disorder in the courtroom;

b) Bringing items prohibited from marketing, booklets, slogans or other documents or items into the courtroom, affecting solemnity of the court hearing, except for exhibits of the case that are used on trial, weapons or combat gears that are used for performing their duties of protection of the court hearing by competent persons;

c) Intentionally turning off lighting, sound or audio/video recording systems affecting the court hearing.

4. A fine ranging from VND 7.000.000 to VND 15.000.000 shall be imposed on:

a) Dumping or throwing waste, dirt, chemicals, bricks, soil, stones, sand or other objects into the courtroom;

b) Bringing weapons, explosives, inflammables or toxic substances into the courtroom, except for exhibits of the case in service of adjudication or weapons and combat gears carried by competent persons to protect the court hearing;

c) Recording the Trial Panel without the consent of the Presiding Judge or the participants in the proceedings without their consents in court hearing of civil cases or administrative cases; acts of not complying with the Presiding Judge's direction of recording in the court hearing of criminal cases.

5. Additional penalties:

Confiscation of exhibits and vehicles used for committing administrative violations, in respect of violations prescribed in points a and b clause 1, point c clause 2, point c and points b and c clause 4 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a) Mandatory withdrawal or surrender of documentation and images, in respect of violations specified in point c clause 4 of this Article;

b) Mandatory surrender of the illegal benefits obtained from the violations specified in point c clause 4 of this Article;

c) Mandatory restoration of the original state, in respect of violations specified in point a clause 4 of this Article.

7. Regulations in clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article shall be imposed on obstructions of justice at the court hearing of the Court.

Article 24. Other obstructions of justice

1. A fine ranging from VND 1.000.000 to VND 7.000.000 shall be imposed on:

a) Leaking materials or account information to log in the online adjudication system;

b) Destroying the system of transmission lines and network equipment, sound system (speaker, microphone, amplifier, sound amplifier), equipment for display of images at the central hub and participating nodes of the Court hearing, online meeting, equipment for decoding television signals, online television software, camera for recording the process of the court hearing, session, data storage equipment, object projector for the purpose of showing documents and evidences at the court hearing or session.

2. Additional penalties:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Chapter III

COMPETENCE IN AND PROCEDURES FOR IMPOSING PENALTIES, IMPLEMENTING DECISIONS ON IMPOSING PENALTIES AND COERCE TO IMPLEMENT DECISIONS ON IMPOSING ADMINISTRATIVE PENALTIES

Article 25. The competence in imposing penalties of the People’s Court

1. Since being assigned, the Presiding Judge holds the power to:

a) Impose warning;

b) Impose the fine of up to 1.000.000 dong;

c) Confiscate any exhibit or equipment involved in commission of administrative violations if its value is not 02 times as high as the penalty amount specified in point b of this clause;.

2. Chief Justice of the District-level People’s Court, Chief Judge of the Specialized Court of the Provincial People’s Court and Chief Justice of the Regional Military Courts have the powers to:

a) Impose warning;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

c) Confiscate any exhibit or equipment involved in commission of administrative violations if its value is not 02 times as high as the penalty amount specified in point b of this clause.

3. Chief Justice of the District-level People’s Court, Chief Justice of the High People's Court has the right to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 40.000.000 VND;

c) Confiscate exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations;

d) Adopt remedial measures specified in Points a, b, c, e, g and h Clause 1 Article 7 of this Ordinance.

4. Chief Justices of military courts of military zones and the equivalent shall have the authority to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 40.000.000 VND;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

d) Apply remedial measures specified in Clause 1 Article 7 hereof.

Article 26. Power to impose penalties of the People’s Public Security

1. Leaders of soldiers of the People's Public Security on duty have the right to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 1.200.000 VND;

2. Chiefs of police stations of communes, chiefs of police stations shall have the authority to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 2.000.000 VND;

c) Confiscate any exhibit or equipment involved in commission of administrative violations if its value is not 02 times as high as the penalty amount specified in point b of this clause.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 8.000.000 VND;

c) Confiscate any exhibit or equipment involved in commission of administrative violations if its value is not 02 times as high as the penalty amount specified in point b of this clause;

d) Apply remedial measures specified in Points d and dd Clause 1 Article 7 hereof.

4. Directors of provincial Police Departments shall have the authority to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 20.000.000 VND;

c) Confiscate exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations;

d) Apply remedial measures specified in Points b, d and dd Clause 1 Article 7 hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 40.000.000 VND;

c) Confiscate exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations;

d) Apply remedial measures specified in Points b, d and dd Clause 1 Article 7 hereof.

Article 27. The power to impose penalties of Border Guards

1. Commanders of the Border Guard Stations and Commanders of the Commanding Officer of the Port Border Guard shall have the authority to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 8.000.000 VND;

c) Confiscate any exhibit or equipment involved in commission of administrative violations if its value is not 02 times as high as the penalty amount specified in point b of this clause;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. The leaders of the Drug and Crime Prevention and Control Task Forces under the Drugs and Crime Prevention Departments of the Border Guard Command shall have the authority to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 20.000.000 VND;

c) Confiscate any exhibit or equipment involved in commission of administrative violations if its value is not 02 times as high as the penalty amount specified in point b of this clause;

d) Apply remedial measures specified in Points b, d and dd Clause 1 Article 7 hereof.

3. Commanders of the Provincial Border Guards and Directors of the Drug and Crime Prevention and Control Departments under the control of the Border Guard Command shall have the authority to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 40.000.000 VND;

c) Confiscate exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 28. The power to impose penalties of Coast Guards

1. Heads of the Coast Guard Operation Teams shall have the authority to:

a) Issue warnings;

b) Impose the fine of up to 4.000.000 VND;

2. Captains of the Coast Guard Squadrons shall have the authority to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 8.000.000 VND;

c) Confiscate any exhibit or equipment involved in commission of administrative violations if its value is not 02 times as high as the penalty amount specified in point b of this clause;

d) Apply remedial measures specified in Points d and dd Clause 1 Article 7 hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 12.000.000 VND;

c) Confiscate any exhibit or equipment involved in commission of administrative violations if its value is not 02 times as high as the penalty amount specified in point b of this clause;

d) Apply remedial measures specified in Points d and dd Clause 1 Article 7 hereof.

4. Commanders of the Regional Coast Guards, the Directors of the Legal and Operational Department under the Vietnam Coast Guard Commands shall have the authority to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 20.000.000 VND;

c) Confiscate exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations;

d) Apply remedial measures specified in Points d and dd Clause 1 Article 7 hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 40.000.000 VND;

c) Confiscate exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations;

d) Apply remedial measures specified in Points d and dd Clause 1 Article 7 hereof.

Article 29. The power to impose penalties of Customs authorities

1. Heads of the Sub-Departments of Customs at checkpoints shall have the authority to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 25.000.000 VND;

c) Confiscate any exhibit or equipment involved in commission of administrative violations if its value is not 02 times as high as the penalty amount specified in point b of this clause;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

2. Director of the Smuggling Investigation and Prevention Department, Director of the Post-clearance Inspection Department, a subsidiary of the General Department of Customs, and Directors of the provincial, inter-provincial or central-affiliated city Customs Departments shall have the authority to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 40.000.000 VND;

c) Confiscate exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations;

d) Apply remedial measures specified in Points b, d and dd Clause 1 Article 7 hereof.

Article 30. Authority to impose penalties of Forest Rangers

1. Directors of Forest Protection Departments have the authority to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 25.000.000 VND;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

d) Apply remedial measures specified in Points b, d and dd Clause 1 Article 7 hereof.

2. Directors of Forest Protection Sub-departments; Directors of Regional Forest Protection Sub-Departments have the authority to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 40.000.000 VND;

c) Confiscate any exhibit or equipment involved in commission of administrative violations if its value is not 02 times as high as the penalty amount specified in point b of this clause;

d) Apply remedial measures specified in Points b, d and dd Clause 1 Article 7 hereof.

3. Director of Forest Protection Department shall have the authority to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 40.000.000 VND;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

d) Apply remedial measures specified in Points b, d and dd Clause 1 Article 7 hereof.

Article 31. Authority to impose penalties of Fisheries Resources Surveillance forces

1. Fisheries resources surveillance officers assigned to carry out investigation shall have the authority to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 2.000.000 VND;

c) Confiscate any exhibit or equipment involved in commission of administrative violations if its value is not 02 times as high as the penalty amount specified in point b of this clause.

2. Directors of Regional Fisheries Resources Surveillance Sub-Departments, Director of Vietnam Fisheries Surveillance shall have the authority to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 40.000.000 VND;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

d) Apply remedial measures specified in Points b, d and dd Clause 1 Article 7 hereof.

Article 32. Authority to impose penalties of Chairpersons of the People’s Committees

1. Chairpersons of communal People’s Committees shall have the authority to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 4.000.000 VND;

c) Confiscate any exhibit or equipment involved in commission of administrative violations if its value is not 02 times as high as the penalty amount specified in point b of this clause.

2. Chairpersons of district-level People’s Committees shall have the authority to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 20.000.000 VND;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

d) Impose remedial measures specified in Point b through h Clause 1 Article 7 of this Ordinance.

3. Chairpersons of provincial People’s Committees shall have the authority to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine of up to 40.000.000 VND;

c) Confiscate exhibits and instrumentalities used for committing administrative violations;

d) Impose remedial measures specified in Point b through h Clause 1 Article 7 of this Ordinance.

Article 33. Authority to impose penalties of the People’s Court

1. Judges chairing the court session shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Article 11, Clause 1 Article 13, Article 14, Article 16, Clause 1 Article 18, Clause 1 Article 19, Clause 1 and Clause 2 Article 23 hereof.

2. Presiding Judges of district-level People's Courts, specialized Chief Judges of provincial People's Courts shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Article 11, Article 12, Clause 1 and Clause 2 Article 13, Article 14, Clause 1 Article 15, Article 16, Article 17, Clause 1 and Clause 2 Article 18, Article 19, Clause 1 Article 21, Clause 1 Article 22, Clauses 1, 2 and 3 Article 23 and Article 24 hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

4. Presiding Judges of provincial People's Courts, specialized Chief Judges of High People's Courts shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Article 11 through Article 24 hereof.

5. Chief Justices of military courts of military zones and the equivalent shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Article 9 through Article 15, Article 23 and Article 24 hereof.

Article 34. Power to impose penalties of the People’s Public Security forces

1. Leaders of the People’s Public Security soldiers on duty, Commune-level Police Chiefs, Heads of Police Posts shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Article 11, Clause 1 Article 13 and Article 14 hereof.

2. District-level Police Chiefs; the Head of the Professional Division of the Internal Political Security Department; the Head of the Professional Division of the Traffic Police Department; the Head of the Professional Division of the Department of Fire Prevention, Fighting and Rescue; the Head of the Professional Division of the Department of the Department of Cybersecurity and Hi-Tech Crime Prevention; the Head of the Professional Division of Vietnam Immigration Department; Chiefs of provincial Police Departments including the Chief of Internal Political Security Division, the Chief of the Social Order-Related Crime Investigating Police Department, the Chief of the Corruption, Economy and Smuggling Crime Investigating Police Department; the Chief of the Drug-Related Crime Investigating Department, the Chief of the Traffic Police Division, the Chief of Road and Railway Traffic Police Division, the Chief of Road Traffic Police Division, Chiefs of Waterway Police Divisions, Chiefs of Police Divisions for Prevention and Control of Environmental Crimes, Chiefs of Firefighting, Prevention and Rescue Police Divisions, Directors of Cyber​security, Hi-Tech Crime Prevention and Control Divisions, Directors of Immigration Divisions; Directors of Economic Security Divisions; Directors of External Security Divisions shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Clause 1 Article 9, Clause 1 Article 10, Article 11, Article 12, Clause 1 and Clause 2 Article 13, Article 14 and Clause 1 Article 15 hereof.

3. Directors of local provincial public security forces shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 9, Clause 1 and Clause 2 Article 10, Article 11, Article 12, Clauses 1, 2 and 3 Article 13, Article 14, Clause 1 Clause 2 Article 15 hereof.

4. Director of the Investigation Police Department for Social Order Crimes; Director of the Investigation Police Department for Corruption, Economic and Smuggling Crimes; Director of the Investigation Police Department for Drug Crimes; Director of the Traffic Police Department; Director of the Firefighting, Prevention and Rescue Police Department; Director of the Police Department for Prevention and Control of Environmental Crimes; Director of the Internal Political Security Department; Director of the Economic Security Department; Director of the Internal Security Department; Director of the Cybersecurity, Hi-tech Crimes Prevention and Control Department; Director of the Immigration Department shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Article 9 through Article 15 hereof.

Article 35. Authority to impose penalties of Border Guard Forces

1. Commanding Officers of Border Guard Posts and Commanders of the Border Guard Commands at port border gates shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Clause 1 Article 9, Clause 1 Article 10, Article 11, Clause 12, Clause 1 and Clause 2 Article 13, Article 14, Clause 1 Article 15 hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

3. Chief Commanders of the Provincial Border Guards and Directors of the Drug and Crime Prevention and Control Departments affiliated to the Border Guard Command shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Article 9 through Article 15 hereof.

Article 36. Authority to impose penalties of Coast Guards Forces

1. Team leaders of professional teams of Coast Guards assigned to carry out investigation shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Article 11, Clause 1 Article 13 and Article 14 hereof.

2. Captains of Coast Guard Flotillas, Captains of Naval Border Guard Squadrons and Heads of Task Force Commissions for Drug Crime Prevention and Control under the control of Vietnam Coast Guard Command shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Clause 1 Article 9, Clause 1 Article 10, Article 11, Article 12, Clauses 1 and 2 Article 13, Article 14, Clause 1 Article 15 hereof.

3. Regional Commands of Coast Guard and Director of the Department of Operations and Legislation under the control of Vietnam Coast Guard Command shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 9, Clause 1 Article 10, Article 11, Article 12, Clauses 1, 2 and 3 Article 13, Article 14, Clause 1 Clause 2 Article 15 hereof.

4. Commander of Vietnam Coast Guard shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Article 9, Clause 1 Article 10 and Article 11 through Article 15 hereof.

Article 37. Authority to impose penalties of Customs authorities

1. Directors of Border Customs Sub-Departments shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 9, Clause 1 and Clause 2 Article 10, Article 11, Article 12, Clauses 1, 2 and 3 Article 13, Article 14, Clause 1 Clause 2 Article 15 hereof.

2. Director of the Smuggling Investigation and Prevention Department, Director of the Post-clearance Inspection Department, a subsidiary of the General Department of Customs, and Directors of the provincial, inter-provincial or central-affiliated city Customs Departments shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Article 9 through Article 15 hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. Directors of Forest Protection Departments shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Clause 1 and Clause 2 Article 9, Clause 1 and Clause 2 Article 10, Article 11, Article 12, Clauses 1, 2 and 3 Article 13, Article 14, Clause 1 Clause 2 Article 15 hereof.

2. Directors of Forest Protection Sub-departments, Directors of Regional Forest Protection Sub-Departments and Directors of Forest Protection Departments shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Article 9 through Article 15 hereof.

Article 39. Authority to impose penalties of Fisheries Resources Surveillance forces

1. Fisheries resources surveillance officers assigned to carry out investigation shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Article 11, Clause 1 Article 13 and Article 14 hereof.

2.                                                                Directors of Regional Fisheries Resources Surveillance Sub-Departments and Director of Vietnam Fisheries Surveillance shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Article 9 through Article 15 hereof.

Article 40. Authority to impose penalties of Chairpersons of the People’s Committees

1. Chairpersons of the commune-level People’s Committees shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Article 11, Clause 1 Article 13, Article 14, Article 16, Clause 1 Article 18 and Clause 1 Article 19 hereof.

2. Chairpersons of the district-level People’s Committees shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Clauses 1 and 2 Article 9, Clause 1 and Clause 2 Article 10, Article 11, Article 12, Clauses 1, 2 and 3 Article 13, Article 14, Clauses 1 and 2 Article 15, Article 16, Article 17, Clauses 1, 2 and 3 Article 18, Article 19, Clauses 1 and 2 Article 21, Clauses 1 and 2 Article 22 hereof.

3. Chairpersons of the provincial People’s Committees shall impose penalties on obstruction of justice prescribed in Article 9 through Article 19, Article 21 and Article 22 hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

1. Persons who have the authority to impose penalties in the People’s Courts shall have authority to impose penalties according to the regulations in Article 25 and Article 33 hereof on obstruction of justice since the People’s Courts receive and examine the cases.

2. Persons who have the authority to impose penalties in Military Courts shall have authority to impose penalties according to the regulations in Article 25 and Article 33 hereof on:

a) Obstruction of justice since the Military Courts receive and examine the cases;

b) Obstruction of justice in the period of handling sources of information on crime, introduction of instance, investigation of competent authorities and persons under Military Procuracies, investigating agencies of the Central Military Procuracy, investigating agencies under the People's Army and agencies under the People's Army assigned to carry out investigation, except for Border Guards and Coast Guards;

c) Obstruction of justice in the period of prosecution of competent authorities and persons under Military Procuracies.

3. Persons who have the authority to impose penalties under the People’s Public Security shall have authority to impose penalties according to the regulations in Article 26 and Article 34 hereof on:

a) Obstruction of justice in the period of handling sources of information on crime, introduction of instance, investigation of competent authorities and persons under the People’s Public Security, the People’s Procuracies, investigating agencies under the Supreme People’s Procuracy;

b) Obstruction of justice in the period of prosecution of competent authorities and persons under the People’s Procuracies.

4. Persons who have the authority to impose penalties under Border Guards shall have authority to impose penalties according to the regulations in Article 27 and Article 35 hereof on obstruction of justice in the period of handling sources of information on crime, introduction of instance and investigation of competent authorities and persons under the Border Guards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

6. Persons who have the authority to impose penalties under Customs authorities shall have authority to impose penalties according to the regulations in Article 29 and Article 37 hereof on obstruction of justice in the period of handling sources of information on crime, introduction of instance and investigation of competent authorities and persons under the Customs authorities.

7. Persons who have the authority to impose penalties under Forest Rangers shall have authority to impose penalties according to the regulations in Article 30 and Article 38 hereof on obstruction of justice in the period of handling sources of information on crime, introduction of instance and investigation of competent authorities and persons under the Forest Rangers.

8. Persons who have the authority to impose penalties under Fisheries Surveillance forces shall have authority to impose penalties according to the regulations in Article 31 and Article 39 hereof on obstruction of justice in the period of handling sources of information on crime, introduction of instance and investigation of competent authorities and persons under the Fisheries Surveillance forces.

9. Chairpersons of the People’s Committees shall have authority to impose penalties according to the regulations in Article 32 and Article 40 hereof on obstruction of justice in the period of handling sources of information on crime, introduction of instance, investigation, prosecution and judgement of competent authorities and persons, except for the cases prescribed in Clause 2 of this Article.

Article 42. Procedures for imposition of penalties

1. Procedures for imposition of administrative penalties on obstruction of justice shall comply with the regulations in Article 55 through Article 68 of the Law on Handling of Administrative Violations and other relevant regulations of laws.

2. For individuals and organizations causing obstruction of justice of the People’s Procuracies, Military Procuracies, investigating agencies of the Supreme People’s Procuracy, investigating agencies of the Central Military Procuracy, investigating agencies under the People's Army and agencies under the People's Army assigned to carry out investigation, except for Border Guards and Coast Guards, competent persons making records shall send the records and other relevant documents to persons having authority to impose penalties for consideration of imposing administrative penalties as prescribed in the Law on Handling of Administrative Violations, this Ordinance and other regulations of relevant laws.

Article 43. Making records of administrative violations

1. Persons who have authority to make records of obstruction of justice of the People’s Courts and Military Courts include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b) Judges assigned to handle cases;

c) Investigators; Court Clerks on duty;

d) Other competent persons of the People Courts and Military Courts on duty.

2. Persons who have authority to make records of obstruction of justice of the People’s Procuracies and Military Procuracies, investigating agencies of the Supreme People’s Procuracy and investigating agencies of the Central Military Procuracy include:

a) Procurators assigned to handle cases;

b) Investigators and investigative officers assigned to handle cases;

c) Investigators on duty;

d) Other competent persons of the People’s Procuracies and Military Procuracies, investigating agencies of the Supreme People’s Procuracy and investigating agencies of the Central Military Procuracy on duty.

3. Persons who have authority to make records of obstruction of justice of agencies and persons who have authority to investigate in the People’s Public Security, the People’s Army, Border Guards, Coast Guards, Customs authorities, Forest Rangers and Fisheries Surveillance forces include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

b) Investigators assigned to handle cases;

c) Investigative officers on duty;

d) Soldiers of the People’s Public Security on duty;

dd) Other competent persons under the People’s Public Security, the People’s Army, Border Guards, Coast Guards, Customs authorities, Forest Rangers and Fisheries Surveillance forces on duty.

4. The preparation of records of administrative violations shall comply with the regulations in Article 58 of the Law on Handling of Administrative Violations and other relevant regulations of laws.

5. Persons who have authority to make records of administrative violations, relevant individuals and organizations shall be handled as prescribed by law if they have faults in making records of administrative violations, transferring administrative records and transferring dossiers on administrative violations.

Article 44. Transfer of dossiers on administrative violations suspected of crimes for criminal prosecution, transfer of dossier on violations for imposition of administrative penalties

1. When considering violation cases for deciding imposition of administrative penalties, if the violations prescribed in Article 9; Article 10; Article 13; Article 15; Point b and Point c Clause 1, Point a and Point c Clause 2, Points a, b and c Clause 3, Clause 4 and Clause 5 Article 18; Clause 3 Article 20; Article 21; Point c Clause 2, Point a Clause 3 and Point b Clause 4 Article 23; Point b Clause 1 Article 24 and other violations according to the regulations of this Ordinance are suspected of crimes, persons who have authority to impose penalties shall immediately transfer dossiers on such violations to competent authorities entitled to pursue criminal proceedings.

Agencies having authority to pursue criminal proceedings shall be responsible for considering, issuing conclusion and written responses to competent persons who have transferred dossiers within the period according to regulations of law on criminal procedure; if there is a decision not to institute criminal proceedings, within 03 days from the date of issuance of such decision, the competent authorities entitled to pursue criminal proceedings shall return the dossiers on violation cases to the competent persons who have transferred the dossiers.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

Article 45. Implementing decisions on imposing penalties and coercing to implement decisions on imposing administrative penalties

1. Implementation of decisions on imposition of administrative penalties and coercion of implementation of decisions on imposition of administrative penalties shall comply with the regulations in Article 69 through Article 88 of the Law on Handling of Administrative Violations and other regulations of relevant laws.

2. Persons having authority to issue decisions on coercion include:

a) Chairpersons of communal People’s Committees at all levels;

b) Chief Justices of district-level People’s Courts, Chief Justices of provincial People’s Courts, Chief Justices of Regional Military Courts, Chief Justices of military courts of military zones and the equivalent and Chief Justice of the High People's Court;

c) Persons having authority to issue decisions on coercion under the People’s Public Security, the People’s Army, Border Guards, Coast Guards, Customs authorities, Forest Rangers and Fisheries Surveillance forces entitled to comply with Points b, c, d, dd and e Clause 1 Article 87 of the Law on Handling of Administrative Violations.

Article 46. Rules, authority and procedures for application of measures for prevention and assurance about handling administrative violations

1. Rules, authority and procedures for application, cancellation or replacement of measures for prevention and assurance about handling administrative violations for obstruction of justice shall comply with the regulations in Article 120 through Article 129 of the Law on Handling of Administrative Violations and other regulations of relevant laws.

2. The People’s Public Security forces who are protecting a Court session shall be responsible for coercing persons who violate the Court session’s rules to leave the court room or arresting and escorting violators according to the decision of the presiding judge.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh

IMPLEMENTATION CLAUSES

Article 47. Effect

This Ordinance comes into force from September 01, 2022.

Article 48. Responsibility for implementation

The Government, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy shall be responsible for organizing implementation of this Ordinance.

This Ordinance is adopted on August 18, 2022 by the Standing Committee of 15th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam in the legal seminar in August.

 

 

ON BEHALF OF STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
PRESIDENT




Vuong Dinh Hue

...

...

...

Bạn phải đăng nhập tài khoản TVPL Pro để xem được toàn bộ nội dung văn bản Tiếng Anh
Văn bản được hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản được hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản bị đính chính - [0]
[...]
Văn bản bị thay thế - [0]
[...]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
[...]
Văn bản được căn cứ - [0]
[...]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]
[...]
Văn bản đang xem
Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022
Số hiệu: 02/2022/UBTVQH15
Loại văn bản: Pháp lệnh
Lĩnh vực, ngành: Vi phạm hành chính,Thủ tục Tố tụng
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Người ký: Vương Đình Huệ
Ngày ban hành: 18/08/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày đăng: Đã biết
Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
[...]
Văn bản hướng dẫn - [0]
[...]
Văn bản hợp nhất - [0]
[...]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
[...]
Văn bản đính chính - [0]
[...]
Văn bản thay thế - [0]
[...]
[...] Đăng nhập tài khoản TVPL Basic hoặc TVPL Pro để xem toàn bộ lược đồ văn bản
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng

1. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 6 như sau:

“3. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại Điều 25 và Điều 25a là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân; thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.”.

Xem nội dung VB
Điều 6. Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền
...
3. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các điều từ Điều 25 đến Điều 32 của Pháp lệnh này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cá nhân; thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 ... Điều 25 như sau:

“2. Chánh án Tòa án nhân dân khu vực, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

Xem nội dung VB
Điều 25. Thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
...
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
2. Sửa đổi, bổ sung ... khoản 3 Điều 25 như sau:
...
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, e, g và h khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.”.

Xem nội dung VB
Điều 25. Thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
...
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, e, g và h khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 5 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
5. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 33 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 như sau:

“2. Chánh án Tòa án nhân dân khu vực, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14, khoản 1 Điều 15, Điều 16, Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều 18, Điều 19, khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 22, các khoản 1, 2 và 3 Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.”;

Xem nội dung VB
Điều 33. Xác định thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
...
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14, khoản 1 Điều 15, Điều 16, Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều 18, Điều 19, khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 22, các khoản 1, 2 và 3 Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 5 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 5 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
5. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 33 như sau:
...
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:

“4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 11 đến Điều 24 của Pháp lệnh này.”.

Xem nội dung VB
Điều 33. Xác định thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
...
4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 11 đến Điều 24 của Pháp lệnh này.
Khoản này được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 5 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 41 như sau:

“Điều 41. Phân định thẩm quyền xử phạt

1. Người có thẩm quyền xử phạt trong Tòa án nhân dân có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 và Điều 33 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng kể từ thời điểm Tòa án nhân dân nhận, thụ lý vụ án, vụ việc.

2. Người có thẩm quyền xử phạt trong Tòa án quân sự có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 và Điều 33 của Pháp lệnh này đối với:

a) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng kể từ thời điểm Tòa án quân sự nhận, thụ lý vụ án;

b) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và các cơ quan trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, trừ Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển.

3. Người có thẩm quyền xử phạt trong Viện kiểm sát có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25a và Điều 33a của Pháp lệnh này đối với:

a) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát;

b) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn truy tố của cơ quan, người có thẩm quyền trong Viện kiểm sát.

Xem nội dung VB
Điều 41. Phân định thẩm quyền xử phạt

1. Người có thẩm quyền xử phạt trong Tòa án nhân dân có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 và Điều 33 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng kể từ thời điểm Tòa án nhân dân nhận, thụ lý vụ án, vụ việc.

2. Người có thẩm quyền xử phạt trong Tòa án quân sự có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 và Điều 33 của Pháp lệnh này đối với:

a) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng kể từ thời điểm Tòa án quân sự nhận, thụ lý vụ án;

b) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Viện kiểm sát quân sự, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và các cơ quan trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, trừ Bộ dội Biên phòng và Cảnh sát biển;

c) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn truy tố của cơ quan, người có thẩm quyền trong Viện kiểm sát quân sự.

3. Người có thẩm quyền xử phạt trong Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 26 và Điều 34 của Pháp lệnh này đối với:

a) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Công an nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

b) Hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn truy tố của cơ quan, người có thẩm quyền trong Viện kiểm sát nhân dân.

4. Người có thẩm quyền xử phạt trong Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 27 và Điều 35 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Bộ đội Biên phòng.

5. Người có thẩm quyền xử phạt trong Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 28 và Điều 36 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Cảnh sát biển.

6. Người có thẩm quyền xử phạt trong Hải quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 29 và Điều 37 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Hải quan.

7. Người có thẩm quyền xử phạt trong Kiểm lâm có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 30 và Điều 38 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Kiểm lâm.

8. Người có thẩm quyền xử phạt trong Kiểm ngư có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 31 và Điều 39 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra của cơ quan, người có thẩm quyền trong Kiểm ngư.

9. Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 32 và Điều 40 của Pháp lệnh này đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan, người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều này được sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 43 như sau:

“3. Người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Lâm nghiệp và Kiểm lâm, Thủy sản và Kiểm ngư, bao gồm:

a) Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại khoản 1 Điều 25b của Pháp lệnh này;

b) Điều tra viên được phân công giải quyết vụ án, vụ việc;

c) Cán bộ điều tra đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;

d) Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;

đ) Người có thẩm quyền khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Lâm nghiệp và Kiểm lâm, Thủy sản và Kiểm ngư đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.”.

Xem nội dung VB
Điều 43. Lập biên bản vi phạm hành chính
...
3. Người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư bao gồm:

a) Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các điều từ Điều 26 đến Điều 31 của Pháp lệnh này;

b) Điều tra viên được phân công giải quyết vụ án, vụ việc;

c) Cán bộ điều tra đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;

d) Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;

đ) Người có thẩm quyền khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 8 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 45 như sau:

“2. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế bao gồm:

a) Chánh án Tòa án nhân dân khu vực, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao;

b) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát quân khu và tương đương, Viện trưởng Viện Công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm, Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ương.”.

Xem nội dung VB
Điều 45. Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế bao gồm:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp;

b) Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao;

c) Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế trong Công an nhân dân, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm lâm, Kiểm ngư được thực hiện theo quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 87 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Khoản này được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
10. Bãi bỏ ... điều 26

Xem nội dung VB
Điều 26. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

1. Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.200.000 đồng.

2. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

3. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

4. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

5. Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
10. Bãi bỏ ... điều ... 27

Xem nội dung VB
Điều 27. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng

1. Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

2. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

3. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
10. Bãi bỏ ... điều ... 28

Xem nội dung VB
Điều 28. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển

1. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng.

2. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

3. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 12.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

4. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

5. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
10. Bãi bỏ ... điều ... 29

Xem nội dung VB
Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan

1. Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

2. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
10. Bãi bỏ ... điều ... 30

Xem nội dung VB
Điều 30. Thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm

1. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

2. Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

3. Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
10. Bãi bỏ ... điều ... 31

Xem nội dung VB
Điều 31. Thẩm quyền xử phạt của Kiểm ngư

1. Kiểm ngư viên được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

2. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
10. Bãi bỏ ... điều ... 32

Xem nội dung VB
Điều 32. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 4.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm từ điểm b đến điểm h khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm từ điểm b đến điểm h khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
10. Bãi bỏ ... điều ... 34

Xem nội dung VB
Điều 34. Xác định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân

1. Đội trưởng của Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ, Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13 và Điều 14 của Pháp lệnh này.

2. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 10, Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14 và khoản 1 Điều 15 của Pháp lệnh này.

3. Giám đốc Công an cấp tình xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, khoản 1 và khoản 2 Điều 10, Điều 11, Điều 12, các khoản 1, 2 và 3 Điều 13, Điều 14, khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Pháp lệnh này.

4. Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15 của Pháp lệnh này.
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
10. Bãi bỏ ... điều ... 35

Xem nội dung VB
Điều 35. Xác định thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng

1. Đồn trưởng Đồn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 10, Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14 và khoản 1 Điều 15 của Pháp lệnh này.

2. Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, khoản 1 và khoản 2 Điều 10, Điều 11, Điều 12, các khoản 1, 2 và 3 Điều 13, Điều 14, khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Pháp lệnh này.

3. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15 của Pháp lệnh này.
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
10. Bãi bỏ ... điều ... 36

Xem nội dung VB
Điều 36. Xác định thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển

1. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13 và Điều 14 của Pháp lệnh này.

2. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 10, Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14 và khoản 1 Điều 15 của Pháp lệnh này.

3. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, khoản 1 Điều 10, Điều 11, Điều 12, các khoản 1, 2 và 3 Điều 13, Điều 14, khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Pháp lệnh này.

4. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 9, khoản 1 Điều 10 và các điều từ Điều 11 đến Điều 15 của Pháp lệnh này.
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
10. Bãi bỏ ... điều ... 37

Xem nội dung VB
Điều 37. Xác định thẩm quyền xử phạt của Hải quan

1. Chi Cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, khoản 1 và khoản 2 Điều 10, Điều 11, Điều 12, các khoản 1, 2 và 3 Điều 13, Điều 14, khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Pháp lệnh này.

2. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15 của Pháp lệnh này.
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
10. Bãi bỏ ... điều ... 38

Xem nội dung VB
Điều 38. Xác định thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm

1. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, khoản 1 và khoản 2 Điều 10, Điều 11, Điều 12, các khoản 1, 2 và 3 Điều 13, Điều 14, khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Pháp lệnh này.

2. Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Cục trưởng Cục Kiểm lâm xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15 của Pháp lệnh này.
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
10. Bãi bỏ ... điều ... 39

Xem nội dung VB
Điều 39. Xác định thẩm quyền xử phạt của Kiểm ngư

1. Kiểm ngư viên được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13 và Điều 14 của Pháp lệnh này.

2. Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15 của Pháp lệnh này.
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
10. Bãi bỏ ... điều ... 40

Xem nội dung VB
Điều 40. Xác định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13, Điều 14, Điều 16, khoản 1 Điều 18 và khoản 1 Điều 19 của Pháp lệnh này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, khoản 1 và khoản 2 Điều 10, Điều 11, Điều 12, các khoản 1, 2 và 3 Điều 13, Điều 14, khoản 1 và khoản 2 Điều 15, Điều 16, Điều 17, các khoản 1, 2 và 3 Điều 18, Điều 19, khoản 1 và khoản 2 Điều 21, khoản 1 và khoản 2 Điều 22 của Pháp lệnh này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 19, Điều 21 và Điều 22 của Pháp lệnh này.
Điều này bị bãi bỏ bởi Khoản 10 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Chương này được bổ sung bởi Khoản 3, 4, 6 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025
Điều 4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng
...
3. Bổ sung Điều 25a vào sau Điều 25 như sau:

“Điều 25a. Thẩm quyền xử phạt của Viện kiểm sát

1. Kiểm sát viên, Điều tra viên có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện Công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, e, g và h khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.

4. Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này.”.

4. Bổ sung Điều 25b vào sau Điều 25a như sau:

“Điều 25b. Thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền cưỡng chế của các chức danh khác

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quy định tại điểm a khoản 1 và các chức danh là người có thẩm quyền thuộc Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Lâm nghiệp và Kiểm lâm, Thủy sản và Kiểm ngư quy định tại điểm h khoản 1 Điều 37a của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

2. Các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo phạm vi quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và theo thẩm quyền theo quy định của Chính phủ đối với các hành vi vi phạm quy định tại Pháp lệnh này.

3. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính là cấp trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều này có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.”.
...
6. Bổ sung Điều 33a vào sau Điều 33 như sau:

“Điều 33a. Xác định thẩm quyền xử phạt của Viện kiểm sát

1. Kiểm sát viên, Điều tra viên xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13, khoản 2 và khoản 3 Điều 18 của Pháp lệnh này.

2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân khu vực, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự khu vực xử phạt hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9, khoản 1 Điều 10, Điều 11, khoản 1 Điều 12, các khoản 1, 2 và 3 Điều 13, Điều 14, khoản 1 và khoản 2 Điều 15, khoản 1, 2 và 3 Điều 18 của Pháp lệnh này.

3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện Công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm, Viện trưởng Viện kiểm sát quân khu và tương đương, Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ương xử phạt hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định từ Điều 9 đến Điều 15 của Pháp lệnh này.”.

Xem nội dung VB
Chương III THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT, THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VÀ CƯỠNG CHẾ THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 25. Thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
...
Điều 26. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
...
Điều 27. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
...
Điều 28. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
...
Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
...
Điều 30. Thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm
...
Điều 31. Thẩm quyền xử phạt của Kiểm ngư
...
Điều 32. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
Điều 33. Xác định thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
...
Điều 34. Xác định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
...
Điều 35. Xác định thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
...
Điều 36. Xác định thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
...
Điều 37. Xác định thẩm quyền xử phạt của Hải quan
...
Điều 38. Xác định thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm
...
Điều 39. Xác định thẩm quyền xử phạt của Kiểm ngư
...
Điều 40. Xác định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
Điều 41. Phân định thẩm quyền xử phạt
...
Điều 42. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
...
Điều 43. Lập biên bản vi phạm hành chính
...
Điều 44. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính
...
Điều 45. Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
...
Điều 46. Nguyên tắc, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính

(Xem nội dung chi tiết tại văn bản)
Chương này được bổ sung bởi Khoản 3, 4, 6 Điều 4 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng, Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân và Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2025 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025